Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại dương chi nhánh thăng long (Trang 93)

Đây là một nội dung rất quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm các rủi ro có thể phát sinh. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng vay, các cán bộ tín dụng cần tuân thủ:

- Định kỳ ba tháng, sáu tháng hoặc 1 năm, cán bộ tín dụng đề nghị tất cả khách hàng cung cấp báo cáo tài chính mới nhất, phân tích, đánh giá lại tình hình tài chính của khách hàng, so sánh với kỳ hoạt động trƣớc. Trong trƣờng

84

hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hƣởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cần tiến hành rà soát, tìm biện pháp giúp đỡ khách hàng giải quyết tình trạng khó khăn, tránh để khó khăn của khách hàng làm ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ ngân hàng.

- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay thƣờng xuyên, chậm nhất là 1 tuần sau khi phát sinh khoản vay và định kỳ 2 tháng một lần với các khoản vay ngắn hạn và 6 tháng 1 lần với các khoản vay trung dài hạn. Kết quả kiểm tra phải xác định khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích nhƣ đã thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng; giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay, giá trị đầu tƣ hàng hóa thực tế có cân đối với giá trị vốn vay đã phát; khách hàng có vi phạm các cam kết tại Hợp đồng tín dụng, có báo cáo ngân hàng trung thực; các dấu hiệu bất thƣờng khác liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng.

Việc kiểm ta giám sát và quản lý nợ vay đƣợc thực hiện theo hƣớng:

*Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay là rất cần thiết giúp cho Cán bộ tín dụngchủ động trong việc thực hiện kiểm tra khách hàng vay, lãnh đạo phòng hoặc Ban giám đốc có cơ sở để đôn đốc và giám sát việc thực hiện của Cán bộ tín dụng, thống nhất về nội dung và phƣơng thức kiểm tra sử dụng vốn vay trong toàn Sở. Nội dung chủ yếu của kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay bao gồm lịch kiểm tra sử dụng vốn vay và đề xuất phƣơng thức kiểm tra sử dụng vốn vay thích hợp.

- Lập kế hoạch kiểm tra với từng loại hình cho vay cơ bản nhƣ kiểm tra sử dụng vốn vay để nhập khẩu hàng hóa (máy móc thiết bị, dƣợc phẩm, xăng dầu…), vốn vay để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn tiêu dùng…

85

vay có phƣơng thức sản xuất kinh doanh đặc thù, cán bộ tín dụng cần xây dựng kếhoạch kiểm tra sử dụng vốn vay riêng theo từng hợp đồng tín dụng, ngay sau khi giải ngân món vay đầu tiên. Trong các trƣờng hợp giải ngân bằng tiền mặt, việc kiểm tra sử dụng vốn vay có thể thực hiện theo từng lần giải ngân và có thể thực hiện ngay sau ngày giải ngân hoặc là 5 -10 ngày kể từ ngày giải ngân.

Thƣờng xuyên quan tâm tới thị trƣờng nơi sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc sản xuất hay tiêu thụ, nhằm theo dõi thực tế, cũng nhƣ dự báo chất lƣợng, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm có đúng nhƣ kế hoạch không?

*Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay.

Cán bộ tín dụng cần chủ động thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay đã lập. Tuỳ đặc điểm của từng khoản vay mà lựa chọn cách thức kiểm tra khác nhau.

Đối với hàng hóa trong kho: Cán bộ tín dụng kiểm tra danh mục hàng hóa có trùng khớp về chủng loại, xuất xứ, số lƣợng nhƣ phƣơng án xin vay không? Tính toán xem khối lƣợng hàng hóa trong kho có cân đối với giá trị tiền vay theo hợp đồng tín dụng không? Trƣờng hợp tài sản hình thành từ vốn vay là loại hàng hóa khó điểm đếm thực tế (có số lƣợng lớn, không bao gói,...) cán bộ tín dụng có thể dựa trên thẻ kho hoặc các loại giấy tờ khác liên quan có thể chứng minh về số lƣợng, mẫu mã loại hàng hóa đang lƣu kho. Trƣờng hợp hàng hóa trong kho hình thành từ nguồn vốn vay của nhiều ngân hàng, cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng báo cáo rõ hàng trong kho hình thành từ các nguồn vay nào, trong đó của ngân hàng là bao nhiêu đồng thời kiểm tra sự khớp đúng giữa thực tế với nội dung báo cáo.

