I. CẢM HỨNG VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI TÁC GIẢ NGUYỄN DU:
5. Sông Tiền Đường:
96T
Chỉ là một con sông bình thường như bao dòng sông khác nhưng nó đã trở nên nổi tiếng khi gắn chặt với cuộc đời khổ dâu của Thúy Kiều và đã đi vào thi ca, là nguồn cảm hứng cho người đời sau mỗi khi viếng thăm. Bao bạn đọc đời sau mỗi khi có dịp đến sông Tiền Đường đều cảm thấy lòng bâng khuâng xao xuyến như gặp lại cái gì đó quen thuộc và rưng rưng nhớ đến Thúy Kiều xưa, có lẽ trong Truyện Kiều, con sông Tiền Đường không còn tồn tại như mội sự vật mà nó gần như đã là một nhân vật không thể thiếu, một nhân vật xuyên suố toàn bộ câu chuyện...
96T
Nhà thơ Anh Thư trong dịp đến sông Tiền Đường cảm thấy như gặp lại bóng dáng Thúy Kiều trước
bao la sóng vỗ:
100T
Một kiếp sắc tài mênh mông sóng vỗ
100T
Tiền Đường xưa ngập sóng thơ trần
100T
Nay ta đến mồ Kiều bạc mệnh
100T
Nước gương lồng rộn rịp bóng giai nhân.
96T
(Qua s ô n g Tiền Đường)
96T
Nhà thơ Tế Hanh lại thấy lòng bâng khuâng trước dòng sông biết đã lâu nay mới được gặp. Nhà thơ nhớ đến Nguyễn Du và nàng Kiều bạc mệnh đã chọn nơi này làm mồ chôn thân:
100T
Nhìn từ đỉnh tháp Lục Hòa
100T
Tiền Đường uốn khúc biết là về đâu
100T
Trời cao đất rộng sông sâu
100T
Hồn Kiều thăm thẳm với màu .xanh 91T100Txanh
100T
Muôn vàn con sóng lênh đênh
100T
100T
Thấy sông nay thấy lần đầu
100T
Biệt sông biết đã lừ lâu với Kiều.
96T
( S ô n g Tiền Đường - Tế Hanh)
96T
Con sông Tiền Đường đã trởnên quen thuộc trong lòng bạn đọc đời sau. Dòng sông xa xôi xứ lạ ấy đã hóa thành gần gũi. Nhưng nhà thơ vẫn băn khoăn câu hỏi:
100T
Quê nhà nào thiếu gì sông nước
100T
Chẳng thiếu dòng sông máu cuộn ngầu
100T
Sao không là sông Lam, sông Hương, sông nước mắt
100T
Phải mượn Tiền Đường gửi nỗi đau
100T
Quê nhà nào thiếu gì tài sắc
100T
Hồng nhan chìm nổi dề chưa nhiều
100T
Sao không là Thị Kính, nàng Tô Thị bạc phận
100T
Nước mắt phương nam chảy ngược đến nàng Kiều?
96T
Và rồi lại trầm tư suy nghĩ câu trả lời:
100T
"Tiếc như sông ăể thương người như biển
100T
Từ hay Kim đều lận đận phong trần
100T
Lưỡi gươm cường bạo Hồ Tốn Hiến
100T
Có khi nào vắng bên cửa phòng văn".
96T
(Mượn sông Tiền Đường - Nguyễn Vũ Tâm)
96T
Sông Tiền Đường đã được Nguyễn Du gắn liền với cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều. Ông yêu thương nó như yêu thương đời Kiều lận đận và dòng sông cũng trở nên một phần máu thịt, một phần tâm hồn ông.
Có lẽ vì thế mà khi đến thăm sông Tiền Đường, nhà thơ như gặp lại tâm hồn Nguyễn Du quen thuộc đến
yêu thương:
100T
Sông dào dạt chảy từ xưa
100T
Trước tôi từ thuở Nguyễn Du viết Kiều
100T
Tôi nghe sóng nói bao điều
100T
Thăng trầm đã trải, tình yêu đã từng...
100T
Nhúng bàn chân lạ xuống sông
100T
100T
Lao xao nhịp sóng Tiền Đường
100T
Nghe trong tôi mát tâm hồn Nguyễn Du.
96T
(ở sông Tiền 95T96TĐường 95T96T- P h a n Thị Thanh Nhàn)
96T
Thăm sông Tiền Đường, nhà thơ ngỡ ngàng nhận ra:
100T
Xưa tôi tưởng sông Tiền Đường trong vắt
100T
Có ai ngờ nước mắt đẫm phù sa,
96T
( T hăm Sông Tiền Đường – Trần Mạnh Hảo)
96T
Từ con sông Tiền Đường nổi tiếng với Nguyễn Du và Truyện Kiều, nhà thơ choáng ngợp trước hình ảnh con sông thật đang hiện ra trước mắt với suy nghĩ bâng khuâng:
100T
Tôi từng tắm sông Tiền Đường văn học
100T
Nay đến nhìn sông thật ngỡ hư không
100T
Hồn sông có theo Kiều về dất Việt
100T
Lại chừng đây đeo đẳng lá ngô đồng
100T
Sông có phải con tằm Kiều rút ruột
100T
Còn vương tơ sóng nước mấy trăm năm...
100T
..Sông nuốt hết mười lăm năm lưu lạc
100T
Trả Nguyễn Du tiình bạch đón xuân thì
100T
Chàng Kim hóa thiên tài gieo lục bát
100TXin Tiền Đường cho nước mắt trôi đi.
96T
(Thăm sông Tiên Đường - Trần Mạnh Hảo)
96T
Bao nổi khổ đau của đời Kiều thuở trước, nhà thơ mong Tiền Đường hãy xóa sạch đi. Cả những giọt lệ của Nguyễn Du với Kiều "gieo khúc đoạn trường" cũng xin Tiền Đường mang đi mãi mãi. Đến sông Tiên Đường, nhà thơ mang trong lòng bao tình cảm xúc động bồi hồi:
100T
Một chiều tôi đến sông Tiền
100T
Biết sao được nợ hoặc duyên buộc vào
100T
Mà mưa trắng xóa hai đầu
100T
100T
Sáu vùng tháp Lục Hợp ngồi
100T
Mấy trăm năm nữa, tắt lời thi nhân
100T
Bờ sông tôi đặt dấu chân
100T
Thoát trông thôi đã mưa vần vụ xoay.
96T
(Mưa trên sông Tiền Đường - Hồng Nhu )
96T
Cũng như Thúy Kiều, sông Tiền Đường đối với mỗi người Việt Nam đã trở thành quen thuộc đến yêu thương. Nó tồn tại trong tâm hồn người Việt với mội tình cảm tha thiết, mến thân như sông Hồng, sông Lam của quê nhà. Có lẽ vì thế mà mỗi người Việt Nam khi có dịp đến Tiền Đường lại cảm thấy dâng trào những cảm xúc: vừa ngỡ ngàng, bâng khuâng, xao xuyến, vừa thấy lòng nao nao như lâu lắm rồi mới gặp lại người quen... và mạch thơ cũng theo dòng cảm xúc đổ tuôn trào...