CHƯƠNG 3: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU TRONG CẢM HỨNG THƠ CỦA NGƯỜI ĐỜI SAU (TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY)

Một phần của tài liệu nguyễn du và truyện kiều trong cảm hứng thơ của người đờisau 90t(từ năm 1930 đến nay) (Trang 44 - 46)

I. TRUYỆN KIỀU VỚI THƠ CA DÂN GIAN:

CHƯƠNG 3: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU TRONG CẢM HỨNG THƠ CỦA NGƯỜI ĐỜI SAU (TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY)

HỨNG THƠ CỦA NGƯỜI ĐỜI SAU (TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY)

96T

Từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều đã nhận được rất nhiều ý kiến khen, chê đến từ nhiều phía. Là một tác phẩm văn học, việc nhận được nhiều ý kiến bình luận khác nhau là lẽ đương nhiên nhưng nhìn chung, những ý kiến chê trách truyện Kiều, Thúy Kiều đều vì những lý do sau dây:

96T

Lý do đạo đức.

96T

Lý do chính trị.

96T

Ở lý do thứ nhất, những nhà Nho học đứng trên lập trường đạo đức chính thống "tam cương ngũ thường" để đánh giá các nhân vật cùa Truyện Kiều. Nhất là Thúy Kiều. Nguyễn Công Trứ thì chê Kiều là:

100T

Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.

96T

(Vịnh Thúy Kiều)

96T

Vân Hạc Lê Văn Hòe, Lê Cương Phụng, Nguyễn Thiện Kế cũng lên tiếng

chê trách Thúy Kiều là người không giữ được chữ trinh, không chung thủy, không đáng được quý trọng...

96T

Nhìn chung, những nhà cựu học bình luận Truyện Kiều đứng trên quan điểm đạo đức Nho giáo phong kiến đều đưa ra những nhận định, những ý kiến dựa trên cảm hứng chủ quan của cá nhân. Họ không thấy được giá trị chân

chính của Truyện Kiều, cũng như của nhân vật Thúy Kiều. Hơn nữa, họ cũng

không chú ý đến những giá trị sâu sắc về nội dung cũng như về nghệ thuật của tác phẩm, không có sự phân biệt nào giữa nhân vật trong tác phẩm văn học với con người trong cuộc sống, giữa tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân với tác phẩm của Nguyễn Du.

96T

Bên cạnh đó, vẫn còn những nhà nho thấu hiểu Truyện Kiều, nhiệt tình bênh vực cho Thúy Kiều. Họ là những người không chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ít nhiều đều có thái độ bất mãn đối với xã hội đương thời. Đối với các tác giả này, việc bình luận Truyện Kiều trước hết là tỏ sự thông cảm của họ đối với cách đặt vấn đề của Nguyễn Du, và tỏ lòng thương xót đối với cuộc đời bất hạnh của Thúy Kiều.Đứng trên quan niệm nhân sinh, quan điểm xã hội, các nhà nho thuộc khuynh hướng này đã chú ý đến một số vấn đề nội dung và giá tri nghệ thuật của Truyện Kiều. Mộng Liên Đường chủ nhân, Phong Tuyết chủ nhân, Chu Mạnh Trinh thấy ở Thúy Kiều một "người đồng (liệu, tuy khác đời mà chung một dợ "... Đào Nguyên Phổ cho Truyện Kiều "là mội khúc Nam âm tuyệt xướng", Mộng Liên Đường chu nhẫn nhận xét nghệ thuật Truyện Kiều: "Lời vãn tả ra hình như nùi ù chảy ở đầu ngọn bứt, nước mắt thấm ở trận tờ giây, khiên ai đọc đến cung phải thâm thìa ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột"

