Đánhgiá thực trạng rủi ro tín dụng tại Oceanbank Chi nhánh Thăng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại dương chi nhánh thăng long (Trang 73)

Thăng Long

3.4.1 Một số kết quả đạt được

Là một tổ chức tín dụng mà hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có, là tài sản tạo ra khoảng 80% lợi nhuận cho ngân hàng nên ngân hàng TMCP Đại Dƣơng đã rất quan tâm đến rủi ro tín dụng và các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn 2011 – 2013, nợ xấu của chi nhánh đƣợc khống chế ở mức dƣới 5% (từ 1.89% - 4.16%) trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ này nằm trong giới hạn cho phép trong điều kiện hiện nay. Công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng hiện nay nhƣ sau:

3.4.1.1.Về mặt cơ cấu tổ chức

Nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra cũng nhƣ đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, ngân hàng TMCP Đại Dƣơng liên tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, củng cố bộ máy quản lý rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phân quyền hạn phán quyết tín dụng theo ngành dọc, trong đó cấp cao nhất là Ban điều hành, cấp thấp nhất là các phòng giao dịch. Tại CN Thăng Long có tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ làm việc tại chi nhánh nhƣng trực thuộc hội sở

64

làm việc, thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát tất cả các hoạt động kinh doanh của CN Thăng Long.

3.4.1.2.Về áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

Xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ đánh giá đo lƣờng rủi ro các khoản mục của Oceanbank; Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro trên cơ sở đánh giá các yếu tố định tính và định lƣợng phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tƣợng khách hàng và tính chất rủi ro của khoản vay nhằm mục đích:

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. - Xét duyệt tín dụng.

- Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng. - Xây dựng chính sách khách hàng.

- Quản lý chất lƣợng tín dụng tại các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống.

*Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp: Đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp chẩm điểm hai nhóm chỉ tiêu bao gồm: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Quy trình đánh giá, xếp loại đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau:

Khách hàng Ngành KT

Quy mô

Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính

Thanh Khoản Hoạt động Cân nợ Thu nhập LCTT Quản lý QHT D MT kinh doanh Khác

Điểm tài chính Điểm phi tài chính Tổng hợp điểm tín dụng

65

Sơ đồ 3.2: Quy trình chấm điểm khách hàng doanh nghiệp

*Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân: Việc đánh giá đƣợc thực hiện dựa trên việc đánh giá xếp hạng rủi ro khách hàng và tài sản đảm bảo:

Sơ đồ 3.3: Quy trình chấm điểm khách hàng cá nhân

Sau khi thực hiện chấm điểm, khách hàng đƣợc xếp thành 10 loại theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao. Tƣơng ứng với mỗi loại khách hàng, ngân hàng có chính khách hàng riêng nhằm kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng của toàn hệ thống. Chi nhánh Thăng Long có thể sử dụng số điểm mà khách hàng đạt đƣợc để xếp hạng khách hàng. Tùy theo kết quả xếp hạng của từng khách hàng mà chi nhánh đƣa ra quyết định cho vay với mức tín dụng bao nhiêu, lãi suất nhƣ thế nào và sẽ áp dụng giám sát sau khi cấp tín dụng ra sao. Mục đích cuối cùng là kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế nợ xấu.

3.4.1.3. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Chi nhánh thực hiện phân loại khoản vay và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro định kỳ theo quy định của Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng và Ngân hàng Nhà Nƣớc:

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử Khách hàng Nhân thân Khả năng trả nợ Loại TSĐB Tính chất TSĐB Giá trị TSĐB Xu hƣớng Xếp hạng rủi ro khách hàng Đánh giá tài sản đảm bảo Tổng hợp điểm tín dụng QH với các TCTD PA kinh doanh

66

dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

- Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

- Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nƣớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

- Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-NHNN ngày 31/03/2014 Quy định về về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Định kỳ vào ngày cuối tháng, ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung theo tỷ lên 0.75% trên tổng dƣ nợ. Đối với dự phòng cụ thể, ngân hàng trích sẽ thực hiện rà soát và phân loại các khoản nợ để tiến hành trích lập dự phòng hàng quý.

3.4.1.4. Công tác kiểm tra và giám sát tín dụng

Trong những năm qua, chi nhánh chủ động thực hiện giám sát từng khoản cấp tín dụng thƣờng xuyên để đảm bảo khoản vay đƣợc hoàn trả theo đúng cam kết. Bên cạnh việc giám sát riêng từng khách hàng vay vốn, chi

67

nhánh còn định kỳ giám sát tổng thể thành phần và chất lƣợng của danh mục tín dụng để tránh hiện tƣợng tập trung tín dụng.

