Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần bibica (Trang 57 - 64)

3.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán

Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty, căn cứ vào báo cáo tài chính ta thiết lập bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.5.Phân tích khả năng thanh toán

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 2013 2014

1. Tổng tài sản 768.377 808.294 893.127

2. Tài sản ngắn hạn 380.696 450.597 572.945

3. Tiền và các khoản tương đương tiền 49.471 151.707 252.205

4. Hàng tồn kho 120.092 87.595 86.737

5. Tổng nợ phải trả 189.325 213.413 251.949

6. Nợ ngắn hạn 187.574 211.942 240.574

7. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 4,06 3,80 3,54 8. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2,09 2,13 2,38 9. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,39 1,71 2,02 10. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 1,37 1,72 2,02 11. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

ngành thực phẩm 1,35 1,27 1,40

12. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

ngành thực phẩm 1,83 1,59 1,75

13. Hệ số khả năng thanh toán

nhanhCông ty cổ phần Kinh Đô 1,45 2,30 2,60

(Nguồn: Tổng hợp từBáo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần Bibica năm 2012- 2014; http://www.cophieu68.com)

49

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp duy trì giá trị lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình của doanh nghiệp vẫn duy trì được mức khả quan.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành qua ba năm của công ty duy trì ở giá trị khá cao và cao hơn so với trung bình ngành cho thấy công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng tăng và đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có thừa khả năng thanh toán, nhà quản lý sẽ không phải lo lắng áp dụng các biện pháp tài chính khẩn cấp khi công ty bất ngờ phải thanh toán một khoản tiền nào đó trong một thời gian ngắn do tính chất và đặc điểm của hoạt động kinh doanh. Đồng thời công ty còn có thể tạo được uy tín đối với nhà cung cấp khi có tiền mặt thanh toán ngay qua các chính sách chiết khấu.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong cả 3 năm tuy thấp hơn Công ty cổ phần Kinh Đô nhưngđều lớn hơn trung bình ngành vàtăng dần qua 3 năm từ1,37 năm 2012 lên2,02 năm 2014. Điều này chứng tỏ Công ty có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh khoản nhanh để chi trả mà không cần thanh lý hàng tồn kho.

3.2.2.2.Phân tích tình hình quản lý tài sản

Bảng 3.6. Phân tích tình hình quản lý tài sản

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1. Tổng tài sản 768.377 808.294 893.127 2. TSCĐ 373.552 339.988 279.026 3. Tổng nợ phải trả 189.325 213.413 251.949 4. VCSH 579.052 594.881 641.177

50

6. Giá vốn hàng bán 664.229 721.264 735.529

7. Bình quân hàng tồn kho 120.466 103.843 87.166

8. Số vòng quay hàng tồn kho 7,71 10,14 12,92

9. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,49 3,09 4,03

10. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,21 1,30 1,26 11. Số vòng quay hàng tồn kho ngành

thực phẩm 5,84 6,33 6,38

12. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

ngành thực phẩm 0,82 0,77 0,75

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần Bibica năm 2012- 2014; http://www.cophieu68.com)

Qua bảng trên cho thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng qua 3 năm và cao hơn hẳn so với trung bình ngành. Năm 2014 chỉ số này cao gấp đôi chỉ số của ngành thực phẩm cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho là khá tốt, hàng tồn kho giảm, doanh nghiệp càng ít gặp rủi ro. Do đặc thù sản xuất kinh doanh là công ty sản xuất bánh kẹo nên sản phẩm sản xuất đến đâu nên được tiêu thụ ngay đến đó, mức tồn kho thấp là tốt cho doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cao hơn so với trung bình ngành cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty tương đối tốt.

3.2.2.3. Phân tích tình hình công nợ Bảng 3.7. Phân tích tình hình công nợ (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1. Tổng tài sản 768.377 808.294 893.127 2. Tài sản ngắn hạn 380.696 450.597 572.945 3. Tài sản dài hạn 387.681 357.696 320.181

51

4. VCSH 579.052 594.881 641.177

5. Doanh thu thuần 929.653 1.052.962 1.126.714

6. Giá vốn hàng bán 664.229 721.264 735.529

7. Nợ ngắn hạn 187.574 211.942 240.574

8. Nợ dài hạn 1.750 1.470 11.375

9. Phải thu ngắn hạn 201.226 191.465 192.567

10. Các khoản phải thu bình quân 215.465 194.370 191.630 11. Các khoản phải trả bình quân 200.607 201.369 232.061 12. Tỷ lệ phải thu so với phải trả 1,04 0,89 0,76 13. Số vòng quay các khoản phải thu 4,31 5,42 5,88 14. Số vòng quay các khoản phải trả 2,25 2,16 1,92

