Chiết khấu giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh sài gòn – PGD nguyễn cư trinh (Trang 35)

3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầ u:

2.4.6. Chiết khấu giấy tờ có giá

Tiện ích

Khách hàng có thể chiết khấu giấy tờ có giá do Sacombank phát hành tại bất cứ thời điểm nào khi phát sinh nhu cầu.

Khách hàng có thể mua lại giấy tờ có giá tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn chiết khấu theo thỏa thuận giữa khách hàng và Sacombank.

Lãi suất chiết khấu cạnh tranh.

Thời gian hoàn tất thủ tục nhanh chóng. Đặc điểm

Lãi suất cạnh tranh theo quy định hiện hành của Sacombank. Lãi suất cố định trong suốt thời hạn chiết khấu.

Thời hạn chiết khấu không vượt quá thời hạn còn lại của giấy tờ có giá. 2.4.7. Cho vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua

Tiện ích

Thủ tục nhanh gọn - Giải ngân trước khi hoàn tất thủ tục đăng ký thế chấp đối với khách hàng mua xe tại các đơn vị liên kết.

Đặc điểm

Đối tượng khách hàng: Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng theo quy chế

cho vay, chính sách tín dụng hiện hành của Sacombank và quy định của pháp luật hiện hành.

Mức vay: Căn cứ vào nhu cầu, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo của khách hàng và quy định của Sacombank trong từng thời kỳ.

Thời hạn cho vay: Tối đa 60 tháng.

Phương thức trả nợ: theo thỏa thuận và phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.

Loại tiền cho vay: VND

Tài sản đảm bảo: Chính chiếc xe mua, giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm… 2.4.8. Ứng trước tài khoản cá nhân

Tiện ích

Phương thức sử dụng vốn thông minh và hiệu quả đáp ứng nhu cầu kịp thời. Phương thức rút vốn/ chuyển khoản linh hoạt, đa dạng các kênh giao dịch: tại quầy, ATM, Internet Banking, Mobile Banking …

Đặc điểm

Hạn mức vay lên đến 500 triệu đồng. Thời hạn rút vốn lên đến 12 tháng. Lãi suất tính trên số tiền thực tế sử dụng.

Rút/ trả vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn vay.

Tài sản đảm bảo: bất động sản hoặc không có tài sản đảm bảo.

2.5. Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân

2.5.1. Tiếp nhận hồ sơ và thu thập hồ sơ

Chuyên viên tín dụng thu thập các thông tin cơ bản của khách hàng như: mục đích của khoản vay, số tiền vay, thời hạn vay, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo. Nếu yêu cầu của khách hàng không phù hợp với các chính sách tín dụng của ngân hàng thì chuyên viên tín dụng (CVTD) sẽ phải từ chối khoản vay, không tiếp nhận hồ sơ.

Nhưng nếu khách hàng đáp ứng được yêu cầu của chính sách thì CVTD sẽ tiếp nhận đề nghị vay vốn và lập hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng. Hồ sơ tín dụng bao gồm các loại hồ sơ sau:

 Hồ sơ pháp lý

 Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy tờ khác có liên quan của người vay (bao gồm cả vợ, chồng)

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

 Hồ sơ khác (nếu có)

 Hồ sơ tài sản đảm bảo

 Giấy chứng nhận sở hữu tài sản vá các giấy tờ khác liên quan (theo thứ tự thời gian)

 Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản.

 Chứng thư định giá tài sản.

 Biên bản định giá tài sản.

 Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm

 Hồ sơ tín dụng

 Giấy đề nghị vay vốn

 Chứng từ chứng minh thu nhập

 Các Hợp đồng kinh tế mua hàng.

 Phương án kinh doanh.

 Kết quả xếp hạng tín dụng

 Thông tin CIC

 Kết quả thẩm định ESMS.

 Hồ sơ giải ngân

 Giấy nhận nợ

 Chứng từ sử dụng vốn: Hợp đồng cầm cố, biên bản giao nhận, Invoice, Hợp đồng mua bán, Hóa đơn…)

 Các hồ sơ khác (nếu có) 2.5.2. Xác minh khách hàng

Đây là một bước quan trọng, là cơ sở để ngân hàng ra quyết định sẽ chấp nhận hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. Trong bước này, CVTD sẽ dựa vào các nguồn thông tin từ phía khách hàng, các nguồn nội bộ ngân hàng và các nguồn khác để thực hiện hai mục tiêu chính là:

 Xác định, tìm kiếm những rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến ngân hàng, rồi từ đó dự đoán khả năng khắc phục, dự kiến các phương án giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

 Xác định tính chân thật của các thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó xem xét thái độ, thiện chí của khách hàng

2.5.3. Quyết định tín dụng và ký hợp đồng tín dụng Quyết định tín dụng

Từ kết quả thẩm định tín dụng, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hay từ chối cho khách hàng vay. Khi ra quyết định, ngân hàng thường mắc phải hai sai lầm:

 Đồng ý cho vay với khách hàng không tốt (quá dễ dãi).

