Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn nhập khẩu và phân phối hoa lâm (Trang 69)

Thị trƣờng thức ăn chăn nuôi và hóa chất nông nghiệp vẫn còn rất tiềm năng nhƣng luôn có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Những năm gần đây hàng loạt vụ dịch bệnh bùng phát nhƣ cúm H5N1, H1N1, lợn tai xanh,… khiến hàng loạt gia cầm, gia súc bị thiêu hủy, sản lƣợng chăn nuôi giảm lớn khiến cho các nhà máy thu hẹp công suất và dẫn tới nhà cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khó khăn cho việc tìm thị trƣờng đầu ra.

Vấn đề chất lƣợng thức ăn chăn nuôi đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền đặc biệt quan tâm sau hàng loạt các vấn đề không tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm nhƣ chất tạo nạc, chất bảo quản, kháng sinh có hàm lƣợng cao trong sản phẩm chăn nuôi; khiến các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất khó khăn trong việc công nhận chất lƣợng từ các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Giá thịt lợn gà, thủy sản đang ở ngƣỡng trung bình nên để tăng doanh thu thì các gia đình chăn nuôi đã và đang tự túc trong việc sử dụng nguyên liệu tự chế.

58

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy ngành chăn nuôi nƣớc ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn nó kéo theo sự ảnh hƣởng mạnh mẽ tới doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó có Công ty Hoa Lâm.

Chính vì vậy, Công ty Hoa Lâm đang đứng trƣớc rất nhiều thử thách. Việc xác định đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức đối với công ty

nhƣ trên sẽ giúp công ty xác định đƣợc phƣơng hƣớng xây dựng năng lực cạnh tranh trong thời gian sắp tới.

59

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI HOA LÂM 4.1. Định hƣớng xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty

4.1.1. Mục tiêu phát triển

Với kim chỉ nam “Chất lƣợng quyết định thành công”, Công ty đã và đang ngày càng chú trọng vào việc tìm các nguồn hàng chất lƣợng cao với giá thành hợp lý để đồng hành cùng với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên khắp đất nƣớc.

Tầm nhìn: Công ty Hoa Lâm mong muốn chia sẻ khó khăn, gắn bó

trên từng bƣớc phát triển với các hộ chăn nuôi trên con đƣờng làm giàu.

Giá trị cốt lõi:

- Kỷ luật hƣớng vào tính chuyên nghiệp.

- Hoàn thiện tổ chức hƣớng tới sự thông suốt giữa các phòng ban.

- Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi mỗi cá nhân nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

- Cam kết nội bộ và với cộng đồng, xã hội. - Làm việc trung thực.

Triết lý kinh doanh:

- Văn hóa công ty là nền tảng và trụ cột phát triển, tập hợp và tôn vinh tất cả những yếu tố trong kinh doanh hƣớng tới sự phát triển ngành chăn nuôi trong nƣớc.

- Hƣớng đến chất lƣợng tốt nhất với giá cả phù hợp đến khách hàng.

4.1.2. Định hướng xây dựng năng lực cạnh tranh

- Giữ vững, ổn định và ngày càng tăng tốc độ phát triển trên mọi chỉ tiêu: doanh thu, thị phần, nguồn nhân lực, giá trị thƣơng hiệu, khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh.

60

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực con ngƣời của Công ty đảm bảo mạnh về mọi mặt, đủ về số lƣợng, trình độ học vấn và chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng môi trƣờng cạnh tranh ngày nay và hội nhập kinh tế.

- Không ngừng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu thức ăn chăn nuôi Hoa Lâm, thƣơng hiệu đảm bảo uy tín và vị thế của Công ty, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Hoa Lâm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

- Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, xây dựng và phát triển công ty Hoa Lâm thành một công ty quy mô lớn, tăng trƣởng nhanh, bền vững, có tính cạnh tranh cao.

- Mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ sang các lĩnh vực khác. - Cung cấp tới tay khách hàng những sản phẩm với chất lƣợng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất.

- Luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để đƣa ra những quyết định hợp lý nhất.

4.2. Giải pháp xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Giải pháp xây dựng năng lực tài chính

Tăng vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu là yếu tố cơ bản quyết định sức mạnh tài chính của Công ty nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cũng nhƣ khả năng cạnh tranh. Tăng vốn chủ sở hữu là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quá trình phát triển của Công ty. Công ty có thể huy động các thành viên góp thêm vốn hoặc thu hút thành viên góp vốn mới để làm tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, giải pháp này có thể chƣa thể thực hiện ngay mà cần đƣợc xem xét trong dài hạn do tính chất khó khăn và hạn chế về các hình thức huy động vốn đối với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn.

