c. Tính cách tự d o:
2.1.2.1. Đời sống nội tâm phong phú :
22T
Một yếu tố khác cũng không thể thiếu được trong quá trình thể hiện con người mới của Nguyễn Du, đó chính là đời sống nội tâm của nhân vật.
22T
Nguyễn Du đặc biệt quan tâm đến yếu tố tinh thần trong đời sống tâm hồn của con người, một vấn đề mà văn học cổ né tránh, không dám biểu hiện, ngay cả những truyện Nôm, dù có tư tưởng khá tiến bộ nhưng cũng chưa đi sâu khai thác đời sống nội tâm của nhân vật mình, chủ yếu chỉ biểu hiện con người của hành động, nếu có chăng thì đó cũng chỉ là một yếu tố mờ nhạt chưa đáng kể. Còn với Nguyễn Du, ông hết sức chú trọng đến khía cạnh này vì hiện thực của lịch sử đã tạo cho con người một cuộc sống không đơn giản như trước kia. Con người phải đứng trước một thực tế vượt quá sức chịu đựng của mình, cái giả, cái chân, cái xấu, cái tốt luôn mơ hồ lẫn lộn lôi kéo thúc đẩy khiến con người dao động. Tất cả những yếu tố đó, đã bộc lộ qua sự suy nghĩ của con người thể hiện một đời sống nội tâm phong phú đầy phức tạp.
22T
Cái tôi trữ tình trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một con người cá nhân nhiều suy tư trăn trở trước cuộc sống với cái buồn, cái lo âu, thương cảm cuộc đời. Nó biểu hiện tâm trạng của con người đời thường sự xúc cảm về cái mong manh của đời người, của cuộc đời. Khi con người không định hướng được cho tương lai của mình thì đành bộc lộ nỗi thương thân, xót thân trước cảnh sống bất đắc chí, một cảm giác hụt hẫng khiến nhà thơ thấy mình giống như "ngọn cỏ bồng" lìa gốc lăn lóc bên trời, mà ngày tháng sẽ tàn lụi dần các hùng tâm, nhiệt huyết của con người :
22T
Hành cước vô căn nhiệm chuyển bồng
22T
Giang Nam, Giang Bắc nhất nang không
22T
Bách niên cùng tử văn chương lí
22T
Lục xích phù sinh thiên địa trung
22T
Vạn lí hoàng quang tương mộ cảnh
22T
22T
Vô cùng kim cổ thương tâm xứ
22T
Y cựu thanh sơn tịch chiếu hồng.
22T
(Mạn hứng II)
28T
(Như ngọn gió bồng không rễ tha hồ chuyển dời,
28T
Tôi đi hết phía Nam sông đến phía Bắc sông với một chiếc túi rỗng
28T
Cuộc đời trăm năm chết xác trong chốn văn chương
28T
Tấm thân sáu thước sống nổi trôi giữa vòng trời đất
28T
Đội chiếc mũ vàng nơi muôn dặm trong cảnh chiều tối
28T
Một đầu tóc bạc bay tung trước gió tây
28T
Chốn gợi nên bao mối đau lòng vô hạn như xưa
28T
Là dãy núi xanh vẫn nhuốm ánh chiều hồng như cũ).
22T
Cảm giác này thường xuyên hiện diện trong cái tôi đầy u uất của nhà thơ, ngay cả những lúc ra làm quan cho nhà Nguyễn. Nó biểu hiện thành một niềm u ẩn không tên mà ông cố đè nén. Cảm nhận về cuộc đời mang màu sắc ảm đạm, hoang vắng, xám tối, buồn rũ ra, tâm trạng của ông cũng chính là tâm trạng của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ.
22T
Trong thế kỉ XIX, ý thức cá nhân cũng bùng nổ khát khao nhận biết về mình và cộng đồng. Những cuộc đời đau khổ đang kêu gào, những không gian và thời gian đang truy bức con người vào chỗ tan rữa. Con người cảm thương cho mình, cho đời cụ thể xung quanh. Ở đâu cũng đầy thương tâm đau lòng. Nguyễn Du thấy cái gì cũng động thấu bên trong. Một bãi cỏ xanh, một đám bụi hồng cũng gợi nên những nỗi đau lòng. Tâm trạng này rất gần với lớp người mới trong văn học 1930 - 1945, trong văn học hiện đại, khi họ chưa định hướng được tương lai.
