3.2.1.1.Phân tích cấu trúc tài chính
a) Phân tích cơ cấu tài sản
Hình 3.2. Cơ cấu tài sản Công ty cổ phần Bibica năm 2012 – 2014
0.000 100000.000 200000.000 300000.000 400000.000 500000.000 600000.000 700000.000 800000.000 900000.000 1000000.000 2012 2013 2014 T riệu đồ ng Năm
Cơ cấu tài sản
TSDH TSNH
41
Bảng 3.1: Tình hình biến động tài sản năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Chênh lệch Năm 2013 so với 2012 Năm 2014 so với 2013 Tài sản Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 380.696 49,55 450.597 55,75 572.945 64,15 69..901 6,20 122.348 8,4 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 49.471 6,44 151.707 18,77 252.205 28,24 102.236 12,33 100.498 9,47 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 2.851 0,37 16.814 2,08 37.228 4,17 13.963 1,71 20.414 2,09 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 201.226 26,19 191.465 23,69 192.567 21,56 (9.761) (2,5) 1.102 (2,13)
1. Phải thu của khách hàng 47.682 6,20 45.620 5,64 62.416 6,99 (2.062) (0,56) 16.796 1,35 2. Trả trước cho người bán 3.846 0,50 398 0,05 1.352 0,15 (3.448) (0,45) 954 0,10 3. Các khoản phải thu khác 155.654 20,26 151.487 18,74 134.244 15,03 (4.167) (1,52) (17.243) (3,71) 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (5.956) (0,77) (6.040) (0,74) (5.445) (0,61) (84) (0,03) (595) (0,13)
IV. Hàng tồn kho 120.092 15,63 87.595 10,84 86.737 9,71 (32.497) (4,79) (858) (1,13) V. Tài sản ngắn hạn khác 7.054 0,92 3.013 0,37 4.205 0,47 (4.041) (0,55) 1.192 0,10 B. Tài sản dài hạn 387.681 50,45 357.696 44,25 320.181 35,85 (29.985) (6,2) (37.515) (8,40) I. Tài sản cố định 373.552 48,61 339.988 42,06 279.026 31,24 (33.564) (6,55) (60.962) (10,82)
II. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn - - - - - - - - - -
III. Tài sản dài hạn khác 14.128 1,84 17.708 2,19 41.155 4,61 3.580 0,35 23.447 2,42 Tổng cộng tài sản 768.377 100,00 808.294 100,00 893.127 100,00 39.917 5,19 84.833 10,49
42
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy:
- Quy mô tài sản của công ty đều tăng qua các năm 2012 – 2014 và tăng nhanh vào năm 2014từ 808.294 triệu đồng lên 893.127 tương đương 10,49% do sự gia tăng của tài sản ngắn hạn.
- Cơ cấu tài sản các năm 2013 và 2014 của công ty nghiêng về tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty có tỷtrọng tương đương nhau 49,55 % và 50,45%. Tuy nhiên sang năm 2013 và 2014 tỷ trọng này đã có sự thay đổi, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản, lần lượt là 55,75% và 64,15%. Lý giải cho sự thay đổi này ta đi sâu phân tích từng hạng mục để thấy rõ hơn.
- Tài sản ngắn hạn năm 2013 là 449.825 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,75% trong tổng tài sản tăng so với năm 2012 số tiền là69.901triệu đồng tương ứng tỷ lệtăng6,20%. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng của hai hạng mục tiền và tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng cũng do sự gia tăng của hai hạng mục như năm 2013.Tiền và tương đương tiền của công ty chủ yếu là tiền gửi tại các ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng với lãi suất từ 6% - 7%/năm.Đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty bao gồm chứng khoán đầu tư ngắn hạn và tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng và dưới 12 tháng với lãi suất 7%/năm chiếm phần lớn.Năm 2013, 2014 là hai năm kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, nợ xấu tăng cao, lãi suất ngân hàng được giữ ở mức ổn định thì đây là một kênh đầu tư an toàn cho doanh nghiệp. Có thể nhận thấy ngoài hai hạng mục tiền và tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng thì các hạng mục còn lại hầu hết đều giảm.Mặc dù vậy sự sụt giảm này không đáng kể so với sự gia tăng của hai hạng mục trên. Trong các hạng mục còn lại đáng chú ý nhất là các khoản phải thu khác có giá trị khá lớn.Khoản phải thu khác chủ yếu bao gồm khoản cho Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết vay 05 tỷ đồng, giá trị tổn thất dây chuyền sản xuất bánh Pie và toàn bộ chi phí khôi phục dây chuyền này. Khoản cho Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết vay 05 tỷ đồng
43
: Tại bản án số 20/2012/KDTM-ST ngày 21/6/2012 của Tòa án quận Tân Bình đã thông qua phán quyết Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết phải trả cho công ty cả gốc và lãi với số tiền là 9.052 triệu đồng. Nói thêm về phần tổn thất dây chuyền sản xuất bánh Pie: Ngày 25/5/2011 dây chuyền sản xuất bánh Pie thuộc Công ty TNHH MTV Bibica Miền Đông (Công ty con) đã bị hỏa hoạn. Tài sản bị hỏa hoạn được Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (PVI) chịu trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro tài sản với giá trị 220 tỷ đồng. Mặc dù công ty đã gửi công văn đề nghị thanh toán cũng như có nhiều cuộc thảo luận với bên PVI nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất về giá trị bồi thường. Công ty cũng đã tiến hành khởi kiện lên tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh nhưng bản án chính thức chưa được phát hành, kết quả cuối cùng vẫn chưa được xác định. Điều này lý giải cho nguyên nhân qua các năm 2013, 2014 tỷ lệ khoản phải thu khác vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao.
