Kiến thức hóa học hàng ngày

Một phần của tài liệu ứng dụng sơ đồ tư duy và các phương pháp ghi nhớ vào dạy học lý thuyết hóa học hữu cơ lớp 11 thpt ban nâng cao (Trang 55 - 59)

Dù câu chuyện kể hóa học, bài thơ hóa học giúp HS ghi nhớ bài học lâu dài nhưng lại chưa làm HS thấy rõ vai trò của hóa học trong đời sống. Phần kiến thức hóa học hàng ngày giúp HS tăng hứng thú với môn Hóa học hơn vì thế mà nhớ nội dung bài học lâu hơn. Sử dụng kiến thức hóa học hàng ngày vào dạy học hóa học là vận dụng phương pháp kết nối để tăng khả năng ghi nhớ của HS.

a. Cồn khô là chất gì?

- Dùng dạy bài Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng.

- Nội dung kiến thức HS ghi nhớ: Ứng dụng của ancol trong thực tế.

Ở các nhà hàng thường dùng loại cồn khô để đốt thay cho bếp ga khi ăn các món lẩu. Đó chính là cồn được cho vào một chất hút dịch thể, loại bột này hiện được sản xuất với nhiều mục đích khác nhau: cho vào tã lót, cho vào đất chống trạng thái hạn hán kéo dài, cho vào cồn…

Thí dụ chất norsocryl của hãng Snow Business có thể biến một lượng dung dịch có trọng lượng lớn hơn chất này tới 500 lần thành chất khô.

b. Vị cay của ớt và tiêu có gì giống nhau?

Dùng cho những giờ ngoại khóa hóa học.

Trong bữa ăn hàng ngày, để tăng mùi và vị của thức ăn người ta thường cho vào đó một ít tiêu hay ớt trong thức ăn hoặc cho ớt vào nước chấm. Đặc biệt, các món thịt hay cá kho thiếu ớt hay tiêu sẽ mất đi hương vị vốn có đặc trưng của nó. Vậy thì, vị cay của ớt và tiêu có gì giống nhau?

Chúng có những loại ancaloit khác nhau. Ancaloit là loại HCHC có chứa nitơ có tính bazơ, thường có nguồn gốc thực vật, đa số có cấu trúc phức tạp, thường là các chất dị

Hình 2.2. Cồn khô

56

vòng. Ancaloit trong ớt có tên là capsicain. Chất này pha loãng 10 vạn lần vẫn còn rất cay.

Ancaloit trong hạt tiêu là hai chất có tên là chavixin và piperin. Chất chavixin tạo ra vị cay hắc của hạt tiêu.

c. Cao su là gì ?

- Dùng dạy bài Ankađien - phần ứng dụng.

- Nội dung ghi nhớ: Ứng dụng của butadien và isopren.

Cao su là vật liệu có tính đàn hồi (đặc tính có thể biến dạng khi chịu lực bên ngoài tác dụng nhưng lại trở lại hình dạng ban đầu khi lực tác dụng không còn). Cao su có thể bị kéo dãn gấp 10 lần chiều dài ban đầu. Tính đàn hồi của cao su là do tính linh hoạt của các phân tử trong mạch polime. Tuy nhiên trong thực tế, cao su là hỗn hợp các polime, nên nếu lực ngoài tác động quá mạnh thì cao su mất hoàn toàn tính đàn hồi. Vào năm 1839, nhà hoá học Mĩ Charles Goodyear đã phát minh ra kĩ thuật lưu hoá cao su có tác dụng làm tăng đặc tính cơ lí của cao su, do đó mở rộng rất nhiều khả năng ứng dụng của nó.

