Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía đông bắc Việt Nam, phía bắc giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới quốc gia dài 109km, hướng đông nhìn ra vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển 250km, phía Tây Bắc giáp Lạng Sơn, phía Nam giáp Hải Phòng, Hải Dương. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.938 km2, chiều bắc nam dài 102km, chiều đông tây dài 195km. Là địa phương có nhiều đảo nhất toàn quốc, tổng diện tích các đảo 662km2, chiếm 11,14% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Mặt khác, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều đồi, núi với diện tích 4.580 km2, chiếm 77,1% diện tích toàn tỉnh. Hệ thống đường thủy, cùng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và cảng biển đã tạo cho Quảng Ninh trở thành cửa khẩu quan trọng, có điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu cho miền bắc Việt Nam, các tỉnh Tây Nam Trung Quốc và Bắc Lào. Quảng Ninh còn là một tỉnh có tiềm năng phát triển đặc biệt về kinh tế biển, du lịch, công nghiệp, vật liệu xây dựng và được Nhà nước định hướng tập trung phát triển trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ.
Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cùng các di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tạo khả năng mở các tuyến du lịch cả ở biển, trên đất liền và trên các đảo. Vịnh Hạ Long có diện tích 1.510 km2, trong đó khu di sản thế giới được UNESCO công nhận, rộng trên 300km2, trên mặt vịnh có 1.600
47
đảo, giá trị thẩm mỹ của Hạ Long không chỉ phô bầy ở dãy núi sắc trời mà còn ẩn dấu trong các hang động (hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ, động Thiên Cung) và các bãi tắm, điển hình nhất là bãi tắm Ti-Tốp, bãi tắm ba trái Đào... Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Trong đó chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng và chùa Long Tiên là những điểm thu hút khách du lịch văn hóa, tôn giáo rất lớn, nhất là vào những dịp lễ hội.
Nói đến Quảng Ninh là nói đến vùng tài nguyên khoáng sản than giầu có của Việt Nam. Than Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường thế giới. Chính vì vậy, ngay dưới chế độ thực dân Pháp, đã có 40 nước nhập khẩu than Quảng Ninh. Theo tính toán của Cục Địa Chất năm 1994, trữ lượng than tự nhiên của Quảng Ninh khoảng 12 tỷ tấn. Trong đó tổng trữ lượng đã thăm dò, tìm kiếm và khai thác là 3 tỷ 633 triệu tấn. Quảng Ninh có 3 trung tâm khai thác than: Hồng Gai - Cẩm Phả, Dương Huy và Uông Bí, Mạo Khê.
Ngoài ra Quảng Ninh còn có các loại tài nguyên khác như: đá vôi trữ lượng 3.100 triệu tấn, đất sét làm xi măng 200 triệu tấn, sét chịu lửa 14,6 triệu tấn, sét làm gạch ngói 75,6 triệu viên, cao lanh 150 triệu tấn, cát trắng 72 triệu tấn cát, sỏi xây dựng 11,7 triệu m3...Tài nguyên nước ngầm ở Quảng Ninh khá phong phú, dự án cấp nước cho khu vực Hạ Long, Cẩm Phả đã được đầu tư xây dựng đưa công suất nhà máy nước Diễn Vọng lên 60.000m3/ngày đêm, đáp ứng đủ nhu cầu khu vực Hạ Long - Cẩm Phả. Nguồn nước Yên Lập 100.000m3/ngày đêm sẽ đảm bảo đủ nước cho khu du lịch Bãi Cháy và các khu công nghiệp. Quảng Ninh có 392.000 ha rừng chiếm 66% diện tích đất đai toàn tỉnh, tổng dự trữ lượng gỗ hiện còn 5,4 triệu m3. Với 250km bờ biển Quảng Ninh có hơn 1.000 loài hải sản, trong đó có những đặc sản giá trị như ngọc trai, hải sâm, bào ngư, tôm cua sò, ngán... vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có giá trị xuất khẩu lớn, có nhiều ngư trường khai thác hải sản, các ngư
48
trường đều gần bờ, hàng năm Quảng Ninh khai thác khoảng 20.000 - 25.000 tấn hải sản, ngoài ra còn có các bãi triều với diện tích hơn 40.000 ha, eo vịnh và các vũng nông ven bờ thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
Vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản, rừng, biển là tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp - nông nghiệp, thương mại, du lịch - dịch vụ và là cơ sở để phân bố dân cư và lao động.