Các khoản phải thu giảmtừ 201.226 triệu đồng năm 2012 xuống còn 191.465 triệu đồng năm 2013 do doanh nghiệp đã cải thiện được tình trạng bị chiếm dụng vốn từ việc trả trước cho người bán từ 3.846 triệu đồng năm 2012 xuống 398 triệu đồng năm 2013. Các khoản phải thu sau khi có sự giảm sút vào năm 2013 lại tăng trở lại lên192.567 triệu đồng năm 2014 do tăng khoản trả trước cho người bán 0,10% và khoản phải thu khách hàng lên 62.416 triệu đồng. Hàng tồn kho liên tục giảm qua các năm từ 120.092 triệu đồng năm 2012 xuống 86.737 triệu đồng năm 2014, đặc biệt năm 2013 có sự giảm mạnh 32.497 triệu đồng tương đương 4,78 % cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho đã được cải thiện.
- Tài sản dài hạn: Ngược lại với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do tài sản cố định giảm vì công ty đang tạm dừng thực hiện dự án Bibica Miền Bắc TNHH MTV để chờ Hội đồng quản trị quyết nghị thông qua việc đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường. Tài sản dài hạn khác tuy có tăng mạnh vào năm 2014 nhưng cũng không làm gia tăng tài sản dài hạn và sự gia tăng chủ yếu ở đây là chi phí trả trước dài hạn cụ thể là trả trước tiền thuê đất và chi phí đền bù giải phóng
44
mặt bằng trong dự án xây dựng Bibica Miền Bắc. Công ty không có các khoản phải thu dài hạn chứng tỏ công ty không bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Hình 3.3. Cơ cấu nguồn vốn Công ty cổ phần Bibica năm 2012 – 2014
0.000 100000.000 200000.000 300000.000 400000.000 500000.000 600000.000 700000.000 800000.000 900000.000 1000000.000 2012 2013 2014 T riệu đồ ng Năm
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
45
Bảng 3.2: Tình hình biến động nguồn vốn năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Chênh lệch Năm 2013 so với 2012 Năm 2014 so với 2013 Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 189.325 24,64 213.413 26,40 251.949 28,21 24.088 1,76 38.536 1,81 I. Nợ ngắn hạn 187.574 24,41 211.942 26,22 240.574 26,94 24.368 1,81 28.632 0,72 1. Vay và nợ ngắn hạn 1.201 0,16 474 0,06 - - (727) (0,10) (474) (0,06)
2. Phải trả cho người bán 81.797 10,65 68.005 8,41 66.425 7,43 (13.792) (2,24) 1.580 (0,98) 3. Người mua trả tiền trước 6.051 0,79 3.987 0,50 4.768 0,53 (2.064) (0,29) 781 0,03 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 11.691 1,52 15.140 1,87 18.130 2,03 3.449 0,35 2.990 0,16 5. Phải trả người lao động 5.641 0,73 6.929 0,86 8.073 0,9 1.288 0,13 1.144 0,04 6. Chi phí phải trả 39.906 5,19 75.452 9,33 81.718 9,15 35.546 4,14 6.266 (0,18) 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
hạn khác 40.630 5,29 40.657 5,03 57.917 6,50 27 0,26 17.260 1,47
8. Qũy khen thưởng phúc lợi 653 0,08 1.294 0,16 3.538 0,40 641 0,08 2.244 0,24
II. Nợ dài hạn 1.750 0,23 1.470 0,18 11.375 1,27 (280) (0,05) 9.905 1,09 B. Vốn chủ sở hữu 579.052 75,36 594.881 73,60 641.177 71,79 15.829 (1,76) 46.296 (1,81) Tổng cộng nguồn vốn 768.377 100,00 808.294 100,00 893.127 100,00 39.917 5,19 84.833 10,49
46
- Quy mô: Cũng giống như tài sản,nguồn vốn tăng đều qua các năm do sự gia tăng của cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu do sự gia tăng chủ yếu của hạng mục chi phí phải trả cụ thể là các khoản trích trước và trích bổ sung phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Từ năm 2012 quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính không ngừng được chú trọng, mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế những rủi ro tài chính.
