Công nghệ thông tin và đa phương tiện 2 6-

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

1.2.7.1. Công nghệ thông tin

Nghị quyết số 49/CP năm 1990 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 đã nêu khái niệm CNTT như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động dạy học của con người và xã hội” [9]. Ngày nay các thiết bị CNTT không ngừng phát triển, giá cả thiết bị không còn quá cao như trước nữa, tạo cơ hội cho các trường học có thể trang bị sử dụng. Người hiệu trưởng cần năng động, tích cực tham mưu với cơ quan quản lý, vận động các

nhà tài trợ, tạo nguồn kinh phí để mua sắm bổ sung thiết bị CNTT nhằm phục vụ trong công tác quản lý cũng như hoạt động dạy học một cách lâu dài cho trường mình.

1.2.7.2. Đa phương tiện

Theo nhóm tác giả thuộc trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM thì “Đa phương tiện (multimedia) là từ diễn tả sự hợp nhất của nhiều phương tiện truyền thông như: hình ảnh, văn bản, phim video, âm thanh và hoạt hình mà ta gọi là phương tiện đa chức năng. Khái niệm multimedia gắn với CNTT có thể hiểu là phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện thông tin như văn bản, đồ họa, âm thanh với sự gây ấn tượng bằng các tương tác”. [39, tr. 27]

Với sự phát triển của đa phương tiện và CNTT đã góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, tạo ra môi trường học tập hứng thú cho HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)