Đối với máy móc thiết bị, cán bộ tín dụng kiểm tra chủng loại, xuất xứ, số lƣợng, seri trên máy… có khớp đúng với tờ khai hải quan, hóa đơn lƣu trong hồ sơ vay hay không.

86

Bên cạnh việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải theo dõi tình hình biến động của tài sản thế chấp. Nếu có sự giảm sút lớn thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung sao cho giá trị TSBĐ tăng phù hợp với giá trị tiền vay. Trƣờng hợp cho vay không có TSBĐ cũng cần phải quy định rõ trong hợp đồng tín dụng “khách hàng phải bổ sung TSBĐ khi cần thiết…”

Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tƣ, ngƣời mua thanh toán chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt. Cán bộ tín dụng cũng cần kiểm soát tài khoản tiền gửi của khách hàng tránh hiện tƣợng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả cho ngân hàng.

4.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng thì việc chú trọng nâng cao năng lực và trách nhiệm cũng nhƣ hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ làm công tác tín dụng là vô cùng quan trọng. Chi nhánh Thăng Long cần quan tâm những công tác sau:

*Thứ nhất, chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng

Cán bộ tín dụng cần có một số tiêu chuẩn cơ bản nhƣ phải đƣợc đào tạo chính quy đúng chuyên ngành ở các trƣờng đại học uy tín, không ngừng nghiên cứu học hỏi, trau dồi thêm kiến thức để nâng cao năng lực công tác, có khả năng về ngoại ngữ, tin học phục vụ công tác nghiên cứu tài liệu, thẩm định dự án.., có đạo đức, ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Bên cạnh nền tảng kiến thức sâu, rộng về những lĩnh vực có liên quan đến hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng còn phải có những kỹ năng cần thiết nhƣ kỹ năng phục vụ khách hàng: đòi hỏi cán bộ tín dụng có những kiến thức nhất định về

87

marketing, phục vụ khách hàng để khi tiếp xúc trực tiếp khách hàng có khảnăng thu hút và mở rộng cho vay; kỹ năng đàm phán, thƣơng lƣợng với khách hàng về việc tuân thủ các điều khoản trong chính sách, quy trình tín dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng; kỹ năng tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng đồng thời nêu đƣợc quan điểm của mình về những đánh giá đối với khách hàng; kỹ năng phân tích các nguồn thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc để phục vụ cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là để nhận diện những dấu hiệu rủi ro của khách hàng vay.

Ngoài ra, chi nhánh cũng nên chú ý luân chuyển cán bộ thƣờng xuyên, không để một cán bộ tín dụng phụ trách một khoản vay quá lâu để giảm thiểu rủi ro đạo đức nghề nghiệp xuống mức thấp nhất.

*Thứ hai, về chính sách đào tạo:

Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh Thăng Long hiện nay chủ yếu đƣợc đào tạo từ các trƣờng kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực khác nhƣ xây dựng, kỹ thuật, nông nghiệp…là rất hạn chế. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có ý thức không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thƣờng xuyên trau dồi, tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm khác để có nền tảng kiến thức sâu rộng phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Chi nhánh Thăng Long cần xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng một cách có hiệu quả, cụ thể:

- Tạo điều kiện để cán bộ tín dụng tiếp tục đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật các kiến thức về xã hội.

- Thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng và phân tích rủi ro cho cán bộ tín dụng.

- Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận giữa các cán bộ làm công tác tín dụng để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt khi đƣa vào áp dụng một quy trình mới trong hoạt động tín dụng.

88

- Mời các chuyên gia tín dụng đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

*Thứ ba, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng:

Tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh của cán bộ tín dụng mà có chế độ đãi ngộ phù hợp: Đối với cán bộ tín dụng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có những thành tích đáng ghi nhận, cần biểu dƣơng khen thƣởng cả về tinh thần lẫn vật chất nhƣ trích quỹ khen thƣởng để động viên phấn đấu, nâng bậc lƣơng kinh doanh… Đối với cán bộ tín dụng có sai phạm thì tùy theo mức độ, tính chất mà thực hiện kiểm điểm hoặc xử lý kỷ luật. Với chính sách trên, một mặt khuyến khích cán bộ tín dụng hăng hái phấn đấu hết mình cho công việc, mặt khác phải tôn trọng các nguyên tắc trong hoạt động tín dụng góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro.

4.3.6. Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ tín dụng

- Yêu cầu các bộ phận kinh doanh có biện pháp tích cực quản lý các hồ sơ tín dụng hiện tại.