15. Kỳ thu tiền bình quân 82,75 66,42 61,22

16. Số vòng quay các khoản phải thu

ngành thực phẩm 9,41 8,92 7,04

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần Bibica năm 2012- 2014; http://www.cophieu68.com)

Qua bảng 3.7 ta thấy tỷ lệ phải thu so với phải trả giảm dần qua 3 năm chứng tỏ các khoản phải trả nhiều hơn các khoản phải thu, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn ít hơn chiếm dụng vốn của các đối tượng khác, hiệu quả sử dụng vốn tăng. Số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng từ4,35 năm 2012 lên 5,88 năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn so với trung bình ngành. Điều này đồng nghĩa với kỳ thu tiền bình quân của Công ty dài hơn so với trung bình của ngành thực phẩm. Ngược lại số vòng quay các khoản phải trả tương đối thấp năm 2012 là 2,25, năm 2013 là2,16 và năm 2014 là 1,92. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của cá nhân tổ chức khác, lý giải cho điều này là do uy tín của doanh nghiệp cao nên được ưu đãi trong việc mua chịu, chả chậm…Doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đối với chỉ tiêu này vì khi các khoản phải trả người bán không có khả năng thanh toán đúng hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm đi.

52

3.2.2.4.Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 3.8. Phân tích khả năng sinh lời

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 2013 2014

1. Tổng tài sản 768.377 808.294 893.127

2. VCSH 579.052 594.881 641.177

3. Doanh thu thuẩn 929.653 1.052.962 1.126.714

4. Lợi nhuận sau thuế 25.885 44.880 57.792

5. Hệ số vòng quay tổng tài sản (SOA) 1,21 1,30 1,26 6. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (AOE) 1,32 1,35 1,39 7. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ( ROS) 2,78% 4,26% 5,13% 8. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) 3,36% 5,56% 6,47% 9. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 4,47% 7,54% 9,01% 10. Sức sinh lời cơ bản của tài sản (BEP) 4,22% 7,29% 8,94%

11. Hệ số thanh toán lãi vay 85 344 0

12. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu ngành

thực phẩm 1,70 1,76 2,06

13 Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngành thực phẩm 12% 11% 10% 14. Tỷ suất sinh lời trên VCSH ngành thực phẩm 23% 22% 20% 15. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

ngành thực phẩm 12% 11% 10%

16. Sức sinh lời cơ bản của tài sản ngành thực

phẩm 16,40% 14,84% 14,38%

.17.Tỷ suất sinh lời trên tài sản Công ty cổ

phần Kinh Đô 6,41% 7,70% 6,80%

18. Tỷ suất sinh lời trên VCSH Công ty cổ

phần Kinh Đô 8,74% 10,11% 8,50%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần Bibica năm 2012- 2014; http://www.cophieu68.com)

Để thấy rõ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp ta sẽ xem xét thông qua mô hình tài chính Dupont.

ROA2013 = ROS2013 x SOA2013

53

ROA2014 = ROS2014 x SOA2014

 6,47 = 5,13% x 1,26

ROA của công ty có sự gia tăng từ 3,36% năm 2012 lên6,47% năm2014 chứng tỏ hiệu quả sử dụng các tài sản tăng. Việc tăng lên đó là do ảnh hưởng 2 nhân tố sau:

Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm sau tăng so với năm trước. Tỷ suất sinh lời tăng là do tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm sau tăng mạnh hơn tỷ lệ này năm trước chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí được cải thiện. Số vòng quay của tài sản năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,09 vòng, chứng tỏ tổ chức sản xuất của tài sản hiệu quả hơn, đây là nhân tố tích cực làm tăng ROA. Cũng giống như ROA, ROE của công ty tăng đều qua các năm từ 4,47% lên 9,01% . Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ta xem xét thông qua mô hình tài chính Dupont.

