Kiến nghị: 9 8-

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 114)

Qua văn bản sơ – tổng kết của Sở, tôi nhận thấy hiện nay Sở tập trung chỉ đạo các công tác: phổ cập tin học cho GV và học sinh, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hành chính; việc chỉ đạo ứng dụng CNTT vào giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các quận, huyện có thực hiện nhưng còn rất sơ sài. Đề nghị Sở tăng cường chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án một cách sâu rộng; nội dung chỉ đạo có tính thiết thực giúp cho các trường ứng dụng CNTT vào thực tế giảng dạy.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi:

Bên cạnh việc sử dụngCNTT vào việc giải quyết công việc hành chính, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT của các trường do mình quản lý mang tính chiến lược chử không phải chỉ là một cấp trung gian triển khai lại các nội dung chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo cho các trường, Phòng cần quan tâm chỉ đạo các trường tích cực ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy mà trọng tâm là việc soạn giáo án của giáo viên; cần tập trung các khâu:

- Chỉ đạo và kiểm tra các trường THCS lập kế hoạch ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy hàng năm; đưa tiêu chuẩn ứng dụng CNTT vào tiêu chí đánh giá việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các trường.

- Tạo điều kiện cho các trường THCS triển khai thực hiện kế hoạch thông qua các hoạt động: Định mức kinh phí cho hoạt động ứng dụng CNTT, tổ chức các hội thào chuyên đề cấp huyện về giảng dạy có ứng dụng CNTT, thường xuyên tập huấn phần mềm dạy học đối với từng bộ môn của giáo viên trong Huyện.

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện Củ Chi:

- Cần chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào các hoạt động nhà trường, đặc biệt chú trọng việc ứng dụng CNTT để soạn giáo án một cách nghiêm túc, mang tính khoa học, toàn diện.

- Cần năng động, tích cực tham mưu với các cấp quản lý; vận động các nhà tài trợ, phụ huynh học sinh để tạo nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT của trường, trong đó chú trọng bổ sung nâng cấp thiết bị CNTT, xây dựng thư viện học liệu điện tử.

- Quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho việc ứng dụng CNTT: Xây dựng lực lượng tin học nòng cốt ở các tổ - bộ phận trong trường; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học bằng nhiều hình thức; chăm lo thù lao cho những người làm tin học một cách hợp lý.

- Tăng cường công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào soạn giáo án của giáo viên: phải đề ra tiêu chuẩn cụ thể; thực hiện nhiều hình thức kiểm tra thường xuyên suốt năm học; định kỳ có sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng, phê bình để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục,

Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.Moet.edu.vn).

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông,Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.Moet.edu.vn).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.Moet.edu.vn).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo,Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.Moet.edu.vn).

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Công văn số 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT. Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.Moet.edu.vn).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/05/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học cơ sở, Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.Moet.edu.vn).

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Dự thảo (lần thứ 14) Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020, Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo

8. Nguyễn Hải Châu, Quách Tấn Kiên (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn Tin học, Nxb. Giáo dục.

9. Chính phủ (1990), Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90, Trang web Chính phủ

(www.Chinhphu.vn).

10.Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 do Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001,

Trang web Chính phủ (www.Chinhphu.vn).

11.Chính phủ (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 10/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”,

Trang web Chính phủ (www.Chínhphu.vn).

12.Chính phủ (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010 ngày 10/01/2008 của Thủ tướng Chính phú, Trang web Chính phủ (www.Chinhphu.vn).

13.Chính phủ (2009), Quyết định Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009. Trang web Chính phủ (www.Chinhphu.vn).

14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) số 02-NQ/HNTW, ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, Trang web Đảng Cộng sản Việt Nam (www.Dangcongsan.vn).

15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 58–CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trang web Đảng Cộng sản Việt Nam

(www.Dangcongsan.vn).

16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng “Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”,Trang web Đảng Cộng sản Việt Nam (www.Dangcongsan.vn).