- Các hồ sơ về tài sản đảm bảo yêu cầu đƣợc nhập kho có sự kiểm soát của kế toán và kho quỹ, đƣợc bảo quản tốt tránh mất mát, hƣ hỏng, cháy nổ.

- Các hợp đồng tín dụng cần đƣợc xem xét và hoàn thiện với sự tham gia tƣ vấn của pháp luật và ban hành mẫu chuẩn về hợp đồng tới các phòng ban liên quan.

4.3.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin là điều kiện cơ bản quyết định kết quả của công tác thẩm định và quyết định một khoản cho vay. Chính vì vậy, việc thu thập, lựa chọn, xử lý thông tin về khách hàng, thông tin về thị trƣờng của khách hàng là việc làm rất quan trọng.

 Thu thập thông tin về khách hàng: Hiện nay, việc khai thác thông tin về khách hàng thƣờng chỉ do khách hàng cung cấp nhƣ các báo cáo tài chính

89

trong các năm gần nhất, phƣơng án sản xuất kinh doanh...Tuy nhiên, báo cáotài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (thƣờng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) thƣờng ít đƣợc kiểm toán, kể cả trong trƣờng hợp đã đƣợc kiểm toán thì mức độ tin cậy còn tùy thuộc vào công ty kiểm toán. Do vậy, đối với cán bộ tín dụng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thêm thông tin từ các bên liên quan nhƣ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ dƣ luận xã hội hoặc dƣ luận trong nội bộ khách hàng.

 Thu thập thông tin về thị trƣờng: Ngoài các thông tin về bản thân khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải thu thập các thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nhƣ: tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, các chính sách liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, theo dõi diễn biến của thị trƣờng có ảnh hƣởng bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp nhƣ tỷ giá, giá vàng, bất động sản…; theo dõi diễn biến thị trƣờng của tài sản đảm bảo tiền vay.

Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập đƣợc tiến hành phân tích, đánh giá khách hàng để giúp ban lãnh đạo ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay một cách chính xác và kịp thời.

Để xây dựng đƣợc hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, Chi nhánh Thăng Long cần có kế hoạch trang bị đầy đủ, hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng tiện làm việc phù hợp với lộ trình hiện đại hóa ngân hàng, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, khai thác tốt cơ sở dữ liệu chƣơng trình phát triển của Ngân hàng thế giới. Đồng thời tích cực hợp tác với Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, các ngân hàng hiện đại trên thế giới để cập nhật thông tin học hỏi kinh nghiệm một cách kịp thời.

90

Chi nhánh Thăng Long nên nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý các thông tin về hoạt động tín dụng. Trên cơ sở dữ liệu đã đƣợc cập nhật hàng ngày, phần mềm này cho phép ngƣời sử dụng có thể chiết xuất ra các loại báo cáo theo các tiêu thức khác nhau tại bất kỳ thời điểm nào phục vụ yêu cầu quản lý.

4.4. Một số kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng một cách hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào những chính sách, biện pháp của các ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố của môi trƣờng kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt là vai trò của Chính phủ. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho an toàn tín dụng của ngân hàng qua các mặt sau:

- Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Nhà nƣớc cần hoàn thiện và ổn định hệ thống chính sách xã hội làm cơ sở tạo môi trƣờng kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Từ đó tạo nên sự yên tâm cho các nhà đầu tƣ. Có đƣợc một môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, các thành phần kinh tế sẽ mạnh dạn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh về chiều sâu, thu hút đƣợc nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tƣ.

- Đƣa ra các chính sách đầu tƣ trong nƣớc, tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế. Đƣa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh nhƣ cho thuê đất, xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ.

- Về cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo: Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài tòa án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ,

91

tránh việc hình sự hóa các hoạt động này. Tạo điều kiện pháp lý tốt cho các công ty xử lý nợ có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật: Các nghiên cứu tổng kết cho thấy rằng, một nƣớc mà hệ thống pháp luật hoạt động không đúng chức năng của nó thì không thể có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Tuy nhiên, từ trƣớc tới nay, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đƣợc đánh giá là kém cả về tính minh bạch và tính thực thi, hiệu lực. Sự kém hiệu lực, kém thực thi của hệ thống pháp luật Việt Nam dẫn đến việc sử lý các tài sản bảo đảm tiền vay, tài sản cầm cố thế chấp là vô cùng khó khăn và phức

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại dương chi nhánh thăng long (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)