61

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời: Nếu

nhƣ giải pháp tăng vốn chủ sở hữu là một giải pháp đƣợc xem xét trong dài hạn thì việc duy trì và nâng cao hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời là biện pháp cần đƣợc thực thi ngay. Muốn duy trì khả năng sinh lời thì Công ty cần bảo vệ thị phần và khách hàng hiện có vì chi phí để giữ vững lòng trung thành của khách hàng cũ thấp hơn nhiều so với chi phí để thu hút thêm khách hàng mới và cái giá của khách hàng bị mất. Công ty cần bảo vệ thị phần hiện tại, chống lại những cuộc tiến công của các công ty lớn và nhất là các công ty nƣớc ngoài. Sau đó, để gia tăng thêm lợi nhuận thì Công ty cần tìm kiếm thêm khách hàng mới để thêm doanh thu. Chiến lƣợc này đòi hỏi nỗ lực lớn lao của toàn bộ nhân viên trong Công ty, đòi hỏi có sự khám phá, phát hiện lớn và phù hợp. Công ty cần tìm kiếm khách hàng mới chƣa sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Công ty lần nào; cung cấp sản phẩm và dịch vụ mới mà đối thủ chƣa cung cấp hoặc cung cấp chƣa thực sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đối với khách hàng đã giao dịch với Công ty, cần tiến hành các giải pháp để gia tăng nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới.

4.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Trong dài hạn, nguồn nhân lực là nguồn lực đƣợc đánh giá là quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Một đội ngũ lao động đƣợc tuyển dụng, đào tạo và trả lƣơng hợp lý là cơ sở để Công ty khai thác tối ƣu những nguồn lực về vốn và công nghệ, tạo ra những lợi thế cạnh tranh. Nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực là một nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc và cấp bách không chỉ để giải quyết nhu cầu cạnh tranh hiện tại mà còn nhằm đáp ứng chiến lƣợc phát triển lâu dài. Công ty TNHH Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm đã xây dựng đƣợc một chính sách về quản trị nguồn nhân lực khá phù hợp với điều kiện của Công ty hiện nay nhƣng chƣa thực thi chính sách đó hiệu quả. Hoa Lâm cần có các biện pháp để đƣa chính sách quản trị nguồn

62

nhân lực vào thực tế. Trong tƣơng lai, khi Công ty ngày càng phát triển và mở rộng, chính sách quản trị nguồn nhân lực cũng cần đƣợc thay đổi và thiết lập những cơ chế thực thi chính sách đó một cách có hiệu quả.

- Công ty cần có sự phân tích và đánh giá thỏa đáng, khách quan và thực chất nguồn nhân lực của mình. Điều này không nên dừng tại đánh giá tổng thể mà cần đến chi tiết từ cán bộ quản lý đến nhân viên tác nghiệp, từng loại cán bộ theo cơ cấu nghiệp vụ đến tuổi tác và trình độ. Việc đánh giá cũng cần đƣợc thực hiện nhiều chiều: cán bộ quản lý đánh giá nhân viên, nhân viên đánh giá cán bộ quản lý, nhân viên đánh giá nội bộ, bộ phận này đánh giá bộ phận khác. Việc đánh giá thực chất nguồn nhân lực cần dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp: Năng lực phẩm chất, học vấn và kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ của từng loại cán bộ nhân viên, khả năng hỗ trợ đồng nghiệp. Sau khi phân tích, đánh giá cần phân loại nhân viên thành các nhóm để biết nhóm nhân viên nào cần bổ sung kiến thức, kĩ năng gì để từ đó đƣa ra chính sách đào tạo phát triển phù hợp với từng nhóm nhân viên. Công tác đánh giá nhân lực cần đƣợc xây dựng cụ thể và đƣa vào thực thi thành công trƣớc năm 2018.

- Minh bạch hóa cơ chế tuyển dụng và áp dụng các khuyến khích để thu hút lao động có trình độ cao và kĩ năng làm việc tốt. Quy trình tuyển dụng phải đƣợc tổ chức thật sự nghiêm túc, tránh tình trạng gian lận, tạo sự công bằng với tất cả các ứng cử viên; phải đƣợc đảm bảo về chất lƣợng, đánh giá đúng đƣợc năng lực của ứng cử viên. Giải pháp này cấp thiết cần làm ngay trong giai đoạn 2015 – 2017.

- Công ty cần quan tâm hơn đến chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài nhất là trong các lĩnh vực còn thiếu nhƣ marketing, chăm sóc khách hàng.

- Phối hợp với các trƣờng đại học nông nghiệp, kỹ thuật, các viện, trung tâm để tổ chức những lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

63

- Tranh thủ mối quan hệ với các đối tác cung cấp hàng hóa của nƣớc ngoài để hằng năm tổ chức đợt khảo sát, học tập kinh nghiệm, đào tạo về sản phẩm.

- Để động viên, kích thích tinh thần thi đua, nhiệt tình trong công việc, công ty cần quan tâm đến không chỉ thù lao vật chất nhƣ: lƣơng, thƣởng, phụ cấp, phúc lợi… mà còn cả hình thức thù lao phi vật chất nhƣ: cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sự phù hợp công việc… Tính công bằng trong đối xử của Công ty với tất cả các nhân viên cũng là một trong những động cơ quan trọng giúp ngƣời lao động tin tƣởng hơn vào cách điều hành quản lý của công ty.

