Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần bibica (Trang 45)

- Giai đoạn 1999 – 2000: thành lập Công ty Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng : bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà. Vốn điều lệ Công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng.

- Cũng trong năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng Carton và khay nhựa để phục vụ sản xuất, đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được đầu tư mở rộng và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày.

37

- Giai đoạn 2000 – 2005: tăng vốn điều lệ để chủ động sản xuất, thành lập thêm nhà máy thứ 2 tại Hà Nội Năm 2000, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack nguồn gốc Indonesia với công suất 2 tấn/ngày.

- Tháng 3 năm 2001, Đại Hội cổ đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỉ đồnglên 35 tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy có được sau 2 năm hoạt động dướipháp nhân Công Ty Cổ Phần.

- Tháng 7 năm 2001, Công ty kêu gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điềulệ lên 56 tỉ đồng.

- Tháng 9 năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung thu và cookies nhân với công suất 2 tấn / ngày và tổng mức đầu tư 5 tỉ đồng.

- Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001.

- Cuối năm 2001, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem Hura cao cấp nguồn gốc Châu Âu, với công suất 1,500 tấn/năm với tổng mức đầu tư lên đến 19.7 tỷ đồng.

- Tháng 4 năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được khánh thành tại khu công nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội.

- Giai đoạn 2006 đến 2010: mở rộng lĩnh vực sản xuất (SP dinh dưỡng, đồ uống), đầu tư thêm nhà máy thứ 3 tại Bình Dương. Công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hoà chính thức đổi tên thành “Công ty cổ phần Bibica” kể từ ngày 17/01/2007.

- Giai đoạn 2010 đến nay: Nâng cao hiệu quả quản trị Công ty, trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Với tầm nhìn trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, với doanh số 3000 tỉ và chiếm thị phần 30% vào năm 2018, trong năm 2011 Công ty đã cải tổ toàn diện hệ thống bán hàng, mở thêm nhà phân phối, tăng số lượng nhân sự bán hàng và đầu tư phần mềm quản lý hệ thống bán hàng. Kết quả doanh số năm 2011 của công ty đạt con số trên 1.000 tỉ. - Năm 2012 công ty tiếp tục đầu tư hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý online) và hoàn thiện hệ thống đánh giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phối.

38

- Cũng trong năm 2012 Công ty nâng cấp hệ thống quản trị tổng thểdoanh nghiệp ERP lên phiên bản ERP R12 với kinh phí 4 tỉ đồng và chínhthức đi vào hoạt động từ tháng 12/2012.

3.1.3.Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm:

- Đại hội đồng cổ đông;

- Hội đồng quản trị;

- Tổng Giám đốc Công ty;

- Ban kiểm soát.

 Công ty có các Nhà máy và Chi nhánh đặt tại các khu vực sau:

- Nhà Máy Bibica Hà Nội: Khu công nghiệp Sài Đồng B, Quận Long Biên, TP. Hà Nội.

- Nhà Máy Bibica Biên Hòa: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Tp Biên Hòa, Đồng Nai.

- Công ty TNHH một thành viên Bibica Miền Đông: Khu công nghiệp Mỹ Phước 01, huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.

39

3.1.4. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

 Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên các lĩnh vực về công nghiệp chế biến bánh - kẹo – nha, xuất khẩu các sản phẩm bánh - kẹo - nha và các loại hàng hóa khác, Nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty. Đầu tư và phát triển sản xuất nhóm sản phẩm mới: bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột giải khát, kẹo viên nén.

 Địa bàn kinh doanh :

Bibica hiện có 117 nhà phân phối, đại lý và 250 chuỗi siêu thị tại khắp các tỉnh thành trên toàn quốc và xuất khẩu sang tất các thị trường châu á, châu âu, châu mỹ.