Cao su thiên nhiên là poli – cis - isopren được lấy chủ yếu từ cây cao su (Heveabarasiliensis) được trồng nhiều ở Nam Mĩ. Cây cao su được trồng ở nước ta từ năm 1887 và hiện nay được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Cao su tổng hợp (Cao su Buna, cao su Buna-S,…) được phát triển mạnh từ chiến tranh thế giới lần II do sự khan hiếm cao su thiên nhiên. Hầu hết các cao su tổng hợp đều là sản phẩm của công nghiệp dầu mỏ.

d. Tại sao chảo chống dính có thể chống dính? - Dùng dạy bài: Anken.

- Nội dung kiến thức cần ghi nhớ: ứng dụng của anken.

Các bà nội trợ thường thấy khó chịu khi món cá chiên hay cơm chiên không được như ý muốn vì các loại chảo thông thường thường gây dính. Hiện nay, sự ra đời của các loại chảo chống dính đã giúp cho các bà nội trợ có thể thoải mái chế biến các món chiên xào theo ý muốn của mình. Vậy chảo chống dính có gì đặc biệt so với các loại chảo thông thường?

Bí mật nằm ở chỗ, các loại chảo này được phủ một lớp polime mỏng có tên Teflon, tên khoa học là politetrafloetilen (-CF2-CF2-)n. Đó là loại polime nhiệt dẻo, có tính bền

57

cao với các dung môi và hoá chất. Nó bền trong khoảng nhiệt độ rộng từ -1900C đến 3000C, có độ bền kéo cao (245 - 315kg/cm3) và đặc biệt có hệ số ma sát rất nhỏ và độ bền nhiệt cao, tới 4000C mới bắt đầu thăng hoa, không nóng chảy, phân huỷ chậm. Teflon bền với môi trường hơn cả vàng và platin, không dẫn điện.

Do có các đặc tính quí đó, teflon được dùng để tráng phủ lên chảo, nồi… để chống dính, chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡ (với độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện.

e. Tuyết nhân tạo làm từ chất gì?

Dùng trong các giờ ngoại khóa hóa học.

Khi giả làm tuyết rơi ở rạp hát hay phim trường, giới kĩ xảo đều dùng tuyết nhân tạo bằng chất dẻo. Tuy nhiên, khi xong việc, họ không thể thu gom hết chúng, nhất là trên các bậu cửa, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Các nhà hoá học Đức đã tạo ra một loại tuyết mới, rất dễ phân huỷ được làm từ tinh bột khoai tây. Sản phẩm này là của Frithjof Baumann và cộng sự ở Viện công nghệ Hoá học Fraunhofer ở Karlsruhe (Đức). Để làm ra nó, người ta có thể dùng tinh bột khoai tây, ngô, thậm chí tảo biển. Khi được phun vào trong không khí, loại tinh bột này hoá thành một dạng bọt xốp, trông giống như tuyết. Tuy nhiên đến lúc này, Baumann vẫn chưa thể làm cho tuyết giả rơi dưới dạng bông, mà chỉ có thể mô phỏng cách rơi của các cụm tuyết lớn vì thế nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục cải tiến nó.

Khi được dấp ẩm vừa phải, tuyết khoai tây sẽ dính kết với nhau vừa đủ để đắp người tuyết hay tạo ra các cột băng, còn khi phun đẫm nước, chúng sẽ tan ra. Trong không khí loại tuyết này rơi rất đẹp, nhưng nó không hiện ra trên mặt đất vì quá nhẹ. Các nhà nghiên cứu của viện Fraunhofe đã thử nghiệm chúng trong nhà hát quốc gia ở Karlsruhe, và cung cấp 5 tấn tuyết cho một chương trình khoa học giả tưởng trên ti vi, có tên gọi là hành tinh băng giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau? - Dùng dạy bài Axit cacboxylic.

- Tính chất hóa học của axit cacboxylic: phản ứng trung hòa (phương trình phản ứng, ứng dụng trong đời sống thực tế).

Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số cây) có axit hữu cơ tên là axit fomic. Vôi là chất bazơ, nên trung hoà axit làm ta đỡ đau.

58

2HCOOH + Ca(OH)2  (HCOO)2Ca + 2H2O g. Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?