4.2.3. Nâng cao trình độ quản lý và hoàn thiện cơ cấu tổ chức

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự quản lý: Công ty cần xây dựng kế hoạch nhân sự quản lý, có kế hoạch bồi dƣỡng cán bộ nguồn để đảm bảo tính kế thừa liên tục. Việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cần đƣợc thực hiện đều đặn hàng tháng hoặc hàng quý và đƣa việc đánh giá khóa đào tạo thành một trong các tiêu chí đánh giá năng lực để khuyến khích cán bộ công ty tích cực hoàn thiện khả năng quản lý của mình.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý điều hành Công ty: Cần thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả, minh bạch hoá thông tin với hệ thống các báo cáo đầy đủ, hệ thống thống thông tin quản lý thông suốt; thực hiện phân công phân, phân nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban cũng nhƣ ở từng vị trí điều hành, đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự điều hành minh bạch, thông suốt.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức: Với mục tiêu phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động để trở thành một doanh nghiệp quy mô lớn hơn, Công ty cần chú trọng đến việc cơ cấu lại mô hình tổ chức theo định hƣớng khách hàng và tiêu chí kinh doanh; áp dụng các chuẩn mực trong quản trị điều hành; áp dụng các chuẩn mực về tổ chức và quản trị doanh nghiệp; xây dựng mô hình tổ chức quản trị và hoạt động của Công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các

64

văn bản hƣớng dẫn liên quan và quy định áp dụng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn. Ban Giám đốc cần thay đổi cách quản lý hiện nay để sát sao hơn với công việc kinh doanh. Trong dài hạn, Công ty cần bổ sung bộ phận Marketing và Chăm sóc khách hàng.

4.2.4. Giải pháp phát triển công nghệ

Việc kết nối hệ thống giữa các phòng ban chức năng trong công ty chƣa thống nhất, dẫn đến việc đƣa ra các quyết định quản lý mất nhiều thời gian tổng hợp phân tích dữ liệu, việc triển khai thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh chƣa thực sự thông suốt. Hơn bao giờ hết công ty cần có ngay một giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất - hệ thống Hoạch Định Tài Nguyên Doanh nghiệp (ERP).

Một phần mềm ERP tích hợp những chức năng chung của doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất. Ứng dụng ERP là công cụ quan trọng để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp công ty tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Ứng dụng càng sớm sẽ càng dễ triển khai và hệ thống sớm đem lại hiệu quả.

Sử dụng giải pháp ERP giúp hình thành đƣợc đội ngũ cán bộ tri thức mới trong việc ứng dụng các tiện ích của công nghệ thông tin, qua đó, phát huy sức cạnh tranh của từng cá nhân trong công ty. Nhƣ thế, toàn bộ sức mạnh của Hoa Lâm đƣợc huy động và phát huy, chính vấn đề này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Hiện nay thị trƣờng sản phẩm phần mềm ERP rất phong phú và đa dạng, Công ty có thể xem xét áp dụng một số sản phẩm: AMIS.VN của Công ty cổ phần MISA, Absoft.vn của Công ty TNHH Phần mềm Trƣờng Sa, ERP Fast Business của Công ty phần mềm quản lý doanh nghiệp (FAST).

65

Bên cạnh việc ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại thì Công ty cũng cần chú trọng đến việc đào tạo nhân viên nâng cao khả năng làm việc với các ứng dụng hiện đại để khai thác tối đa hiệu quả của giải pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.5. Giải pháp xây dựng năng lực hoạt động và phát triển sản phẩm

Nâng cao khả năng cung cấp các sản phẩm:

- Duy trì, củng cố các sản phẩm hiện có: Công ty TNHH Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm có ƣu thế cạnh tranh về các sản phẩm của các nhà sản xuất nƣớc ngoài có chất lƣợng cao. Do đó việc tiếp tục duy trì củng cố những sản phẩm này là rất cần thiết.

- Đẩy mạnh các công tác liên kết và hợp tác với bạn hàng và các doanh nghiệp: Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng không có một doanh nghiệp nào, một quốc gia nào có đƣợc vị thế tuyệt đối, hoàn hảo ở tất cả mọi mặt. các doanh nghiệp hợp tác với nhau là cách tốt nhất để học hỏi và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp có thể liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để cung cấp các sản phẩm bổ sung cho nhau, hoặc cũng có thể liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp để có nguồn cung ổn định. Công ty TNHH Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm có thể áp dụng một số giải pháp về hoạt động liên kết và hợp tác cho công ty trong thời gian tới:

o Liên kết với các nhà cung cấp đầu vào: việc phối hợp với các nhà cung cấp hàng hoá đầu vào là hết sức quan trọng vì nó không những ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm, uy tín của công ty.

o Tăng cƣờng liên kết hợp tác với các công ty cùng ngành để chủ động hơn trong các chiến lƣợc cạnh tranh.

- Hoàn thiện chiến lược phân phối sản phẩm: Việc khách hàng có đồng ý mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do Công ty cung cấp hay không, sản

66

phẩm có đến đƣợc tới tay khách hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhà phân

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn nhập khẩu và phân phối hoa lâm (Trang 69)