Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ứng dụng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 84)

dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án ở một số trường trung học cơ sở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

2.5.1. Cơ sở đề ra các biện pháp

Để đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án của giáo viên, cần dựa vào các cơ sở sau:

2.5.1.1. Cơ sở pháp lý:

- Căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng như:

+ Chỉ thị số 58-CT/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 17/10/2000 “Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

+ Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng “Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

- Căn cứ vào văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo như:

+ Luật Giáo dục số 38/2005-QH11 ngày 14/06/2005; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội.

+ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục”.

+ Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 10/01/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”.

+ Công văn số 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT”.

2.5.1.2. Cơ sở lý luận quản lý giáo dục

Những đề xuất được nêu ra phải phù hợp với căn cứ khoa học quản lý giáo dục, chủ yếu dựa vào nội dung cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, tập trung trên hai cơ sở:

- Các chức năng quản lý gồm: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

- Các nội dung quản lý hoạt động dạy học nói chung và nội dung quản lý việc ứng dụng CNTT trong soạn giáo án của GV nói riêng.

2.5.1.3. Cơ sở thực tiễn

Các biện pháp đề ra được xem xét trên cơ sở phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt là điều kiện hoạt động của trường ở các mặt: tài chính, cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học, khả năng của đội ngũ GV – nhân viên nhà trường và đặc điểm – năng lực học tập của học sinh mỗi trường.

Nói chung, hệ thống biện pháp được được đề xuất cần thỏa mãn các yêu cầu về phương pháp luận của một công trình khoa học, bao gồm:

- Bảo đảm tính thực tiễn: Hệ thống biện pháp phải thiết thực và có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng và điều kiện dạy học thực tế tại các trường THCS huyện Củ Chi.

- Bảo đảm tính hệ thống: Hệ thống biện pháp phải đồng bộ, cân đối, đồng thời phải xác định được yếu tố trọng tâm, thể hiện được sự ưu tiên hợp lý.

- Bảo đảm tính lịch sử: Hệ thống biện pháp thể hiện sự kế thừa và phát triển những thành quả đã có.

2.5.2. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án của các giáo viên một số trường THCS huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh

2.5.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường công tác tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, viên chức nhà trường.

Nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV trong nhà trường về sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy; làm cho các thành viên thấy được CNTT góp phần cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chúng tôi đề xuất những nội dungcụ thể như sau:

- Tổ chức sinh hoạt trong CBQL, GV nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực khắc phục khó khăn để thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

- Xây dựng ý thức nâng cao kiến thức kỹ năng CNTT để đáp ứng yêu cầu công tác cho mọi thành viên trong trường.

- Hình thành nhu cầu sử dụng phương tiện CNTT góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên.

Tổ chức thực hiện:

- Tham mưu với chi bộ để lãnh đạo đảng viên, hệ thống chính quyền và các đoàn thể nhà trường thống nhất tư tưởng quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Hiệu trưởng tổ chức quán triệt trong hội đồng sư phạm về nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận có liên quan trong nhà trường xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án.

- Hiệu trưởng thường xuyên phát động các đợt thi đua, kiểm điểm, biểu dương, khen thưởng kịp thời.

2.5.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án.

Để xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ, phương tiện cơ bản cũng như cách thức tiến hành cho việc ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án của giáo viên trong nhà trường.

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch của các trường về lĩnh vực ứng dụng CNTT chưa được thực hiện chu đáo, nên cần phải quan tâm thực hiện tốt hơn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất nội dung cụ thể của biện pháp như sau:

- HT, PHT xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án.

- Từng tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án.

- Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án phục vụ giảng dạy.

Tổ chức thực hiện:

- HT cùng với PHT xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án của GV trường mình. Nội dung của kế hoạch bao gồm: tình hình (thuận lợi, khó khăn của trường), quy mô phát triển trường – lớp, mục tiêu hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT, nhiệm vụ trọng tâm, công việc cụ thể và các biện pháp quản lý.