17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 (Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng), Trang web Đảng Cộng sản Việt Nam (www.Dangcongsan.vn).

18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang web Đảng Cộng sản Việt Nam

(www.Dangcongsan.vn).

19.GS. VS. Phạm Minh Hạc, PGS. TS. Trần Kiều, PGS. TS. Đặng Bá Lâm, PGS. TS. Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI,

Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

20.Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

21.Hiệu trưởng 12 trường THCS huyện Củ Chi (2010), Kế hoạch năm học 2010-2011 cùa 12 trường THCS trong huyện Củ Chi đến lấy phiếu trưng cầu ý kiến CBQL, GV.

22.Nguyễn Thị Bích Hồng, Võ Văn Nam (2004), Giáo dục học đại cương,

23.Huyện ủy Củ Chi (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ huyện Củ Chi nhiệm kỳ 2010-2015 – tháng 7/2010.

24.Trần Lê Duy Khiêm (2010), Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của hiệu trưởng trường Trung học phổ thông tại Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học.

25. Hồ Văn Liên (2006), Bài giảng Chuyên đề Quản lý giáo dục, Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

26.Hồ Văn Liên (2009), Quản lý giáo dục và trường học, Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

27.Hồ Văn Liên (2009), Quản lý trường học, Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

28.Nguyễn Minh Lý, GV. Phan Kim Khanh (2006), Bài giảng Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. HCM.

29.Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, Nxb. Giáo dục – 1987.

30.Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi (2010), Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2015 và năm học 2011-2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi. 31.Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi (2010), Kế hoạch chuyên môn

năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi năm học 2010- 2011.

32.Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi (2011), Kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Củ Chi năm 2012.

33.Ngô Đình Qua (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

34.Quốc hội (2005), Luật Giáo dục số 38/2005-QH11 ngày 14/06/2005,

35.Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006, Trang web Chính phủ (www.Chinhphu.vn).

36.Quốc hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009, Trang web Chính phủ

(www.Chinhphu.vn).

37.Sở Giáo dục và Đào Tạo TP. HCM (2008), Báo cáo tổng kết công tác ứng dụng CNTT trong nhà trường tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 2007- 2008.

38.Tập đoàn Intel và Viện Công nghệ máy tính ICT (2006). Chương trình dạy học của Intel, Khóa học khởi đầu, Nxb. Giáo dục.

39.Huỳnh Minh Trí, ThS. Nguyễn Đăng Quan, GV. Đỗ Đình Thái, GV. Cổ Tôn Minh Đăng, GV. Giang Quốc Tuấn (2007), Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khoa Tin học trường Cao đẳng Sư phạm TP. HCM.

40.Viện Nghiên cứu và Phổ biến kiến thức bách khoa (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb. Từ điển bách khoa.

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Kính thưa Quý Thầy/ Cô!

Tôi là: Lê Đình Hùng; Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Củ Chi, hiện đang theo học lớp Cao học Quản lý giáo dục – K. 19, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; đang thực hiện đề tài “Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường Trung học cơ sở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”. Vì vậy, tôi xin gửi đến quý Thầy/ Cô phiếu trưng cầu ý kiến này, kính mong quý Thầy/ Cô giúp tôi trả lời tất cả các câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của mình và cho thêm ý kiến vào những hàng bỏ trống ở mỗi câu hỏi.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy/ Cô.

Phần I: Thông tin cá nhân:

Trước khi trả lời, xin Quý Thầy/ Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

- Tên trường Thầy/ Cô đang công tác:………

- Môn dạy:………

- Giới tính:  Nam Nữ

- Tuổi: a. Dưới 35 b. Từ 35 đến 48 c.  Trên 48

- Trình độ đào tạo:

a. Trung cấp b. Cao đẳng c. Đại học d. Sau đại học

- Trình độ tin học:

a.  Đại học b. Cao đẳng, trình độ C c.  Trình độ B, Trung cấp, Kỹ thuật viên

d.  Trình độ A, Tin học văn phòng

- Bồi dưỡng tin học:

b.  Bồi dưỡng khóa “Ứng dụng CNTT trong dạy học” do Phòng GD-ĐT tổ chức.

c.  Bồi dưỡng khóa khác………

- Thời gian công tác trong ngành giáo dục:………năm.