96T

Ở lý do thứ hai, chúng ta có thể đọc được những bài thơ chê trách Truyện

đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đại ách đô hộ lên nước ta, Phạm Quỳnh đã sử dụng Truyện Kiều như một vũ khí chính trị để mị dân bằng cách hết lời tán dương: "Truyện Kiều là quốc hoa của ta... Truyện Kiều là quốc túy của ta... Truyện Kiều là quốc hồn của ta... Truyện Kiều còn. tiếng ta còn, tiếng ta còn. nước ta còn..." Như vậy, để thể hiện lòng yêu nước. nhân dân chỉ cầu đọc và yêu thích Truyện Kiều mà quên đi nghĩa vụ đối với đất nước đang trong vòng nô lệ. Chính vì thế mà cụ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng đã viết để đập tan ý đồ phản động của bọn xâm lược và tay sai. Tuy nhiên, trong khi bút chiến với Phạm Quỳnh, thái độ của hai nhà chiến sĩ đối với Truyện Kiều còn có chỗ chưa thỏa đáng. Điều này một phần do ảnh hưởng của cuộc bút chiến, một phần do

hai cụ còn mang những quan niệm đạo đức phong kiến cũ. Nhưng dù sao đó

cũng không phải là phần chính trong bài viết của hai cụ. Phải đứng trên quan điểm chính trị, đứng trên lợi ích của phong trào cách mạng lúc bấy giờ mới thấy hết giá trị to lớn trong những bài viết của cụ Ngô, cụ Huỳ nh.

96T

Nhà phê bình Hoài Thanh đã nêu lên giá trị thực tại của Truyện Kiều trong lòng bạn đọc ngày nay: "Truyện Kiều chứa chan những mối tình thắm thiết, Truyện Kiều một sức sống bị gò lại, bị dằn xuống và vì thế từng khao khát sống đầy đủ, sống say sưa. Truyện Kiều ngay giờ đây vẫn còn khả năng cải tử hoàn sinh. vần có thể gieo chất nồng say vào cuộc sồng "2 .

96T

Nhân dịp kỷ niệm hai trăm năm năm sinh Nguyễn Du, chỉ thị của Ban Bí

thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: "Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo. Chính vì vậy, toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, được đông đảo nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác hết sức yêu mến... Truyện Kiều của Nguyễn Du là một đỉnh cao của thơ ca cổ điển của dân tộc...".

96T

Như vậy, những lời chê trách Truyện Kiều, Thúy Kiều vì lý do này hay lý do khác đều là thiểu số. Hầu hết nhân dân Việt Nam đều dành cho Nguyễn Du và Truyện Kiều những tình cảm sân đậm. Đối với Nguyễn Du đó là sự kính trọng và niềm cảm phục vô bờ nhân cách cao cả, tấm lòng bao dung đẹp đẽ. trái tim đầy

96T

thương cảm xói xa. Từng bước đi, từng tai họa mà Kiều phải chịu đựng đều được ông theo dõi, cảm thông sâu sắc. Nguyễn Du dành hết tình cảm của mình cho Thúy Kiều - người con gái tài hoa bạc mệnh và cũng là cho một kiếp người bị áp bức, bị đọa đày trong xã hội thời bấy giờ, ông đã vượt qua mọi lề giáo phong kiến để xây dựng và nhìn nhận tình yêu tự do trong sáng của Kim Trọng và Thúy Kiều. Ông đã vượt qua mọi sự khắc nghiệt của Nho giáo để khẳng định Thúy Kiều là người con gái đáng thương, đáng trân trọng, trong sạch và thanh cao vô ngần... Đối với Thúy Kiều, đó là sự yêu thương, đồng cảm, quý trọng cho một con người phải chịu đựng những phong ba bão tố của cuộc đời, những khổ nhục đắng cay của"thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần" mà vẫn giữ được nhân cách cao quý, đẹp đẽ.

96T

Tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du, cuộc đời đau khổ của nàng Kiều đã làm rơi lệ trái tim bạn đọc bao thế hệ. Cho đến hôm nay, Nguyễn Du và Truyện

Kiêu vẫn là nguồn cảm hứng, là đề tài hấp dẫn cho những nhà nghiên cứu và người đọc. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác –Leenin và quan điểm mácxít, chúng ta tự hào rằng đã hiểu đúng và chừng mực nào đó đã hiểu sâu về Nguyễn

Một phần của tài liệu nguyễn du và truyện kiều trong cảm hứng thơ của người đờisau 90t(từ năm 1930 đến nay) (Trang 44 - 46)