- Cơ cấu: Qua 3 năm 2012-2014 ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng từ24,64% đến28,21%nhỏ hơn nhiều tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn 75,36% năm 2012 và 71,79 năm 2014. Đến năm 2014 công ty không còn khoản vay và nợ ngắn hạn cũng như nợ dài hạn. Điều này có thể do công ty đang tạm dừng dự án xây dựng nhà máy Bibica Miền Bắc như đã nói ở trên nên chưa có kế hoạch vay thêm vốn. Sự chênh lệch khá nhiều giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cho thấy công ty đang duy trì cơ cấu nguồn vốn an toànvà gần như không phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ bên ngoài để chi trả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1. Nợ phải trả 189.325 213.413 251.949 2. Vốn chủ sở hữu 579.052 594.881 641.177 3. Tổng tài sản 768.377 808.294 893.127 4. Hệ số nợ so với tài sản 0,24 0,26 0,28
5. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu 1,33 1,36 1,39 6. Hệ số nợ so với tài sản ngành thực phẩm 0,39 0,39 0,41 7. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu ngành thực phẩm 1,86 1,88 1,99
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần Bibica năm2012-2014;
47
Qua bảng 3.3 cho thấy hệ số nợ so với tài sảntrong 3 năm luôn ở mức thấp dao động từ 0,24 đến 0,28 thấp hơn hệ số nợ so với tài sản của ngành thực phẩm ( từ 0,39 đến 0,41), chứng tỏ công ty không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đi vay, mức độ độc lập về mặt tài chính cao, tài sản của công ty không hoàn toàn được tài trợ bởi nguồn vốn vay. Hệ sốtài sản so với vốn chủ sở hữu trong 3 năm đều >1cho thấy công ty sử dụng cả VCSH và nợ phải trả để tài trợ tài sản. Tuy vậy hệ số này thấp chỉ xoay quanh 1,33 đến 1,39 và cũng thấp hơn so với ngành thực phẩm ( từ 1,86 đến 1,99).
b.Phân tích cân bằng tài chính
Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ
Bảng 3.4. Vốn hoạt động thuần và hệ số tài trợ năm 2012-2014
(Đơn vịtính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1. Tổng nguồn vốn 768.377 808.294 893.127 2. TSNH 380.696 450.597 872.945 3. TSDH 387.681 357.696 320.181
4. Nguồn tài trợ tạm thời (nợ ngắn hạn) 187.574 211.942 240.574
5. Nợ dài hạn 1.750 1.470 11.375
6. VCSH 579.052 594.881 641.177
7. Vốn hoạt động thuẩn 193.122 238.655 332.371
8. Hệ số tài trợ tạm thời 0,24 0,26 0,27
9. Hệ số tài trợ thường xuyên 0,76 0,74 0,73
10.Hệ số VCSH so với nguồn vốn thường xuyên 0,99 0,99 0,98 11. Hệ số tài trợ thường xuyên ngành thực phẩm 0,81 0,77 0,78
(Nguồn: Tổng hợp từBáo cáo tài chính hợp nhất Công ty cổ phần Bibica năm 2012- 2014; http://www.cophieu68.com)
Vốn hoạt động thuần của công ty đều >0và gia tăng qua các năm cho thấy nguốn vốn tài trợ thường xuyên của công ty không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài chính của công ty khá an toàn và bền vững.
48
Để thấy được tình hình đảm bảo nguồn vốn xét ở góc độ tự tài trợ của công ty ta xem xét các chỉ tiêu từ bảng 3.5.Có thể thấy hệ số tài trợ thường xuyên giảm dần qua các năm nhưng sự sụt giảm này không đáng kể từ 0,76 năm 2012 xuống 0,73 năm 2014 và gần tương đương với hệ số của ngành.Tương tự hệ số tài trợ tạm thời tăng dần qua các năm nhưng cũng không đáng kể từ 0,24 năm 2012 lên 0,27 năm 2014.Qua đó cho ta thấy được cân bằng tài chính của công ty tương đối tốt. Ngoài ra ta thấy hệ số VCSH so với nguồn vốn thường xuyên rất cao ở mức 0,99 năm 2012, 2013 và mức 0,98 vào năm 2014. Điều này nói lên tính ổn định và bền vững về tài chính của công ty, công ty có sự tự chủ độc lập về mặt tài chính.