Để hoạt động thanh tra có hiệu quả, cán bộ thanh tra phải có phẩm chất đạo đức, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thanh tra, sử dụng kỹ năng xã hội tốt. Phải xây dựng lộ trình đào tạo cụ thể tại đơn vị để đảm bảo vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn vừa nâng cao trình độ cho cán bộ công chức. Xem xét, bố trí, phân công cán bộ tham dự học tập, đào tạo, tập huấn…. gắn với nhiệm vụ chuyên môn, phù hợp thực tiễn.
Mỗi cán bộ công chức, thanh tra viên cần chủ động tự rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Cập nhật, hệ thống văn bản pháp luật theo từng lĩnh vực để phục vụ công việc chuyên môn. Phải nắm sâu, thông thạo nghiệp vụ về các lĩnh vực được phân công; hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực của thanh tra để có thể mỗi thanh tra viên có thể thực hiện thanh tra độc lập theo nguyên tắc “một địa điểm – một thanh tra viên”.
Quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao các kỹ năng xã hội đối với đội ngũ cán bộ thanh tra: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, kỹ năng hùng biện, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết và quản lý xung đột...Cần thay đổi nhận thức về hoạt động thanh tra, nó không chỉ là hoạt động mang tính chất mệnh lệnh, yêu cầu, hỏi đáp, tra khảo….. mà phải biết vận dụng, kết hợp hài hoà nhiều kỹ năng để đạt được kết quả cao nhất.
Tiếp tục quan tâm, rèn luyện về tư tưởng, đạo đức của đội ngũ cán bộ thanh tra. Một số công việc của Thanh tra Sở có tính chất nhạy cảm, phức tạp
106
(giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thanh tra) đòi hỏi cán bộ, công chức Thanh tra phải có bản lĩnh vững vàng; giữ vững phẩm chất, đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ. Các quyết định, kiến nghị của Thanh tra ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, thậm chí đến chính cơ quan Thanh tra nên cán bộ thanh tra phải luôn phải giữ vững bản lĩnh chính trị, xem xét, giải quyết sự việc trên cơ sở khách quan, khoa học.
Đề xuất với UBND tỉnh tách chức năng QLNN về ATVSLĐ ra khỏi thanh tra để đảm bảo hoạt động thanh tra khách quan, hiệu quả.