22T
Ngay từ buổi đầu, Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện với cái đẹp rực rỡ, đầy chủ ý, cái đẹp từ ngoại hình cho đến tính cách, dù cách miêu tả của ông chưa thoát khỏi quy phạm của văn chương Trung đại. 22T23Tvẫn 22T23Tlối so sánh mà ta thường gặp trong văn chương cổ như hình ảnh của "mai", "tuyết". Nguyễn Du có ý muốn nhấn mạnh cái thanh cao, trong trắng của Kiều, một chất nền tạo sự đối lập giữa một cô gái trắng trong với cô gái giang hồ dày dạn phong trần sau này. Quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Du đã vượt khỏi tầm nhìn của nhà Nho.
22T
Ông ca ngợi thân xác của người phụ nữ bằng cái nhìn đầy xúc cảm, không rụt rè, xấu
hổ hay che đậy, điều mà văn học của những thế kỉ trước không bao giờ dám nghĩ đến. Cách miêu tả của Nguyễn Du còn ẩn dưới những ngôn từ mang tính chất ước lệ.
22T
"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
22T
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên"
22T
Ý tưởng của Nguyễn Du có sự gặp gỡ với các họa sĩ thời Phục hưng của phương Tây trong cách nhìn và sự ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sinh lực của người phụ nữ.
22T23T
Người 22T23THy Lạp ngày xưa chủ trương "Một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể cường
tráng". Xuân Hương cũng đồng cảm với cách nhìn của Nguyễn Du khi bà miêu tả cái đẹp thể xác của người phụ nữ với hình ảnh :
22T
"Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
22T
Một lạch đào nguyên suối chửa thông"
22T
Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã vẽ lên một bức hội họa toàn bích với vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ tràn đầy sức sống. Đây là điểm tương đồng với văn học Phục hưng khi miêu tả người phụ nữ mới. Bức tranh nàng La Joconde của Léonard de Vinci cũng miêu tả người phụ nữ với vẻ đẹp tràn đầy sức sống, với nụ cười mỉm kín đáo biểu hiện một nội
tâm sâu sắc đã được cả thế giới ngưỡng mộ. Nét phác thảo của Nguyễn Du về vẻ đẹp của
người phụ nữ dưới góc nhìn hội họa cũng không kém phần tạo nên biểu tượng về vẻ đẹp theo cách nhìn của người hiện đại.