4.5.1 Những việc đã làm được
Hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương đã được hình thành theo hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi trường với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên.
Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương bao gồm: Cấp tỉnh là Sở TN&MT. Chi cục Bảo vệ môi trường Cao Bằng tham mưu cho lãnh đạo Sở về lĩnh vực môi trường, gồm có 2 phòng (phòng Tổng hợp và Đánh giá tác động môi trường và phòng Kiểm soát ô nhiễm môi trường) và 01 trạm Quan trắc môi trường. Hầu hết cán bộ có trình độ chuyên môn nhất định có thể đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại của cơ quan.
Tuy nhiên, các cán bộ hầu như không được đào tạo đúng chuyên ngành môi trường mà được đào tạo ở các chuyên ngành khác như đất đai, lâm nghiệp. Chính vì vậy, công tác quản lý môi trường một số huyện còn yếu và chưa triển khai được các nhiệm vụ theo quy định. Đối với cấp xã đã bố trí cán bộ địa chính hoặc xây dựng kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường.
Từ năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trường thực hiện theo Nghị quyết số 41-NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Kinh phí sự nghiệp môi trường được bố trí 1% tổng thu ngân sách hàng năm.
Công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục với tần suất 1 lần/năm. Tuy nhiên, đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thì tần suất kiểm tra có thể là 2-3lần/năm. Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở trong những năm gần đây: năm 2008: 22 cơ sở; năm 2009: 25 cơ sở; năm 2010: 28 cơ sở.
Công tác quan trắc, giám sát môi trường đã thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng điểm theo mạng lưới điểm quan trắc môi trường tỉnh Cao Bằng với tần suất 2 lần/năm. Các số liệu quan trắc bước đầu đã đánh giá được diễn biến môi trường, làm cơ sở cho các cấp, ngành trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương theo hướng phát triển bền vững.
Công tác xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg đã được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Cao Bằng.
Trong thời gian qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường.
Ngoài ra các ngành, các cấp còn tranh thủ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường để đầu tư cho bảo vệ môi trường. Triển khai thu phí bảo vệ môi trường theo Nghị định số 67/NĐ-CP từ quý II/2005.
Năm 2008 triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, năm 2009 triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Thực hiện quan điểm “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người” trong Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, bước đầu đã được cộng đồng ở các địa phương (đặc biệt là cấp xã) tham gia tích cực.
Phong trào bảo vệ môi trường đã được triển khai, một số các xã trong tỉnh đã lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước xây dựng thôn làng, xã văn hóa, xây dựng và phát triển điểm mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong bảo vệ môi trường như phong trào vệ sinh môi trường. Khu vực có tổ tự quản hoạt động, rác thải được thu gom, đổ đúng nơi quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.
4.5.2 Tồn tại và thách thức
Tổ chức bộ máy về quản lý môi trường ở địa phương đã được kiện toàn ở 3 cấp, tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, chất lượng còn yếu nên chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải giải quyết. Ở một số Sở, ngành chưa có bộ phận chuyên môn, chuyên trách về môi trường, nên vẫn còn một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa thực hiện; còn tình trạng chồng chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số sở, ngành; sự phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế.
Ở địa phương việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường chủ yếu theo các văn bản pháp luật của trung ương, việc cụ thể hóa văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Cụ thể như: Chưa xây dựng được văn bản hướng dẫn phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương; chưa ban hành được quy định bảo vệ môi trường của tỉnh; chưa ban hành các quy định bảo vệ môi trường của các ngành; quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; các văn bản liên quan đến công tác thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường.
Qua thực tế việc phân bổ và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường của các huyện, thị không theo đúng quy định mỗi huyện phân bổ, quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo ý chủ quan của lãnh đạo huyện.
Với nguồn kinh phí được cấp hàng năm mới chỉ đáp ứng để giải quyết được khoảng 1/3 các hạng mục chi cho sự nghiệp môi trường còn các hạng mục khác không có kinh phí để hoạt động chưa kể đến việc đầu tư trang thiết bị phục vụ quan trắc và giám sát môi trường và sửa chữa trang thiết bị đã bị hỏng hóc, không đáp ứng được yêu cầu của công tác giám sát môi trường.
Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế, một số huyện chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu là giải quyết các vụ việc đột xuất phát sinh trên địa bàn huyện. Việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền các địa phương còn xem nhẹ, chưa quan tâm hoạt động thanh tra và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Một số nơi còn là điểm nóng ô nhiễm môi trường nhưng chưa được tập trung giải quyết triệt để.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ có Trạm quan trắc môi trường thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường có chức năng quan trắc môi trường.
Công tác quan trắc môi trường thực hiện theo mạng lưới điểm quan trắc môi trường mới chỉ đạt tần suất 2 lần/năm.
Hầu hết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg có triển khai thực hiện các giải pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, các giải pháp có tác dụng hạn chế, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng chưa thực sự xử lý các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng một cách triệt để, tiến độ xử lý chậm không đáp ứng thời hạn quy định.
Đầu tư từ các tổ chức, cá nhân (xã hội hoá) cho bảo vệ môi trường rất ít, chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường còn thiếu và yếu kém; những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn còn xảy ra nhưng chưa được phát hiện xử lý nghiêm khắc. Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp so với thực tế còn thấp; do nhận thức và ý thức tuân thủ của chủ cơ sở không chấp hành kê khai.
Ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nghiêm túc, không tham gia các hoạt động xã hội hoá về bảo vệ môi trường do địa phương, cơ quan phát động, một số trường hợp vi phạm bị xử lý hành chính....Công tác truyền thông về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên (ở cấp huyện, xã) nhất là đưa tin viết bài về gương tốt, phê phán việc làm không tốt hoặc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn ít.
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian làm khóa luận tốt nghiệp và thực tập tại Chi cục Bảo vệ Môi trường, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài: “Đánh giá diễn biến chất
lượng nước sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng giai đoạn 2008 – 2013”. Người thực hiện đề tài đã rút ra một số kết luận sau :
- Thành phố Cao Bằng là một trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng do vậy quá trình hoạt động sản xuất ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng dân số đã làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái, cộng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao đã làm cho tình hình ô nhiễm môi trường trong thành phố ngày càng tăng.
- Diễn biến chất lượng sông Bằng Giang theo năm từ 2008 – 2013 so với QCVN 08:2008 (cột A2) có xu hướng xấu đi theo thời gian. Qua đánh giá kết quả phân tích đã phát hiện thấy dấu hiệu ô nhiễm cục bộ tại cầu Bằng Giang, có hàm lượng BOD5, COD, PO43- vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo chiều dòng chính sông Bằng Giang đa phần hàm lượng các chất ô nhiễm tăng dần theo chiều từ thượng nguồn xuống hạ nguồn.
- Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước sông Bằng Giang do hoạt động sản xuất nông nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để; chất thải rắn; nước thải từ các cơ sở y tế. Tất cả các tác động đó đã ảnh hưởng xấu chất lượng nước của sông Bằng Giang đặc biệt đoạn chảy qua trung tâm thành phố, nơi tập trung dân cư đông đúc.
- Những tác động bất lợi đến môi trường nước cần phải có các giải pháp để khắc phục bao gồm: giải pháp công trình và giải pháp phi công trình. Giải pháp phi công trình phải kể đến các chính sách quản lý, kiểm soát ô nhiễm, tuyên truyền giáo dục. Giải pháp công trình: giảm tiểu tại nguồn, thu gom xử lý nước thải, xây dựng mạng lưới quan trắc trên lưu vực sông.
5.2. Kiến nghị
Với kết quả nghiên cứu đã đạt được để phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở địa bàn thành phố Cao Bằng, người thực hiện đề tài có một số kiến nghị như sau:
- Cần đo đạc, phân tích liên tục chất lượng nước theo chiều dài của sông để đánh giá đúng diễn biến chất lượng nước sông từ thượng nguồn xuống hạ nguồn và là cơ sở để xây dựng được bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Bằng Giang theo chỉ số WQI.
- Đối với nước thải sinh hoạt cần xây dựng hệ thống thu gom, tập trung nước thải để xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường.
- Giảm thiểu ô nhiễm nước do hoạt động khai khoáng, nước thải công nghiệp cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn như: thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi nguyên liệu, cải tiến công nghệ xử lý nước thải.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát kiên quyết xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường Quốc gia 2006: Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường Quốc gia 2012: Môi trường nước mặt.
4. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng (2006), Báo cáo Đánh giá tác động môi trường chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng.
5. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng (2010), Số liệu quan trắc nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố 2010.
6. Chính phủ (2008), Nghị định 120/2008/NĐ-CP về Quản lý lưu vực sông.
7. Lê Vũ Việt Phong (2006), Nghiên cứu áp dụng mô hình toán MIKE 11 tính toán chất lượng nước sông Nhuệ và sông Đáy.
8. Phạm Nguyễn Bảo Hạnh, Nguyễn Đinh Tuấn (2009), Diễn biến chất lượng môi trường thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
9. Trung tâm con người và thiên nhiên (2011), Báo cáo thảo luận chính sách tổ chức quản lý lưu vực sông ở Việt Nam: Quyền lực và thách thức.
10. Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường (2009), Báo cáo tổng hợp Đánh giá diễn biến chất lượng lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
11. Trịnh Thị Long (2009), Vấn đề ô nhiễm sông Thị Vải.
12. Changsha và Hunan (2009), Water pollution management in Vietnam river basins – challenges and opportunities.
13.World Health Organization, Geneva (1993), Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - A Guide to Rapid Source Inventory
Techniques and their Use in Formulating Environmental Control Strategy, WHO.
14. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Song-Nhue-Day-dang-chet-dan-vi-nuoc-
thai/65091228/157/, Sông Nhuệ - Đáy đang chết dần vì nước thải, truy
cập ngày 20/02/2014.
15. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dong-song-chet-giua-thu-do-
2150165.html, Dòng sông chết giữa thủ đô, truy cập ngày 20/02/2014.
16.http://moitruongxanh.org.vn/Default.aspx?
Module=Site&Function=News&Id=1188, Báo động chất lượng nước
sông Nhuệ - Đáy, truy cập ngày 20/02/2014.
17. http://environment.mard.gov.vn/tinbai/tinbai.php?tID=357, Những con
sông thuộc lưu vực sông Đồng Nai ô nhiễm nặng, truy cập ngày 23/02/2014.
18.http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_Vedan_x%E1%BA %A3_ch%E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3i_ra_s%C3%B4ng_Th
%E1%BB%8B_V%E1%BA%A3i, Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị
Vải, truy cập ngày 23/02/2014.
19. http://dantri.com.vn/su-kien/o-nhiem-tren-song-dong-nai-do-ca-hai-
444261.htm, Ô nhiễm trên sông Đồng Nai, truy cập ngày 23/02/2014.
20.http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?
tabid=428&CateID=24&ID=111108&Code=DSBY111108, 10.100 tỷ
đồng cho công tác bảo vệ 3 lưu vực sông, truy cập ngày 23/02/2014.
21. http://www.iwarp.org.vn/vietnam-water-resources-planning-
institute/modules.php?name=News&op=viewst&sid=196, Quản lý lưu
vực sông cần sự đồng thuận, truy cập ngày 23/02/2014.
22. http://www.baomoi.com/Can-mo-hinh-quan-ly-va-chia-se-thong-tin-
chat-luong-nguon-nuoc/76/5484960.epi, Cần mô hình quản lý và chia sẻ
PHỤ LỤC I
Bảng 1: Số liệu quan trắc chất lượng nước sông Bằng Giang tại vị trí dưới xí nghiệp luyện Gang km5 200m
STT Thông số Đơn vị
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
1 Oxy hòa tan (DO) mg/l 7,6 6,2 6,5 5,57 6,11
2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l 54,1 26 36,5 14 24
3 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
mg/l 8,09 8,3 12,17 14,34 13,2
4 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) mg/l 8,42 8,9 8,2 6,6 7,8 5 Amon (NH4+) mg/l 0,002 0,02 0,002 0,05 0,028 6 Photphat (PO43-) mg/l 0,06 0,1 0,042 0,18 0,22 7 Coliform MNP/100ml 1300 1300 1080 720 650 8 Hàm lượng Zn mg/l 0,33 0,04 0,07 0,01 0,02 9 Hàm lượng Fe mg/l 0,001 0,11 0,09 0,13 0,04 10 Hàm lượng Pb mg/l <0,005 <0,005 0,00462 0,00145 0,00087
STT Thông số Đơn vị
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
1 Oxy hòa tan (DO) mg/l 5,6 5,6 5,2 5,02 4,5
2 Tổng chất rắn lơ