Diễn biến thông số COD

Một phần của tài liệu Khóa luận: “ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẰNG GIANG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2008 2013” (Trang 57 - 59)

Hình 4.3 Diễn biến COD trên sông Bằng Giang giai đoạn 2008 – 2013

Kết quả quan trắc cho thấy giá trị COD cao nhất tại đoạn sông qua khách sạn Bằng Giang và thấp nhất ở đoạn phía dưới xí nghiệp luyện Gang 200m. Tại đoạn sông qua nhà máy nước Tân An và cầu Hoàng Ngà thì hàm lượng COD bắt đầu giảm dần nhờ sự pha loãng và tự làm sạch của nước sông.

Tại đoạn dưới xí nghiệp luyện Gang 200m, từ năm 2009 – 2013 hàm lượng COD đều không vượt quá QCVN 08:2008 (cột A2=15mg/l), cao nhất cũng chỉ đến 14,34 mg/l năm 2012.

Đoạn sông chảy qua khách sạn Bằng Giang có hàm lượng COD cao nhất trong các điểm quan trắc, giá trị COD cao nhất đo được là 27 mg/l (năm 2013) và 26,02 mg/l (năm 2011), gấp hơn 1,5 lần QCVN 08:2008 (cột A2 = 15 mg/l). Do phải tiếp nhận lượng lớn nước thải sinh hoạt, quá trình oxy hóa hóa học xảy ra mạnh mẽ khiến cho giá trị COD tăng cao.

Tại điểm quan trắc dưới nhà máy nước Tân An, từ năm 2010 thì giá trị COD đã vượt quá QCVN08:2008 (cột A2) và tiếp tục tăng dần qua các năm. Hàm lượng COD cao nhất vào năm 2013 (COD = 22,3 mg/l) gấp 1,5 lần QCVN 08:2008 (cột A2 = 15 mg/l).

Tại cầu Hoàng Ngà, hàm lượng COD tăng dần qua các năm, từ năm 2011 là bắt đầu vượt quá QCVN 08:2008 (cột A2 = 15 mg/l). Hàm lượng COD năm

2009 là 10,17 mg/l tăng lên 15,7 mg/l vào năm 2011 và tiếp tục tăng lên đến 19,6 mg/l vào năm 2013.

Qua biểu đồ kết quả phân tích COD qua các năm ta có thể thấy giá trị COD có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2009 – 2013, nguyên nhân là do dân cư ngày một tăng và kinh tế ngày càng phát triển khiến lượng nước thải sinh hoạt ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu Khóa luận: “ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BẰNG GIANG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2008 2013” (Trang 57 - 59)