- HT cần xây dựng chương trình quản lý theo tiến độ thời gian tháng, học kỳ, năm học của việc ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án với những nội dung quản lý được công khai ngay từ đầu năm học. Trong từng nội dung quản lý, HT thể hiện các chức năng quản lý bằng các biện pháp tổ chức, chỉ đạo để nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

- Trên cơ sở kế hoạch quản lý hoạt động dạy học của HT, các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án của mình; sau đó hướng dẫn cho các GV trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân cho lĩnh vực ứng dụng CNTT để soạn giáo án cho bộ môn của mình. Kế hoạch của GV cần thể hiện rõ các nội dung:

+ Phương hướng và chỉ tiêu phấn đấu của GV;

+ Kế hoạch thực hiện các bài với giáo án có ứng dụng CNTT; + Kê hoạch sử dụng thiết bị dạy học có ứng dụng CNTT; + Kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tin học; + Kế hoạch dự giờ các tiết dạy có ứng dụng CNTT.

Các nội dung trên cần được sắp xếp phù hợp với kế hoạch giảng dạy của GV và được thực hiện bằng các công việc cụ thể phù hợp với từng giai đoạn thời gian trong năm.

2.5.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ việc ứng dụng CNTT để soạn giáo án.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV soạn và dạy với giáo án có ứng dụng CNTT.

Nội dung:

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt CSVC, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường.

- Tăng cường bổ sung CSVC, thiết bị hỗ trợ ứng dụng CNTT vào soạn giáo án.

Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức bồi dưỡng cho GV, cán bộ thiết bị, nhân viên về ý thức và kỹ năng sử dụng thiết bị CNTT trong nhà trường hoặc đi tập huấn các nơi ngoài nhà trường.

- Tổ chức khai thác, sử dụng và bảo quản:

+ Xây dựng quy chế sử dụng CNTT dựa trên Quy chế thiết bị giáo dục (Ban hành theo Quyết định số 41/2000/QD9-BGD&ĐT ngày 06 tháng 01 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để quản lý chặt chẽ thiết bị; tuyên truyền ý thức bảo vệ tài sản, CSVC nhà trường trong cán bộ, viên chức và học sinh.

+ Các tổ chuyên môn nghiên cứu chương trình để lập ra kế hoạch sử dụng thiết bị CNTT, phòng nghe nhìn cho từng khối lớp và cho từng GV để có sự sắp xếp nhằm khai thác tốt thiết bị. Cán bộ phòng vi tính, phòng nghe nhìn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau; phải có sổ bàn giao thiết bị để trưởng chuyên môn, ban giám hiệu nắm được tình hình sử dụng.

+ Huy động các nguồn tài chính như ngân sách Nhà nước, quỹ phụ huynh học sinh, kinh phí từ các đơn vị tài trợ,… để mua sắm thêm các thiết bị CNTT: Máy vi tính, máy chiếu, máy quay phim – chụp ảnh; tạo điều kiện cho GV sử dụng trong việc soạn giáo án; xây dựng thư viện học liệu điện tử.

2.5.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT; quy định và thực hiện chế độ cho GV.

Nhằm giúp GV ngày càng nâng cao năng lực sử dụng CNTT phục vụ việc soạn giáo án và giảng dạy.

Nội dung:

- Từng bước nâng cao kiến thức và kỹ năng CNTT cho GV.

- GV nắm được và thực hiện được các mức độ ứng dụng CNTT vào soạn giáo án ở một chừng mực nhất định và ngày càng phát triển cao hơn.

- GV biết ứng dụng CNTT một cách phù hợp với đặc thù từng loại bài học, từng môn học.

- Có chế độ bồi dưỡng công sức GV để động viên GV soạn giáo án có ứng dụng CNTT.

Tổ chức thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính giải quyết tình hình. Xây dựng lực lượng nòng cốt về CNTT ở các tổ chuyên môn, các phòng có liên quan như phòng vi tính, phòng nghe nhìn; thường xuyên nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ này bằng cách cử đi học, tạo diều kiện về thiết bị, tài liệu, phần mềm,…

- Cử GV đi học các khóa bồi dưỡng theo các nội dung về CNTT phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy.

- Thực hiện công tác bồi dưỡng trong nội bộ nhà trường:

+ Tổ chức hình thức thảo luận chuyên đề, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm.

+ GV được đi học, tập huấn về báo cáo lại cho đồng nghiệp tại trường. Bồi dưỡng cho GV về phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện về thời gian, tài liệu và định hướng những vấn đề nghiên cứu một cách thiết thực.

