Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 28)

1.3.1. Mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục bậc THCS

1.3.1.1. Mục tiêu giáo dục phổ thông

Luật Giáo dục nước ta xác định “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [34]. Với yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh, việc dạy học phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, vì thế việc chuẩn bị dạy học nói chung và việc lập kế hoạch, soạn giáo án nói riêng cần phải được coi trọng.

1.3.1.2. Mục tiêu giáo dục bậc trung học cơ sở

Đối với học sinh bậc THCS, mục tiêu giáo dục được đề ra trong luật Giáo dục là: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông trình độ cơ sở và hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống” [34]. Ta thấy đối với cấp học THCS, kiến thức và kỹ năng cần đạt được chưa ở mức cao, nhưng với lứa tuổi của học sinh cấp học này, HS có những thay đổi tâm sinh lý vô cùng

phức tạp nên việc giáo dục các em cũng hết sức nặng nề, cần có phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp thì mới đạt hiệu quả cao. Vì thế việc ứng dụng CNTT vào soạn giáo án cũng nhằm phục vụ cho yêu cầu này.

1.3.2. Quan điểm dạy học hiện đại

Tác giả Huỳnh Minh Trí nhóm cộng sự cho rằng:

Nhà trường ngày naylà hệ thống mở, hòa nhập tích cực vào cuộc sồng xã hội: Nhà trường ngày nay được chuyển từ hệ thống khép kín, độc lập trong xã hội sang hệ thống mở, hòa nhập tích cực với các biến đổi của đời sống xã hội. Nhà trường không những truyền thụ tri thức, kinh nghiệm xã hội mà còn có tác dụng trực tiếp trong việc hình thành và phát triển những thái độ, khả năng cần thiết để nắm vững, phát triển và đặc biệt là sử dụng những kiến thức vào trong thực tiễn.

Mối quan hệ giữa người dạy và người học cũng có những biến đổi cơ bảntrong những thập kỷ qua. Mối quan hệ này chuyển dần từ quyền uy của người dạy và phụ thuộc của người học sang mối quan hệ tương tác, hỗ trợ nhau trong khi vẫn tôn trọng truyền thống tôn sư trọng đạo. Trong mối quan hệ này, người thầy luôn đóng vai trò chủ đạo với chức năng cơ bản là tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy - học và người học có vị trí trung tâm tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình học tập. Những đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, lợi ích và khà năng của người học được quan tâm thích đáng trong quá trình dạy học; có nghĩa là làm cho người học phát huy tính tự chủ, tích cực trong quá trình học tập và có nhiều cơ hội sáng tạo, thể hiện năng lực, hiểu biết của mình nhiều hơn, thích ứng với môi trường đào tạo và môi trường lao động tương lai. Vì thế người thầy cần quan tâm sử dụng các phương

pháp sư phạm tích cực, kết hợp với các thành tựu của CNTT trong dạy học [39, tr. 07].

Trong thời đại ngày nay, xu thế đổi mới phương pháp dạy học đang được thực hiện với các giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của học sinh theo quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm” như: Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống; kết hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt; vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án,...

Để đáp ứng các yêu cầu giáo dục theo quan điểm dạy học hiện đại thì việc tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học là hết sức cần thiết, cần phải được quan tâm đúng mức.

1.3.3. Đặc thù của việc giảng dạy các môn học

1.3.3.1. Các loại bài học

Việc soạn giáo án của giáo viên phải phù hợp với từng loại bài học thì mới đạt được hiệu quả cao trong giờ lên lớp.

Vấn đề phân loại bài học được căn cứ trên cơ sở tính đến các mục đích dạy học. Bởi vì mục đích dạy học của bài học có tác dụng không những đối với các loại bài học mà còn đối với cấu trúc của bài học đó nữa. Các nhà giáo dục đã xác định các loại bài học sau đây:

- Bài lĩnh hội tri thức mới; - Bài luyện tập kỹ năng, kỹ xảo;

- Bài khái quát hóa, hệ thống hóa (ôn tập, củng cố); - Bài kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo;

- Bài hỗn hợp.

Các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng:

Người ta phân biệt cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của bài học. Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc trong đó đề cập tới những yếu tố cơ bản

của bài học. Ví dụ các yếu tố: tổ chức lớp, tích cực hóa tri thức, giảng bài mới, luyện tập, tổng kết tiết học, ra bài về nhà,... Trình tự sắp xếp và những mối liên hệ giữa các yếu tố vĩ mô được quy định trên cơ sở: mục đích của bài học, lôgic và tính quy luật của quá trình dạy học được vận dụng vào bài học.

Cấu trúc vi mô là cấu trúc trong đó đề cập tới những yếu tố góp phần thực hiện các yếu tố vĩ mô. Những yếu tố vi mô bao gồm: các phương pháp, phương tiện dạy học. Các phương pháp. phương tiện dạy học và mối liên hệ giữa chúng được quy định trên cơ sở: Mục đích của bài học, đặc điểm của bài học, lôgic và tính quy luật của quá trình dạy học được vận dụng vào bài học, đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của học sinh cũng như vốn sống thực tế của chúng, hoàn cảnh và điều kiện thực tế” [29, tr. 128].

Do vậy, yêu cầu của giáo án phải phù hợp với cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của từng bài học, người GV ứng dụng CNTT vào soạn giáo án phải quan tâm đến vấn đề này thì mới đạt hiệu quả tốt.

1.3.3.2. Các khối môn học

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 27/08/2006 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, cấp THCS gồm các môn học: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Về phân phối chương trình, Bộ đã quy định ngoài các môn học chung, các trường phải thực hiện chương trình tự chọn đối với cấp THCS như sau:

Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp (các trường

tự chủ về kinh phí có thể chia lớp thành nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn phải đủ thời lượng quy định).

Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục : Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách 2:Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, chủ đề bám sát.

−Dạy học chuyên đề nâng cao là để khai thác sâu hơn kiến thức, kỹ năng của chương trình, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng năng lực tư duy nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh.

Các Sở Giáo dục – Đào tạo tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu chuyên đề nâng cao (trong đó có các tài liệu Lịch sử, Địa lý, Văn học địa phương),dùng cho cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tài liệu chủ đề nâng cao sử dụng cho cả GV và HS) và quy định cụ thể phân phối chương trình dạy học các chủ đề nâng cao cho phù hợp với mạch kiến thức của môn học đó. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình dạy học các chủ đề nâng cao .

− Dạy học các chủ đề bám sát là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới). Trong điều kiện chưa ban hành được tài liệu chủ đề nâng cao, dành thời lượng dạy học tự chọn để thực hiện chủ đề bám sát nhằm ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho HS.

Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập kế hoạch dạy học các chủ đề bám sát (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng

môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kỳ trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp. GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy (giáo án) chủ đề bám sát với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn [07, tr. 03].

Căn cứ vào đặc điểm từng môn học, ta có thể phân loại các môn học thành 5 khối như sau:

- Khối khoa học tự nhiên: gồm các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

- Khối khoa học xã hội: gồm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Khối ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga.

- Khối công nghệ: Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ thuật phục vụ.

- Khối nghệ thuật, thể chất, kỹ năng sống: Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục. Với quy định như trên, việc soạn giáo án cần phải phù hợp với từng môn học; việc ứng dụng CNTT vào soạn giáo án cần phải linh hoạt, sáng tạo thì mới đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

1.3.4. Các mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên THCS

Đường lối của Đảng đã định hướng yêu cầu ứng dụng CNTT để xây dựng nền kinh tế tri thức, thể hiện trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI: “Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu – ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. [18, tr. 18]

Chỉ thị 58-CT/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng ngày 17/10/2000 “Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” ghi rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [15].

Chính sách của Nhà nước cũng đã chỉ ra chiến lược ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này. Điều 34 của Luật CNTT quy định “Việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực CNTT” đã nêu rõ:

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT trong việc dạy, học, tuyển sinh, đào tạo và các hoạt động khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng.

2.Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng phải tuân thủ quy định của luật này và quy định của pháp luật về giáo dục.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai chương trình hỗ trợ tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện hoạt động giáo dục và đào tạo, công nhận giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ trong hoạt động giáo dục và đào tạo tạo nên môi trường mạng và

thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng [35].

Về việc ứng dụng CNTT trong dạy học, văn bàn 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT” đã chỉ đạo: “Phong tráo bài giảng sử dụng phần mềm trình chiếu Power point những năm qua đã có nhiều kết quả. Cục Công nghệ thông tin sẽ chủ trì và hướng dẫn công nghệ làm bài giảng điện tử e- learning và chủ trì hội thảo khai thác thiết bị CNTT, hội thi bài giảng điện tử, sử dụng CNTT trong đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng tạo bài giảng e-learning, hội thảo và dạy học online, áp dụng kết hợp các thiết bị thí nghiệm đo lường điện tử” [05].

Tác giả Trần Lê Duy Khiêm đã nghiên cứu các tài liệu của Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, trong luận văn thạc sĩ “Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào giảng dạy của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tại Cần Thơ” đã đúc kết:

Ở trường phổ thông hiện nay có 4 mức độ cơ bản của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và soạn giáo án như sau:

Mức độ 1: Tổ chức sử dụng CNTT để hỗ trợ một số thao tác soạn giáo án: đánh máy, in ấn, sưu tầm tài liệu qua Internet.

Mức độ 2: Ứng dụng CNTT và truyền thông để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học như: chiếu hình ảnh minh họa; chiếu phim; bài tập trắc nghiệm; bài tập thực hành ngoại ngữ.

Mức độ 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một vài chủ đề môn học như: dùng phần mềm Power point để soạn giáo án giảng dạy một số tiết học.

Mức độ 4: Tích hợp CNTT và truyền thông vào quá trình dạy học: liên kết các trang web để phục vụ việc dạy học, dạy học từ xa, dạy học trực tuyến qua mạng [24].

Để việc ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án đạt kết quả tốt, ngoài sự nhiệt tình và trách nhiệm của giáo viên, cần có sự tác động tốt về mặt quản lý. Người CBQL nhà trường cần chỉ rõ các mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho GV nắm vững và tùy điều kiện vầ cơ sở vật chất, thiết bị, trình độ tin học của GV trường mình mà có chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện ứng dụng CNTT theo các mức độ một cách phù hợp và tăng dần theo từng năm để từng bước phát triển cao hơn.

1.3.5. Quy trình xây dựng giáo án có ứng dụng CNTT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để xây dựng một giáo án có ứng dụng CNTT có chất lượng, người giáo viên cần thực hiện quy trình gồm các khâu sau:

1.3.5.1. Khâu chuẩn bị kịch bản

Căn cứ vào nội dung bài học, người giáo viên hình dung ra diễn tiến giờ học như thế nào và dự định sẽ dùng những phương pháp, phương tiện dạy học nào để tổ chức các hoạt động cho học sinh để khám phá, tìm hiểu tri thức và hành thành kỹ năng.

1.3.5.2. Khâu chuẩn bị học liệu

Căn cứ vào diễn tiến kịch bản, người giáo viên tiến hành thu thập học liệu điện tử hoặc học liệu truyền thống từ nhiều nguồn có liên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 28)