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng cao và ổn định, GDP tăng khoảng 12% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2011, ngoại trừ năm 2012 giảm còn 7,4% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) bình quân 5 năm (2005-2010) đạt 12,7%; Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,9%, khu vực dịch vụ tăng 12,5%. Tăng trưởng GDP của tỉnh cao gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước và nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng và nông nghiệp, tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP tăng từ 33,27% năm 2006 lên 37,92% năm 2012, nhóm ngành Công nghiệp-Xây dựng giảm nhẹ từ 57,99% xuống còn 56,15%, nhóm ngành Nông- Lâm nghiệp, Thủy sản giảm từ 8,74% xuống 5,93%. Tổng vốn đầu tư của tỉnh tăng nhanh, năm 2012 đa ̣t 39,7 nghìn tỷ đồng , tăng gấp 2,4 lần so với năm 2006 (16,5 nghìn tỷ đồng ). Trong đó, vốn khu vực Nhà nư ớc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên đang có xu hướng giảm mạnh (từ 85,8% năm 2006 xuống còn 44,5% năm 2012); vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh (từ 13,3% lên 37,7%); khu vực đầu tư nước ngoài mặc dù còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng đáng kể (từ 0,9% lên 17,8%).
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm (2006-2010) đạt 73.928,8 tỷ đồng, tăng bình quân 35,5%/năm. Quảng Ninh là một trong 5 địa
49
phương có số thu ngân sách cao nhất toàn quốc. Thu nội địa 5 năm đạt trên 26.000 tỷ đồng, tăng bình quân 32,1%/năm. Tổng chi ngân sách 5 năm đạt 31.154 tỷ đồng, tăng bình quân 24,5%/năm. Trong đó chi đầu tư phát triển 13.318 tỷ đồng, tăng bình quân 38,5%/năm.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đặc biệt quan tâm đầu tư toàn diện. Trong 5 năm, vốn ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế đạt 48,6%, cho lĩnh vực xã hội đạt 44,4%. Tập trung xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh (Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng Cái, đường 337, 329, đường 334, đường Trới - Vũ Oai…). Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng qui mô các bệnh viện. 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (về trước kế hoạch 5 năm). Cơ bản hoàn thành các mục tiêu về kiên cố hóa trường - lớp, nhà công vụ giáo viên, xóa phòng học tạm, phòng học 3 ca. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Giáo dục mầm non, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc được quan tâm, hiện tại 45% số trường của Tỉnh đạt chuẩn quốc gia.
Tỉnh đã kết hợp tốt việc xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh với các chương trình KTXH trên địa bàn nhất là khu vực biên giới, hải đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho KTXH phát triển.
2.2. Thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Thực trạng chủ thể thực hiện pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động
2.2.1.1. Khái quát chung về bộ máy QLNN về công tác lao động, thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh
Sở Lao động – TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Toàn Sở có lãnh đạo gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc, 8 tổ chức giúp việc và 6
50
đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Sở Lao động – TB&XH có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); ATLĐ; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động-TB&XH chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động-TB&XH; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Biên chế hành chính của Sở Lao động-TB&XH do UBND tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao.
Sở Lao động – TB&XH có 26 nhiệm vụ quyền hạn, trong đó có “hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở” [21].
2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của của Thanh tra Sở Lao động – TB&XH tỉnh Quảng Ninh
- Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở Lao là đơn vị chuyên môn thuộc Sở Lao động – TB&XH, có chức năng tham giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh tra lao động, người có công và xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và 11 nhiệm vụ.
51
Theo đó, Thanh tra Sở có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thanh tra, chương trình công tác năm trình Giám đốc Sở phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện. Thực hiện thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở và thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo thẩm quyền hoặc kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền xử lý. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc, Thanh tra Sở; tham mưu, đề xuất thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Thực hiện nhiệm vụ phân loại, xử lý đơn thư; giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tham mưu, đề xuất thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định pháp luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Lao động – TB&XH trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; xây dựng lực lượng thanh tra đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.
- Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở gồm có 11 người; trong đó có một Chánh thanh tra, ba Phó Chánh Thanh tra, sáu thanh tra viên và một công chức thanh tra. 11/11 người có trình độ đại học, trong đó có 1 thạc sĩ. Có 5/11 cán bộ đã hoàn thành lớp thanh tra viên chính, 6/11 đã hoàn thành lớp thanh tra viên. Thanh tra Sở có Chi bộ với 11 đảng viên, 1 tổ công đoàn và chi đoàn sinh hoạt tại Văn
52
Phòng Sở. Có chi bộ có 3 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 6 người có trình độ trung cấp và tương đương; 2 người có trình độ sơ cấp. Phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chánh thanh tra phụ trách chung, thực hiện chức năng nhiệm vụ của Chánh thanh tra sở theo qui định tại Điều 25 Luật Thanh tra và Điều 11 Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính Phủ; xây dựng Chương trình, kế hoạch công tác năm; quý, tháng; phụ trách Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - TB&XH; công tác đào tạo, xây dựng lực lượng; trưởng đoàn điều tra TNLĐ; thanh tra, kiểm tra; xác minh giải quyết đơn thư KNTC.
- Một Phó Chánh thanh tra phụ trách, điều hành, chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Chương trình quốc gia về ATLĐ-VSLĐ; phụ trách công tác tuyên truyền, huấn luyện AT-VSLĐ; các hoạt động của Tuần lễ quốc gia AT- VSLĐ-PCCN trên địa bàn tỉnh hằng năm; phụ trách lĩnh vực quản lý các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; lĩnh vực cơ điện, cơ khí, xây lắp, xây dựng; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá đặc thù về ATLĐ; phụ trách việc phối hợp với các cơ quan: Liên đoàn lao động tỉnh; Sở Y tế; Sở Xây dựng; Liên minh các HTX và DNNQD; Hội Nông dân; trưởng đoàn điều tra TNLĐ; Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; giải quyết đơn thư KNTC.
- Một Phó Chánh thanh tra phụ trách thanh tra hành chính; thanh tra chuyên ngành về PLLĐ; bảo hiểm xã hội; chính sách người có công; phụ trách việc thường trực, giải quyết các công việc tại Trung tâm hành chính công của tỉnh; phối hợp trong công tác tiếp công dân; phụ trách công tác tham mưu về phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác cải cách thủ tục hành chính; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; trưởng đoàn điều tra TNLĐ; Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; xác minh giải quyết đơn thư KNTC.
53
- Một Phó Chánh thanh tra phụ trách các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành về PLLĐ; chính sách bảo trợ xã hội; giảm nghèo; dạy nghề; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội; phụ trách công tác hướng dẫn, triển khai, thu thập, xử lý, theo dõi phiếu tự kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động; phụ trách việc xác minh, giải quyết đơn thư thuộc các lĩnh vực có liên quan; phụ trách việc phối hợp với các cơ quan: Hội phụ nữ tỉnh; Bảo hiểm xã hội; các phòng Lao động - TB&XH địa phương; các phòng nghiệp vụ thuộc Sở; trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; xác minh giải quyết đơn thư KNTC.
- Một Thanh tra viên chính theo dõi, triển khai thực hiện Chương công tác AT-VSLĐ; phụ trách công tác thi đua khen thưởng; tham gia triển khai công tác thanh tra thuộc lĩnh vực PLLĐ; ATLĐ; bảo hiểm xã hội; chính sách người có công; bảo trợ xã hội; giảm nghèo; dạy nghề; phòng chống tệ nạn xã hội; phụ trách việc phối hợp với các Sở, ban ngành về các nội dung: khai thác vật liệu xây dựng; tài nguyên, môi trường; phòng chống cháy nổ; vật liệu nổ công nghiệp; trưởng đoàn hoặc tham gia thành viên các Đoàn điều tra TNLĐ chết người; Đoàn thanh tra, kiểm tra; xác minh giải quyết đơn thư KNTC.
- Một Thanh tra viên phụ trách công tác tham mưu, đề xuất xử lý, giải quyết đơn thư; tổng hợp, báo cáo định kỳ công tác Thanh tra theo quy định của Sở; Thanh tra tỉnh; Thanh tra Bộ; tổng hợp tình hình tiếp công dân; tham gia triển khai công tác thanh tra thuộc lĩnh vực thanh tra hành chính; PLLĐ; bảo hiểm xã hội; chính sách người có công; bảo trợ xã hội; giảm nghèo; dạy