+ Bồi dưỡng trong từng tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ sinh hoạt vế các vấn đề soạn giáo án có ứng dụng CNTT trong từng môn học, trong từng loại bài học. Trong tổ dự giờ, góp ý lẫn nhau để ngày càng nâng cao hiệu quả giờ dạy.

+ Tạo điều kiện cho GV tự học như: cung cấp tài liệu, phần mềm, học liệu điện tử.

+ Đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ hàng nâm quy định về chế độ bồi dưỡng tiền khi GV soạn giáo án có ứng dụng CNTT với yêu cầu giáo án phải đạt các tiêu chuẩn do trường thống nhất quy định.

2.5.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án.

Nhằm thấy được những ưu điểm và những tồn tại để có những biện pháp phù hợp giúp GV soạn giáo án tốt, nâng cao chất lượng giờ dạy của GV với giáo án có ứng dụng CNTT

Nội dung:

Lập và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án; định ra tiêu chuẩn, chỉ tiêu phấn đấu; phổ biến các hình thức kiểm tra, đánh giá ngay từ đầu năm học.

Tổ chức thực hiện:

- Quy định các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT để soạn giáo án.

- Trong suốt năm học thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá với các hình thức:

+ Đánh giá việc ứng dụng CNTT trong soạn giáo án của giáo viên thông qua chứng chỉ đạt được qua các lớp bồi dưỡng mà giáo viên đã theo học.

+ Đánh giá việc ứng dụng CNTT trong soạn giáo án thông qua việc giáo viên nộp giáo án cho tổ trưởng hoặc ban giám hiệu.

+ Kiểm tra, đánh giá qua việc dự giờ, thao giảng.

+ Đánh giá thông qua việc hiệu trưởng tổ chức cho các tổ chuyên môn thi đua soạn giáo án có ứng dụng CNTT.

+ Kiểm tra kỹ năng ứng dụng CNTT trong soạn giáo án của giáo viên một cách trực tiếp qua việc yêu cầu giáo viên soan giáo án tại chỗ với sự giám sát của hiệu trưởng.

- Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá các hoạt động ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án; biểu dương, khen thưởng những cá nhân và bộ phận có thành tích tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việc ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy nói chung và trong việc soạn giáo án nói riêng có nhiều mức độ từ thấp đến cao. Thực tế tại huyện Củ Chi, khi mức độ càng cao thì việc thực hiện càng ít lại, mức độ thấp thì được thực hiện thường xuyên hơn. Hoạt động này đến nay đã thu được một số thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục.

* Thành tựu

- Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện Củ Chi có quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, có lồng ghép nội dung này vào kế hoạch hoạt động của trường. Kế hoạch thể hiện rõ nét về hoạt động bố trí nhân sự phụ trách các khâu có liên quan đến CNTT phục vụ cho việc soạn giáo án và công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT cho cán bộ, giáo viên.

- Trong công tác quản lý trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án, hiệu trưởng các trường đã tích cực tham mưu với Lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo và cấp trên để duyệt kinh phí mua sắm trang thiết bị về CNTT và quan tâm đến công tác chỉ đạo thực hiện duy tu, bảo dưỡng, trang thiết bị CNTT phục vụ cho việc soạn giáo án của giáo viên.

- Đối với công tác quản lý nhân sự, hiệu trưởng có thực hiện tốt ở các khâu tổ chức quán triệt trong tập thể nhà trường về sự cần thiết ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án cử cán bộ, giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng về CNTT do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Về công tác triển khai các hoạt động, hiệu trưởng chỉ đạo tất cả các tổ chuyên môn, tất cả giáo viên của trường thực hiện ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án ở tất cả các môn học.

- Về công tác kiểm tra đánh giá, hiệu trưởng thực hiện tốt ở khâu đánh giá thông qua dự giờ dạy trên lớp và thông qua giáo án do giáo viên nộp cho trường.

* Hạn chế

- Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án còn thiếu quan tâm nội dung đầu tư tài chính cho hoạt động ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án của giáo viên.

- Công tác quản lý trang thiết bị CNTT chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách (Quỹ phụ huynh học sinh,

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)