Phần II: Câu hỏi:

Câu 1: Xin Thầy/ Cô cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án?

a. Rất quan trọng. b. Quan trọng. c. Tương đối quan trọng. d. Không quan trọng e. Ý kiến

khác:………... Câu 2: Xin Thầy/ Cô cho biết Hiệu trưởng Trường nơi Thầy/ Cô đang công tác có

xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án của giáo viên (kế hoạch riêng hoặc ghép trong kế hoạch chung của trường) thông qua những nội dung dưới đây hay không?

TT Nội dung

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Không

2.1 Xây dựng và công bố kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án.

2.2 Lập và công bố kế hoạch sử dụng, khai thác trang thiết bị CNTT phục vụ

cho việc soạn giáo án của giáo viên.

2.3 Lập và công bố kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, trang thiết bị CNTT phục vụ

cho việc soạn giáo án của giáo viên.

2.4 Lập và công bố kế hoạch bố trí nhân sự (cán bộ cơ sở vật chất, cán bộ tin học, giáo viên có khả năng tin học tốt,...) phụ trách các khâu có liên quan đến CNTT phục vụ cho việc soạn giáo án.

2.5 Lập và công bố kế hoạch bồi dưỡng trình độ, kỹ năng CNTT cho cán bộ,

giáo viên.

2.6 Lập và công bố kế hoạch thu, chi kinh phí cho hoạt động ứng dụng CNTT

trong việc soạn giáo án.

2.7 Lập và công bố kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án

của giáo viên trong toàn trường hàng năm, học kỳ, tháng (có nêu ra nội dung hoạt động, các biện pháp thực hiện và đề ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể).

Câu 3: Xin Thầy/ Cô cho biết Hiệu trưởng Trường nơi Thầy/ Cô đang công tác có tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý trang thiết bị CNTT phục vụ cho việc soạn giáo án của giáo viên thông qua những nội dung dưới đây hay không? Nếu có thì hiệu quả đạt được của từng nội dung ra sao?

HIỆU QUẢ THỰC HIỆN :

RHQ: Rất hiệu quả ; HQ: Hiệu quả; IHQ: Ít hiệu quả; KHQ: Không hiệu quả

TT Nội dung TÌNH HÌNH

THỰC HIỆN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

Không R HQ HQ I HQ K HQ

3.1 Đề nghị với Lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo và

cấp trên để duyệt kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án.

3.2

Huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách (Quỹ phụ huynh học sinh, quỹ các nhà tài trợ, ...) để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án.

3.3 Phân công người quản lý trang thiết bị CNTT phục

vụ cho việc soạn giáo án của giáo viên.

3.4 Đề ra và triển khai thực hiện quy định sử dụng, khai thác trang thiết bị CNTT phục vụ cho việc soạn giáo án của giáo viên.

3.5 Chỉ đạo thực hiện duy tu, bảo dưỡng, trang thiết bị CNTT phục vụ cho việc soạn giáo án của giáo viên. 3.6 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính phục vụ việc ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án của giáo viên.

Câu 4: Xin Thầy/ Cô cho biết Hiệu trưởng Trường nơi Thầy/ Cô đang công tác có chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý nhân sự phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong soạn giáo án của giáo viên thông qua nội dung dưới đây hay không? Nếu có thì hiệu quả đạt được của từng nội dung ra sao?

HIỆU QUẢ THỰC HIỆN:

RHQ: Rất hiệu quả ; HQ: Hiệu quả; IHQ: Ít hiệu quả; KHQ: Không hiệu quả

TT Nội dung TÌNH HÌNH

THỰC HIỆN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án của giáo viên một số trường trung học cơ sở huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)