3.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1 Hạn chế

Trong những năm qua, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng đã đƣợc quan tâm nhiều hơn. Ngân hàng đã ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích hƣớng dẫn một cách cụ thể và đầy đủ hơn hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống. Tuy nhiên, chính sách này mới ở trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện, do đó gặp phải một số khó khăn nhất định. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng chƣa thực sự phát huy vai trò trong việc định hƣớng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy, rủi ro tín dụng vẫn còn thể hiện rõ nét:

Thứ nhất, nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăngcao: Giai đoạn 2011- 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh đã vƣợt mức 5%, tính đến 31/12/2014 dƣ nợ quá hạn tăng lên 2,301.72 tỷ đồng, trong đó dƣ nợ có khả năng mất vốn tăng lên 1,904.46 tỷ đồng. Bao gồm món vay của Công ty TNHH Quản Lý Và Khai Thác Tài Sản Tràng An: 330.7 tỷ đồng, CTCP Tập Đoàn Vina Megastar: 133.39 tỷ đồng, CTCP Tài Chính và Đầu Tƣ Gia Phát: 580 tỷ đồng, CTCP Đầu Tƣ GE Việt Nam: 524.42 tỷ đồng và một số khách hàng khác (đánh giá theo tiêu chí phân loại nợ của Quyết định 493/NHNN, Quyết định 18/NHNN và Thông tƣ 02, Thông tƣ 09). Tuy nhiên tỷ lệ này chƣa phản ánh thực sự những khoản nợ xấu còn tiềm ẩn. Nợ xấu cao khiến cho số tiền trích lập quỹ dự phòng tăng cao làm cho lợi nhuận của chi nhánh bị giảm.

Thứ hai, chất lượng và hiệu quả các khoản tín dụng chưa cao: do trong quá trình giải ngân cán bộ tín dụng chƣa theo dõi sát sao, hồ sơ giải ngân còn thiếu chứng từ, chƣa đăng ký giao dịch đảm bảo cho tài sản bảo đảm, chƣa thực hiện kiểm soát sau vay đối với khách hàng theo quy định.

68

Thứ ba, hạn chế trong việc phân tán rủi ro: Hiện nay danh mục cho vay của chi nhánh Thăng Long chủ yếu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, mặc dù đã có những định hƣớng phát triển đối đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân, nhƣng do chỉ đạo chƣa quyết liệt và còn phụ thuộc vào biến động thị trƣờng nên trong ngắn hạn, danh mục đầu tƣ tín dụng của chi nhánh Thăng Long vẫn còn tồn tại những rủi ro tín du ̣ng danh mục, khả năng phân tán rủi ro tín du ̣ng là chƣa cao.

Thứ tư, hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu: Nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh có xu hƣớng gia tăng từ năm 2011 cho đến nay. Công tác thu hồi nợ chƣa thực sự phát huy hiệu quả, điều này có thể giải thích do nền kinh tế gặp khó khăn chung nên hiệu quả kinh doanh của khách hàng vay vốn giảm, khách hàng gặp khó khăn, khách hàng không hợp tác trong việc trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên cũng không thể ngoại trừ nguyên nhân chủ quan đến từ phía ngân hàng trong việc quản lý khách hàng: Dòng tiền về của khách hàng không đƣợc theo dõi chặt chẽ, khách hàng tự ý bán hàng tồn kho và dùng tiền cho mục đích khác… Mặt khác, do chuyển qua nhiều cán bộ tín dụng quản lý nên cán bộ tín dụng không tích cực đôn đốc, thiếu trách nhiệm trong việc thu hồi nợ.

Thứ năm, quy trình cấp tín dụng : Tất cả các công viê ̣c tƣ̀ tiếp nhân hồ sơkhách hàng đến thẩm đi ̣nh giá tài sản , lâ ̣p tờ trình thẩm đi ̣nh cũng nhƣ soa ̣n thảo các hợp đồng tín dụng , hợp đồng thế chấp /cầm cố , giải ngân , lƣu trƣ̃ quản lý hồ sơ , kiểm tra sau cho vay , tất toán khoản vay và ra thông báo xuất ngoại bảng để trả hồ sơ tài sản đảm bảo cho khách hàng… đều do cán bộ tín dụng thực hiện . Quy trình cho vay cho thấy cơ cấu tổ chƣ́c không có sƣ̣ đô ̣c lâ ̣p giƣ̃a chƣ́c năng bán hàng , tác nghiệp và hạn chế rủi ro trong mô hình tổ chƣ́c tín dụng.

3.4.2.2 Nguyên nhân

69

Về đội ngũ nhân viên tín dụng: Phần lớn nhân viên tín dụng tại chi nhánh Thăng Long đều còn trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm, chƣa chủ động trong việc thẩm định vay vốn tìm kiếm khách hàng, kỹ năng thƣơng lƣợng kém. Hơn nữa, nhiều nhân viên mới còn thiếu kiến thức về tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tƣ và thanh toán quốc tế nên trong quá trình phân tích tín dụng, tính chính xác của kết quả chƣa cao. Trong khi đó, công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ còn chƣa thƣờng xuyên. Chƣa chủ động cập nhập thông tin về tình hình kinh tế và pháp luật. Một số cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức, không chấp hành quy định cho vay nhƣ: thẩm định không kỹ, không đánh giá tình hình tài chính khách hàng, thông đồng với khách hàng để làm hồ sơ giả.