- Dùng dạy bài Ankin.

- Nội dung kiến thức cần ghi nhớ: phản ứng điều chế khí axetilen rất dễ xảy ra, đồng thời khí axetilen có hại cho hệ hô hấp của động vật.

Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit.

CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2

Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.

h. Rượu cũng là một loại chất gây nghiện

- Dùng dạy bài Ancol: Tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế.

- Nội dung kiến thức cần nhớ: Lưu ý về những ảnh hưởng xấu của rượu đối với sức khỏe của con người.

Không phải chỉ các loại ma túy mới gây nghiện mà ngay cả những thức uống thông thường như café hay rượu cũng là những chất gây nghiện rất phổ biến.

Tùy thuộc nồng độ và cách sử dụng, rượu có thể tác dụng tốt hoặc làm suy yếu nghiêm trọng sức khoẻ con người. Với nhiều người, uống một lượng nhỏ rượu cũng dẫn đến phản ứng chậm chạp, xử trí kém linh hoạt, thần kinh dễ bị kích động gây ra những trường hợp đáng tiếc như tai nạn, hành động bạo ngược… Trong rượu thường chứa một chất độc hại là etanal (CH3 - CHO), gây nôn nao khó chịu, nếu nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.

i. Vì sao hàng ngàn loài hoa có hàng trăm màu sắc khác nhau? Có phải hàng trăm màu sắc khác nhau ứng với hàng trăm chất khác nhau không?

- Dùng dạy bài Benzen và ankylbenzen.

- Mục đích: dùng trong 5 phút của phương pháp ghi nhớ giãn cách giúp HS hứng thú học tập và ghi nhớ ứng dụng của các hợp chất thơm trong thiên nhiên.

Người ta đã phân tích màu sắc của trên 4000 loài hoa và thấy rằng hàng trăm màu sắc khác nhau kia chỉ là sự biến đổi biến đổi của 7 màu cơ bản là đỏ, nâu, vàng, lục, lam, tím và trắng. Trong đó phần lớn sắc màu của hoa là sự biến hoá giữa các màu đỏ, tím và lam. Phần nhỏ hơn là sự biến đổi giữa các màu vàng, nâu và đỏ.

59

Nghiên cứu kĩ hơn, người ta còn biết rằng trong hoa có chứa một loại chất gọi là “hoa thanh tố”, một HCHC phức tạp tạo thành bởi benzen và benzopyran màu sắc của nó có thể thay đổi thùy theo sự thay đổi độ pH của dịch tế bào của hoa. Dịch tế bào có tính kiềm hoa có màu lam, có tính axit hoa có màu đỏ còn khi trung tính có màu tím.

j. Chất gây mê là chất nào?

- Dùng dạy bài Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng.

- Nội dung kiến thức cần ghi nhớ: ứng dụng của ankan.

Trong các ca phẩu thuật, các bác sĩ phải sử dụng các loại thuốc gây mê để tránh sự đau đớn của bệnh nhân trong quá trình tiến hành phẩu thuật. Vậy chất gây mê là chất nào?

Năm 1846, nha sĩ người Mỹ tên là William T.G. Morton là người đầu tiên dùng ete để gây mê. Năm sau, clorofom được dùng trong một ca đỡ đẻ. Hơi của các chất gây mê ấy được hít vào qua mặt nạ làm bệnh nhân ngủ thiếp đi và mất hết cảm giác. Tuy nhiên do một số hạn chế mà sau đó clorofom không được sử dụng nữa. Sau đó, người ta dùng một số loại hợp chất khác nữa như nitơ oxit, cyclopropan, halothan… Ngày nay có rất nhiều chất khác được sử dụng làm chất gây mê.

Một phần của tài liệu ứng dụng sơ đồ tư duy và các phương pháp ghi nhớ vào dạy học lý thuyết hóa học hữu cơ lớp 11 thpt ban nâng cao (Trang 55 - 59)