 Từ chối cho vay với khách hàng tốt (quá chặt chẽ).

Trong bước này, nếu ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng, ngân hàng sẽ thống nhất về cách thức cho vay, các điều khoản ràng buộc, hoàn tất các thủ tục pháp lý như ký kết hợp đồng, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo. Ngân hàng lưu giữ hồ sơ khách hàng.

2.5.4. Giải ngân

Việc giải ngân thường do bộ phận tín dụng và bộ phận kế toán thực hiện. Tùy thuộc vào loại hình cấp tín dụng, loại khách hàng, mục đích sử dụng vốn mà có hình thức giải ngân khác nhau như giải ngân bằng tiền mặt, chuyển khoản hay giải ngân cho người thụ hưởng, giải ngân toàn bộ hay giải ngân từng phần…Mục đích chính là để hạn chế việc sử dụng tiền vay sai mục đích.

Chuyên viên tín dụng yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn như trong hợp đồng tín dụng đã ký kết như hợp đồng mua nhà, mua thiết bị,….Chuyên viên tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó. Nếu các chứng từ phù hợp với điều kiện cho vay thì chuyên viên tín dụng sẽ lập giấy nhận nợ và các chứng từ như giấy rút tiền, ủy nhiệm chi, … và đưa khách hàng ký nhận.

Cán bộ quản lý nợ sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay của khách hàng, khai báo thông tin vào mạng dữ liệu và chuyển sang phòng kế toán hạch toán giải ngân.

2.5.5. Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo

Theo điều 28 Nghị định này, hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, gồm các giấy tờ sau:

 Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo.

 Hợp đồng đảm bảo hoặc hợp đồng đảm bảo có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ.

 Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.

Trong đó: Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo phải được kê khai theo đúng mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Người yêu cầu đăng ký có nghĩa vụ kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch đảm bảo đã giao kết. Đơn yêu cầu đăng ký phải được kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai. Người yêu cầu có nghĩa vụ lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ.

Trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký có nội dung không đúng sự thật, không phù hợp với nội dung của giao dịch đảm bảo đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả mạo mà gây thiệt hại thì người yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tùy theo mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký giao dịch đảm bảo thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến. Đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến là thông điệp dữ liệu điện tử, có đầy đủ các nội dung thuộc diện phải kê khai theo mẫu và có giá trị pháp lý như đơn giấy.

Về thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo có quy định như sau:

Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ:

 Ghi nội dung đăng ký giao dịch đảm bảo vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ; vào sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật.

 Chứng nhận việc đăng ký vào đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo.

 Trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký. 2.5.6. Giám sát tín dụng

Chuyên viên tín dụng thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng, đảm bảo khách hàng thực hiện đúng với các nội dung đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Qua đó phát hiện kịp thời những cảnh báo về khoản nợ có vấn đề như: những thông tin không tốt về khả năng trả nợ của khách hàng, những vấn đề tác động xấu đến khách hàng,…và báo cáo lên cấp trên để được chỉ đạo thực hiện và kịp thời xử lý.

Bước này ngoài việc đảm bảo khách hàng thực hiện trả nợ đúng hạn, tránh phát sinh các khoản nợ quá hạn, khó đòi, còn là bước thực hiện chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng, từ đó hướng tới cung cấp nhiều loại dịch vụ ngân hàng phù hợp cho khách hàng.

2.5.7. Thanh lý tín dụng

Đây là bước cuối cùng của quy trình tín dụng, là bước hoàn tất khoản vay, đưa ra khỏi danh mục cho vay của ngân hàng. Có hai loại thanh lý tín dụng:

 Thanh lý mặc nhiên: Khi khách hàng trả hết nợ, ngân hàng sẽ hoàn tất hồ sơ của khách hàng.