ROE2013 = ROS2013x SOA2013x AOE2013

7,54 % = 4,26% x 1,30x1,35

ROE2014 = ROS2014x SOA2014x AOE2014

9,01% = 5,13%x 1,26x1,39

Như vậy ta thấy chỉ tiêu ROE năm sau tăng so với năm trướclà do ảnh hưởng của 2 nhân tố:Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần và đòn bẩy tài chính AOE đều tăng. Tuy nhiên quan sát bảng 3.8 trên ta thấy ngoại trừ năm 2014 chỉ tiêu ROE của Công ty cao hơn Công ty cổ phần Kinh Đô thì chỉ tiêu ROA, ROE của Công ty đều thấp hơn chỉ tiêu trung bình ngành và Công ty cổ phần Kinh Đô khá nhiều. Đặc biệt chỉ tiêu ROE của ngành thực phẩm năm 2012 cao gấp 5 lần, năm 2013 cao gấp 3 lần và năm 2014 cao gấp 2,2 lần chỉ tiêu ROE của Công ty.Nguyên nhân ở đây là do ROS và AOE của Công ty đều thấp so với trung bình ngành. Chỉ tiêu BEP của Công ty tuy có tăng nhưng so sánh với trung bình ngành vẫn rất thấp. Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty năm 2012 và 2013 đều lớn hơn 1 khá nhiều vì Công ty sử dụng vốn vay khá ít. Năm 2014 Công ty không còn các khoản vay cả trong ngắn hạn và dài hạn nên hệ số này bằng 0.

54

3.2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 3.9. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1. GVHB 664.229 721.264 735.529 2. CPBH 191.289 233.713 236.997 3. CPQLDN 47.319 42.881 71.584 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng 265.423 331.698 391.184 5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 28.952 58.504 91.758

6. Tỷ suất sinh lời của GVHB 39,95% 45,98% 53,18% 7. Tỷ suất sinh lời của CPBH 15,13% 25,03% 38,71% 8.Tỷ suất sinh lời của CPQLDN 61,18% 136,43% 128,18% 9. Tỷ suất sinh lời của CPBH

ngành thực phẩm 189,61% 150,00% 110,96%

10. Tỷ suất sinh lời của CPQLDN

ngành thực phẩm 500,08% 451,75% 372,99%

11. Tỷ suất sinh lời của CPBH

Công ty cổ phần Kinh Đô 53,22% 62,49% 52,01%

12. Tỷ suất sinh lời của CPQLDN

Công ty cổ phần Kinh Đô 148,75% 157,32% 151,32%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần Bibica năm 2012- 2014;http://www.cophieu68.com).

Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán tăng đều qua các năm, từ 39,95% năm 2012 lên 53,18% năm 2014. Chỉ số này của doanh nghiệp so với chỉ số ngành thực phẩm là ở mức trung bình.

Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng từ năm 2012 đến năm 2014 đều tăng . Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 tăng gấp đôi so với năm 2012 do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng gấp đôi kết hợp với việc

55

giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng sang năm 2014 chỉ số này lại giảm, nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh. Nhìn chung cả hai chỉ số này của công ty đều thấp so với Công ty cổ phần Kinh Đô và trung bình ngànhrất nhiềuvà lý do ở đây là do chi phí của doanh ngiệp cònkhá cao.

3.2.2.6.Phân tích giá trị thị trƣờng

Bảng 3.10. Phân tích giá trị thị trƣờng

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2012 2013 2014

1.Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 1.678,62 2.910,37 3.747,72 2. Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) 37,83 21,82 16,94 3. Tỷ số giá thị trường trên giá trị

ghi sổ (M/B) 1,69 1,65 1,53

4.Thu nhập trên mỗi cổ phần ngành

thực phẩm 4.294,10 3.736,00 4.390,50

5.Tỷ số giá trên thu nhập Công ty

cổ phần Kinh Đô (KDC) 13,40 13,30 21,20

6. Tỷ số giá trên thu nhập ngành

thực phẩm 12,80 16,60 17,10

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần Bibica năm 2012- 2014; http://www.cophieu68.com)

Có thể nhận thấy rằng thu nhập trên cổ phiếu có xu hướng tăng hàng năm 2012- 2014, tuy có thấp hơn trung bình ngành nhưng đó là một tín hiệu đáng mừng cho Công ty trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Chỉ số P/E của Công ty cao hơn Công ty cổ phần Kinh Đô và trung bình ngành năm 2012, 2013 và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2014 chỉ số P/E của Công ty thấp hơn Công ty cổ phần Kinh Đô và trung bình ngành, điều đócho thấy cổ phiếu của Công ty khá hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần bibica (Trang 57 - 64)