3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Năm 2014 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khởi phát từ Mỹ năm 2008 cho đến nay tuy đã được đẩy lùi nhưng ảnh hưởng vẫn kéo dài, đan xen khiến giai đoạn phục hồi và tăng trưởng năm 2014 không rõ nét. Những căng thẳng chính trị tại một số nơi trên thế giới nhất là cuộc chiến Đông – Tây ở Ukraine; cuộc chiến chống IS ở Trung Đông – Bắc Phi; vấn đề hạt nhân gây tranh cãi ở Iran, Triều Tiên; bất ổn ở Biển Đông… đã có những tác động tiêu cực tới đà phục hồi của nền kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, lạm phát năm 2014 duy trì ở mức 1,84% - mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại. Giá nguyên vật liệu ổn định, trong năm 2014 công ty tiếp tục nhận được hạn mức nhập khẩu đường 1000 tấn, với giá bình quân nhập về thấp hơn giá đường nội địa 18%. Công ty chốt được giá tinh bột sắn thấp nhất trong năm trong quý 3 và 4: 8.300đ/kg so với giá thị trường giao động từ 8.800 – 9.000đ/kg. Công ty đã tiến hành triển khai các giải pháp Lean Production, Kaizen, 5S tại các nhà máy, hợp lý hóa sản xuất sản phẩm Goody, gia tăng được công suất, tiết giảm chi phí nhân công sản xuất. Tình hình sản xuất tại các nhà máy công ty ổn định với sản lượng tăng 10,5% so với năm 2013. Tình hình tài chính lành mạnh, không chịu áp lực vay với lãi suất cao. Nhìn chung công ty đã hoàn thành vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Về doanh thu do biến động liên tục nhân sự Marketing, việc triển khai các hoạt động Marketing để tăng sự nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Bibica không như mong muốn do vậy doanh thu thực hiện thấp hơn kế hoạch 6,1%, tuy nhiên vẫn tăng trưởng so với năm 2013 là 7,0%.

40

3.2.Phân tích tài chính công ty cổ phần Bibica

3.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính 3.2.1.1.Phân tích cấu trúc tài chính 3.2.1.1.Phân tích cấu trúc tài chính

a) Phân tích cơ cấu tài sản

Hình 3.2. Cơ cấu tài sản Công ty cổ phần Bibica năm 2012 – 2014

0.000 100000.000 200000.000 300000.000 400000.000 500000.000 600000.000 700000.000 800000.000 900000.000 1000000.000 2012 2013 2014 T riệu đồ ng Năm

Cơ cấu tài sản

TSDH TSNH

41

Bảng 3.1: Tình hình biến động tài sản năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Chênh lệch Năm 2013 so với 2012 Năm 2014 so với 2013 Tài sản Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 380.696 49,55 450.597 55,75 572.945 64,15 69..901 6,20 122.348 8,4 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 49.471 6,44 151.707 18,77 252.205 28,24 102.236 12,33 100.498 9,47 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 2.851 0,37 16.814 2,08 37.228 4,17 13.963 1,71 20.414 2,09 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 201.226 26,19 191.465 23,69 192.567 21,56 (9.761) (2,5) 1.102 (2,13)

1. Phải thu của khách hàng 47.682 6,20 45.620 5,64 62.416 6,99 (2.062) (0,56) 16.796 1,35 2. Trả trước cho người bán 3.846 0,50 398 0,05 1.352 0,15 (3.448) (0,45) 954 0,10 3. Các khoản phải thu khác 155.654 20,26 151.487 18,74 134.244 15,03 (4.167) (1,52) (17.243) (3,71) 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (5.956) (0,77) (6.040) (0,74) (5.445) (0,61) (84) (0,03) (595) (0,13)

IV. Hàng tồn kho 120.092 15,63 87.595 10,84 86.737 9,71 (32.497) (4,79) (858) (1,13) V. Tài sản ngắn hạn khác 7.054 0,92 3.013 0,37 4.205 0,47 (4.041) (0,55) 1.192 0,10 B. Tài sản dài hạn 387.681 50,45 357.696 44,25 320.181 35,85 (29.985) (6,2) (37.515) (8,40) I. Tài sản cố định 373.552 48,61 339.988 42,06 279.026 31,24 (33.564) (6,55) (60.962) (10,82)

II. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn - - - - - - - - - -

III. Tài sản dài hạn khác 14.128 1,84 17.708 2,19 41.155 4,61 3.580 0,35 23.447 2,42 Tổng cộng tài sản 768.377 100,00 808.294 100,00 893.127 100,00 39.917 5,19 84.833 10,49

42

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy:

- Quy mô tài sản của công ty đều tăng qua các năm 2012 – 2014 và tăng nhanh vào năm 2014từ 808.294 triệu đồng lên 893.127 tương đương 10,49% do sự gia tăng của tài sản ngắn hạn.