 Thanh lý bắt buộc: Khi khách hàng có vấn đề không tốt, không trả được nợ đúng thời hạn, nợ quá hạn, nợ xấu, ngân hàng sẽ tùy trường hợp mà có thể tái xét hợp đồng tín dụng hay thanh lý hợp đồng bắt buộc.

2.6. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Cư Trinh Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Cư Trinh

2.6.1. Doanh số cho vay cá nhân

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ. Qua bảng trên, ta thấy doanh số cho vay đều tăng qua 3 năm: năm 2012 là 123.220 triệu đồng, năm 2013 là 156.059 triệu đồng, năm 2014 là 236.450 triệu đồng; về tỷ lệ tăng thì năm 2013 tăng 26,7% so với năm 2012, năm 2014 tăng 51,5% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Ngoài ra, việc Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đẩy mạnh khuyến khích khách hàng sử dụng những sản phẩm dịch vụ mới như chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối… đã góp phần tích cực vào việc tăng doanh số cho vay và quy mô hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.1: Phân tích doanh số cho vay cá nhân giai đoạn từ năm 2012 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm

2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo thời hạn 123.220 100% 156.059 100% 236.450 100% 32.839 26,7% 80.391 51,5% - Ngắn hạn 92.145 75% 128.044 82% 210.879 89,2% 35.899 39% 82.835 64,7% - Trung dài hạn 30.805 25% 28.015 18% 25.571 10,8% -2.790 -9,1% -2.444 -8,7% 2. Theo mục đích vay 123.220 100% 156.059 100% 236.450 100% 32.839 26,7% 80.391 51,5% - Tiêu dùng 27.108 22% 35.894 23% 54.384 23% 8.786 32,4% 18.490 51,5% - SXKD 85.022 69% 107.681 69% 165.515 70% 22.659 26,7% 57.834 53,7% - Mục đích khác 11.090 9% 12.485 8% 16.552 7% 1.395 12,6% 4.067 32,6% 3. Theo phương thức đảm bảo 123.220 100% 156.059 100% 236.450 100% 32.839 26,7% 80.391 51,5% - Tín chấp 4.929 4% 4.994 3,2% 2.601 1,1% 65 1,3% -2.393 -47,9% - Thế chấp 118.291 96% 151.065 96,8% 233.849 98,9% 32.774 27,7% 82.784 54,8%

2.6.1.1. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn

Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn vì đảm bảo thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Vì thế doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua mỗi năm, năm 2013 tăng 39% so với năm 2012, năm 2014 tăng 64,7% so với năm 2013.

Trong cơ cấu cho vay, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng được nâng cao dần. Cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống qua các năm. Do định hướng phát triển của Ngân hàng là tập trung tăng trưởng dư nợ bằng cách cho vay có trọng điểm sau đó sẽ đẩy mạnh cho vay phân tán theo đề án phù hợp với lợi thế từng địa bàn. Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, khách hàng cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn. Đặc điểm của món vay này là số tiền vay tương đối lớn, thời gian trả nợ nhiều hơn một năm nên nó đòi hỏi khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả hết nợ cho Ngân hàng khi món vay đáo hạn, do đó nó chiếm tỷ trọng nhỏ so với cho vay ngắn hạn. Nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng đã chủ động giảm dần tỷ trọng cho vay của loại hình này. Hơn nữa vốn huy động từ khách hàng cũng phần lớn là ngắn hạn nên cho vay trung và dài hạn cũng bị hạn chế. Vì thế mà doanh số cho vay trung và dài hạn giảm qua các năm: năm 2013 giảm 6.752 triệu đồng tương ứng giảm 9,1% so với năm 2012, năm 2014 giảm 2.444 triệu đồng tương ứng giảm 8,7% so với năm 2013.

2.6.1.2. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích vay

Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay, tuy nhiên tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh không tăng mạnh qua các năm do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng cao nhu cầu sử dụng các tiện nghi hiện đại, nhu cầu học tập và chữa bệnh ở nước ngoài cộng với sự chủ động của Ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu cho vay cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 Sản xuất kinh doanh:

TP.HCM là một trung tâm kinh tế lớn nên việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cá nhân cũng cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, cho nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này này cũng tăng rất nhanh qua mỗi năm: năm 2012 đạt 85.022 triệu đồng, năm 2013 là 107.681 triệu đồng tăng lên 26,7% so với năm 2012, năm 2014 đạt 165.515 triệu đồng tăng 53,7% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng

đó bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn nhờ nỗ lực tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh sài gòn – PGD nguyễn cư trinh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)