22T
Trước kia, khi không dung hòa được với cuộc sống xã hội, các nhà Nho thường quay lưng lánh đời theo Lão - Trang để tìm cho mình sự thanh thản tâm hồn qua sự gần gũi với thiên nhiên, tạo vật. Nguyễn Du không đi vào vết cũ của người xưa. Dù ông đang mang tâm trạng đầy u uất nhưng ông không lánh đời mà trái lại, ông còn muốn tận hưởng những lạc
thú của cuộc đời. Đây là cách sống của người hiện đại mà các nhà văn học Phục hưng châu Âu thường miêu tả khi thể hiện con người trong cuộc sống trần thế. Nguyễn Du cũng nói đến rượu thịt và gái đẹp trong tác phẩm "Đối tửu ", "Tạp thi II", "Kế huyền hư tử",...
22T
Cuộc đời trăm năm chỉ muốn say suốt ngày :
22T
"... Có chó cứ giết chó
22T
Có rượu cứ nghiêng bầu''.
22T
Ông muốn phơi bày hết mọi thứ mặt trái của cuộc đời nhưng vẫn còn do dự, băn khoăn giữa ham muốn và sự bình thản của tâm hồn. Tâm trạng này rất thực, nó giống với tâm trạng của con người hiện đại. Cái buồn, cái thất vọng, bất mãn cứ đan xen vào nhau trong ý thức của con người. Con người cảm nhận được sự bất lực của chính mình :
22T
"Thư kiếm vô thành sinh kế xúc".
28T
(Mộng múa kiếm đọc sách (để giúp đời) không thành, sinh kế bức bách).
22T
Càng ý thức sâu sắc về thân phận con người, Nguyễn Du càng thấy lẻ loi, cô độc trong cuộc đi tìm "mình", một Nguyễn Du đa dạng, phong phú và phức tạp không biết chia xẻ cùng ai :
22T
"'Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ"
28T
(Ta có tấc lòng không biết nói cùng ai).
22T
"Bồi hồi đối ảnh độc vô ngữ"
28T
(Bồi hồi đối ảnh một mình không biết nói với ai)
22T
"Thiên tuế trường ưu vị tử tiền"
28T
(Mối ưu sầu ngần năm trước lúc chết).
22T
Mang tâm trạng đơn độc, lẻ loi nhưng Nguyễn Du không trốn đời mà càng ý thức hơn
về nỗi khổ của con người. Cái âu lo đời thường giữa cuộc sống đói nghèo, bệnh tật vây hãm con người trước thế thái nhân tình, nhà thơ cảm nhận cái nghèo làm cho con người trở nên hèn mọn hơn. Nó ngăn cản chí khí, làm lạnh lẽo tâm hồn của con người, cản trở con người trên mọi ngả đường.
22T
Bản thân nhà thơ đã chứng kiến không biết bao nhiêu mảnh đời khốn khổ, nghèo đói, bị khinh rẻ, bị coi thường. Nó trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn, làm thui chột ý chí của con người. Mang nỗi lo đời nhưng bất lực với đời khiến ông mạng tâm bệnh "Đa sầu, đa bệnh", "Tâm sầu, bạch phát".
22T
Hình ảnh mái tóc bạc được lặp đi lặp lại trong thơ chữ Hán như một điệp khúc buồn về nỗi đau đời, thương người, thương mình, những mối lo âu không tên trước sự trả thù tàn khốc của nhà Nguyễn đối với triều thần, mà ông thì không làm được như Khuất Nguyên " Tỉnh một mình" khi chân tính của con người bị xói mòn. Có điều, Nguyễn Du dám nói thẳng ý nghĩ của mình trước sự dao động đó, vì ông cũng là con người thực chứ không phải là một kiểu mẫu để đời soi rọi vào đó.