- Cơ cấu tài sản các năm 2013 và 2014 của công ty nghiêng về tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty có tỷtrọng tương đương nhau 49,55 % và 50,45%. Tuy nhiên sang năm 2013 và 2014 tỷ trọng này đã có sự thay đổi, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản, lần lượt là 55,75% và 64,15%. Lý giải cho sự thay đổi này ta đi sâu phân tích từng hạng mục để thấy rõ hơn.

- Tài sản ngắn hạn năm 2013 là 449.825 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,75% trong tổng tài sản tăng so với năm 2012 số tiền là69.901triệu đồng tương ứng tỷ lệtăng6,20%. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng của hai hạng mục tiền và tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng cũng do sự gia tăng của hai hạng mục như năm 2013.Tiền và tương đương tiền của công ty chủ yếu là tiền gửi tại các ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng với lãi suất từ 6% - 7%/năm.Đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty bao gồm chứng khoán đầu tư ngắn hạn và tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng và dưới 12 tháng với lãi suất 7%/năm chiếm phần lớn.Năm 2013, 2014 là hai năm kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, nợ xấu tăng cao, lãi suất ngân hàng được giữ ở mức ổn định thì đây là một kênh đầu tư an toàn cho doanh nghiệp. Có thể nhận thấy ngoài hai hạng mục tiền và tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng thì các hạng mục còn lại hầu hết đều giảm.Mặc dù vậy sự sụt giảm này không đáng kể so với sự gia tăng của hai hạng mục trên. Trong các hạng mục còn lại đáng chú ý nhất là các khoản phải thu khác có giá trị khá lớn.Khoản phải thu khác chủ yếu bao gồm khoản cho Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết vay 05 tỷ đồng, giá trị tổn thất dây chuyền sản xuất bánh Pie và toàn bộ chi phí khôi phục dây chuyền này. Khoản cho Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết vay 05 tỷ đồng

43

: Tại bản án số 20/2012/KDTM-ST ngày 21/6/2012 của Tòa án quận Tân Bình đã thông qua phán quyết Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết phải trả cho công ty cả gốc và lãi với số tiền là 9.052 triệu đồng. Nói thêm về phần tổn thất dây chuyền sản xuất bánh Pie: Ngày 25/5/2011 dây chuyền sản xuất bánh Pie thuộc Công ty TNHH MTV Bibica Miền Đông (Công ty con) đã bị hỏa hoạn. Tài sản bị hỏa hoạn được Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (PVI) chịu trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro tài sản với giá trị 220 tỷ đồng. Mặc dù công ty đã gửi công văn đề nghị thanh toán cũng như có nhiều cuộc thảo luận với bên PVI nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất về giá trị bồi thường. Công ty cũng đã tiến hành khởi kiện lên tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh nhưng bản án chính thức chưa được phát hành, kết quả cuối cùng vẫn chưa được xác định. Điều này lý giải cho nguyên nhân qua các năm 2013, 2014 tỷ lệ khoản phải thu khác vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao.

Các khoản phải thu giảmtừ 201.226 triệu đồng năm 2012 xuống còn 191.465 triệu đồng năm 2013 do doanh nghiệp đã cải thiện được tình trạng bị chiếm dụng vốn từ việc trả trước cho người bán từ 3.846 triệu đồng năm 2012 xuống 398 triệu đồng năm 2013. Các khoản phải thu sau khi có sự giảm sút vào năm 2013 lại tăng trở lại lên192.567 triệu đồng năm 2014 do tăng khoản trả trước cho người bán 0,10% và khoản phải thu khách hàng lên 62.416 triệu đồng. Hàng tồn kho liên tục giảm qua các năm từ 120.092 triệu đồng năm 2012 xuống 86.737 triệu đồng năm 2014, đặc biệt năm 2013 có sự giảm mạnh 32.497 triệu đồng tương đương 4,78 % cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho đã được cải thiện.