Về chính sách tín dụng: Một số chính sách tín dụng không phù hợp, chƣa chặt chẽ, quy định cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

Việc thực hiện quy trình tín dụng: Một số khoản vay không đƣợc thực hiện theo quy trình tín dụng ban hành. Sổ tay tín dụng của ngân hàng đƣợc xây dựng rất chi tiết và cụ thể nhằm bảo đảm cho hoạt động tín dụng an toàn và sinh lợi. Nếu thực hiện đúng, đủ nhƣ quy định thì có thể hạn chế đƣợc rất nhiều rủi ro nhƣng đối với những khoản vay không lớn thì việc tuân thủ quy trình là rất ít. Đặc biệt ở khâu phân tích trƣớc khi cho vay và giám sát sau khi giải ngân. Nhân viên tín dụng thƣờng chỉ quan tâm theo dõi các khoản vay hoạt động kém hiệu quả. Trong khi khách hàng lớn hoạt động chƣa có dấu hiệu gì không tốt thì nhân viên tín dụng rất ít xuống cơ sở xem xét tình hình sản xuất kinh doanh sau vay, đôn đốc việc thu nợ. Thực tế cho thấy nhiều khi rủi ro xảy ra là do nhân viên tín dụng không thực hiện đủ hoặc đúng quy trình. Ngoài ra có một số khoản vay là do hội sở đƣa xuống , nhƣ̃ng khoản vay này

70

thƣờng không đƣợc đánh giá khách quan trong viê ̣c xem xét và đƣa ra quyết đi ̣nh cấp tín du ̣ng. Đây cũng tiềm ẩn rủi ro tín du ̣ng cho chi nhánh.

Quản lý hồ sơ tín dụng: Công tác lập và sắp xếp hồ sơ còn nhiều sai sót. Điển hình là giấy tờ về tài sản đảm bảo tiền vay và một số hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng không đủ tính pháp lý dẫn đến việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn. Việc soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm phát sinh mới chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, vẫn còn tồn tại tình trạng soạn thảo để nguyên hƣớng dẫn của mẫu hƣớng dẫn mà không soạn thảo lại. Các sai sót nhƣ vậy có thể nhỏ nhƣng khi xảy ra khiếu kiện với khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng thì đây cũng có thể là những khe hở gây thiệt hại cho ngân hàng.

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay còn sơ sài và thiếu chuyên nghiệp: Mặc dù chi nhánh đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay bằng việc tiến hành một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính, phƣơng pháp giao tiếp nội bộ, nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ.

Tài sản bảo đảm bị sụt giá hoặc không đƣợc định giá đúng với giá trị. Do áp lực chỉ tiêu và áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác nên ngân hàng đã chú trọng tăng trƣởng dƣ nợ một cách vội vàng.

*Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Nhiều khách hàng vay vốn thƣờng có hai hay nhiều hồ sơ (báo cáo tài chính), một để nộp cho cơ quan thuế và một để nộp cho ngân hàng. Để có đƣợc sự tài trợ của ngân hàng, báo cáo nội bộ mà khách hàng nộp cho ngân hàng thƣờng đƣợc làm giả số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh luôn ở mức tốt. Về góc độ ngân hàng, việc yêu cầu bổ sung đầy đủ báo cáo tài chính thực

71

tế của khách hàng đôi lúc gặp khó khăn, nên công tác thẩm định vì thế đôi khi thiếu chính xác.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, thiếu thiện chí trong việc trả nợ; Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành; quản lý vốn không hợp lý dẫn đến kết quả kinh doanh bị thua lỗ, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ với ngân hàng.

Do tƣ cách và phẩm chất của một số khách hàng là không tốt: họ cố ý lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng, trƣờng hợp này ngân hàng rất khó thu hồi đƣợc tiền cho vay. Thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp và đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Môi trường tài chính chưa minh bạch: đây là yếu tố tác động tiêu cực tới hoạt động tín dụng. Do thị trƣờng tài chính trong nƣớc chƣa phát triển, thị trƣờng chứng khoán mới đi vào hoạt động, phần lớn các doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng chứng khoán chƣa có ý thức trong việc minh bạch tài chính. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá đúng năng lực tài chính của khách hàng.

Hành lang pháp lý chưa đồng bộ và phù hợp cũng là nguyên nhânlàm phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vấn đề cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm đối với doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại dương chi nhánh thăng long (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)