Sơ lược tình hình giáo dục bậc THC Sở huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Minh

2.3.1.Tình hình chung về giáo dục và đào tạo huyện Củ Chi

Củ Chi là một huyện ngoại thành ở phía tây bắc thành phồ Hồ Chí Minh, diện tích tự nhiên rộng gồm 434,97 km2; dân số của huyện có 349.772 người. Trên toàn địa bàn có 20 xã và 01 thị trấn, trong đó còn 13 xã thuộc vùng khó khăn.

Lĩnh vực giáo dục – đào tạo đã phát triển đáp ứng về cơ bản yêu cầu của địa phương trên các lĩnh vực: Mô hình quản lý ngày càng hoàn thiện; phương pháp giảng dạy được quan tâm đổi mới; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường; chất lượng giáo dục ngày càng có sự tiến bộ rõ rệt.

Bảng 2.1: Các số liệu cơ bản về trường, lớp, học sinh, cán bộ, viên

STT Cấp học Số trường Số lớp Số HS Số CB-GV-CNV Ghi chú CB-CNV GV 1 Mầm non 29 420 13.654 823 641 2 Tiểu học 39 780 26.646 1.375 1.074 3 THCS 23 439 16.857 1.201 991 4 THPT 07 260 7.705 572 490 5 GDTX 01 15 469 31 18 6 GD K.Tật 01 12 86 18 12 TỔNG CỘNG 100 1.926 65.417 4.020 3.226

[Nguồn: Tổ Văn phòng – Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi]

Ngoài ra Huyện còn có 01 trường trung cấp nghề công lập và 02 trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục thu hút trên 2.000 học sinh sau khi tốt nghiệp THCS hoặc nghỉ học ở các lớp bậc THPT chuyển sang học nghề. Hiện nay hệ thống trường lớp các cấp học được phân bố đều khắp các xã, thuận lợi cho trẻ mọi lứa tuổi theo học.

Hiện nay Huyện có 04 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 01 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, 03 trường tiểu học đạt chuần quốc gia mức độ 1 và 02 trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Huyện đã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục bậc THCS và bậc THPT.

Công tác giáo dục – đào tạo của huyện Củ Chi hiện cũng còn những hạn chế là: “Tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm do gặp khó khăn về xây dựng cơ sở vật chất, số lượng học sinh nghỉ bỏ học hàng năm còn cao, một số ít cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên chưa theo kịp yêu cầu mới.” [32, tr. 21]

2.3.2. Tình hình giáo dục bậc THCS huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Mạng lưới trường THCS đã được xây dựng trải đều các xã – thị trấn, tất cả đều là hệ công lập, với 23 trường có 439 lớp cho 16.857 học sinh theo học. Kết quả đánh giá thi đua xếp hạng hiện nay:

- 01 trường Tiên tiến cấp Thành phố: THCS Thị trấn 2.

- 08 trường Tiên tiến cấp Huyện: THCS Tân Phú Trung, THCS Tân Tiến, THCS Thị trấn 1, THCS Phước Vĩnh An, THCS Nguyễn Văn Xơ, THCS Trung Lập, THCS Phú Mỹ Hưng, THCS Hòa Phú.

- 14 trường còn lại đạt loại Khá: THCS Tân Thông Hội, THCS Tân An Hội, THCS Phước Hiệp, THCS Phước Thạnh, THCS Trung Lập Hạ, THCS Nhuận Đức, THCS Phạm Văn Cội, THCS An Nhơn Tây, THCS An Phú, THCS Tân Thạnh Tây, THCS Tân Thạnh Đông, THCS Phú Hòa Đông, THCS Trung An, THCS Bình Hòa.

Trong các trường THCS của Huyện, có trường 02 được kiểm định đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: THCS Thị Trấn 2 và THCS Trung Lập.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý và giáo viên bậc THCS của Huyện đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao.

Bảng 2.2: Trình dộ chuyên môn của CBQL, GV bậc THCS huyện Củ Chi.

Chức danh

Tổng số

Trên chuẩn Đạt chuẩn Chưa chuẩn Số lượng % Số lượng % Số lượng % CBQL (BGH) 55 47 85,50% 55 100% 00 00 G.viên 991 761 76,80% 981 99% 10 01%

Với các nguồn lực về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ – viên chức cùng với sự đầu tư về tài chánh của Nhà nước, bậc THCS của Huyện đã đạt được hiệu quả tương đối tốt:

- Huy động trẻ đúng độ tuổi vào lớp 6 hàng năm đạt 100%. - Hàng năm học sinh tốt nghiệp bậc THCS đạt trên 96%.

- Số trẻ từ 15 đến 18 tuổi đã tốt nghiệp và có bằng THCS đạt trên 88%. [32]

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)