- Tài sản dài hạn: Ngược lại với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do tài sản cố định giảm vì công ty đang tạm dừng thực hiện dự án Bibica Miền Bắc TNHH MTV để chờ Hội đồng quản trị quyết nghị thông qua việc đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường. Tài sản dài hạn khác tuy có tăng mạnh vào năm 2014 nhưng cũng không làm gia tăng tài sản dài hạn và sự gia tăng chủ yếu ở đây là chi phí trả trước dài hạn cụ thể là trả trước tiền thuê đất và chi phí đền bù giải phóng

44

mặt bằng trong dự án xây dựng Bibica Miền Bắc. Công ty không có các khoản phải thu dài hạn chứng tỏ công ty không bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài.

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Hình 3.3. Cơ cấu nguồn vốn Công ty cổ phần Bibica năm 2012 – 2014

0.000 100000.000 200000.000 300000.000 400000.000 500000.000 600000.000 700000.000 800000.000 900000.000 1000000.000 2012 2013 2014 T riệu đồ ng Năm

Cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

45

Bảng 3.2: Tình hình biến động nguồn vốn năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Chênh lệch Năm 2013 so với 2012 Năm 2014 so với 2013 Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 189.325 24,64 213.413 26,40 251.949 28,21 24.088 1,76 38.536 1,81 I. Nợ ngắn hạn 187.574 24,41 211.942 26,22 240.574 26,94 24.368 1,81 28.632 0,72 1. Vay và nợ ngắn hạn 1.201 0,16 474 0,06 - - (727) (0,10) (474) (0,06)

2. Phải trả cho người bán 81.797 10,65 68.005 8,41 66.425 7,43 (13.792) (2,24) 1.580 (0,98) 3. Người mua trả tiền trước 6.051 0,79 3.987 0,50 4.768 0,53 (2.064) (0,29) 781 0,03 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 11.691 1,52 15.140 1,87 18.130 2,03 3.449 0,35 2.990 0,16 5. Phải trả người lao động 5.641 0,73 6.929 0,86 8.073 0,9 1.288 0,13 1.144 0,04 6. Chi phí phải trả 39.906 5,19 75.452 9,33 81.718 9,15 35.546 4,14 6.266 (0,18) 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn

hạn khác 40.630 5,29 40.657 5,03 57.917 6,50 27 0,26 17.260 1,47

8. Qũy khen thưởng phúc lợi 653 0,08 1.294 0,16 3.538 0,40 641 0,08 2.244 0,24

II. Nợ dài hạn 1.750 0,23 1.470 0,18 11.375 1,27 (280) (0,05) 9.905 1,09 B. Vốn chủ sở hữu 579.052 75,36 594.881 73,60 641.177 71,79 15.829 (1,76) 46.296 (1,81) Tổng cộng nguồn vốn 768.377 100,00 808.294 100,00 893.127 100,00 39.917 5,19 84.833 10,49

46

- Quy mô: Cũng giống như tài sản,nguồn vốn tăng đều qua các năm do sự gia tăng của cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tuy nhiên tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu do sự gia tăng chủ yếu của hạng mục chi phí phải trả cụ thể là các khoản trích trước và trích bổ sung phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Từ năm 2012 quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính không ngừng được chú trọng, mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế những rủi ro tài chính.

- Cơ cấu: Qua 3 năm 2012-2014 ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng từ24,64% đến28,21%nhỏ hơn nhiều tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn 75,36% năm 2012 và 71,79 năm 2014. Đến năm 2014 công ty không còn khoản vay và nợ ngắn hạn cũng như nợ dài hạn. Điều này có thể do công ty đang tạm dừng dự án xây

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần bibica (Trang 45)