2.4.2.1. Trang chủ
Đây là trang giới thiệu về tên e-book, người biên soạn, nội dung e-book và lời cảm ơn của tác giả đến bạn đọc. HS và GV có thể từ trang chủ nhấp các link đến các trang con như:
− Phòng thí nghiệm: giới thiệu nguyên tắc làm việc trong PTN, cách sơ cứu
khi xảy ra tai nạn, cách bảo quản và sử dụng một số dụng cụ, biện pháp an toàn hóa chất trong PTN.
− Truyện vui: giới thiệu một số mẩu chuyện về các phát minh do tình cờ
của các nhà hóa học vĩ đại
− Thực hành: hướng dẫn chi tiết cách tiến hành các bài THTN hóa 10
THPT, có video clip minh họa và bài tường trình đi kèm.
− Ảo thuật: Cung cấp cho HS những thí nghiệm khác các em có thể tiến
hành ở nhà hoặc biểu diễn tại các buổi ngoại khóa.
− Âm nhạc: Khi mệt mỏi, HS có thể thưởng thức những bài hát vui nhộn,
càng đặc biệt hơn khi đó là những bài hát hóa học.
− Liên hệ: Cung cấp họ tên, địa chỉ liên lạc của người thiết kế e-book.
2.4.2.2. Chuyên mục “Phòng thí nghiệm”
Đây là nội dung quan trọng trong e-book vì các thông tin trong chuyên mục
này sẽ giúp các em có được những kiến thức cơ bản nhất nhằm bảo đảm an toàn
trong PTN và giúp đảm bảo sự thành công cho bài thực hành. Gồm các bài học sau:
1. Nguyên tắc chung khi làm việc trong PTN
2. Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3. Bảo quản, sử dụng một số dụng cụ hóa học
4. Cách rửa dụng cụ thủy tinh
5. An toàn hóa chất trong PTN
Hình 2.3. Phòng thí nghiệm
Nhấp vào tên bài sẽ có đường link đến nội dung cụ thể.
Trong nội dung cụ thể của mỗi bài học có các hình ảnh và phim minh họa
giúp HS dễ hiểu và khắc sâu kiến thức hơn.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một bài cụ thể ở chuyên mục “Phòng thí
Hình 2.4. An toàn hóa chất trong PTN-1
Hình 2.6. An toàn hóa chất trong PTN-3
Khi gặp biểu tượng thì ở đó video clip minh họa.
Nhấp vào dòng chữ màu xanh “Pha loãng axit” sẽ link đến video hướng dẫn
cách pha loãng axit. Lúc này, màn hình sẽ hiện ra cửa sổ của đoạn phim pha loãng:
Hình 2.8. An toàn hóa chất trong PTN-5
2.4.2.3. Chuyên mục “Thực hành”
Ý tưởng thiết kế
Đây là phần nội dung chính của e-book, hướng dẫn chi tiết, hỗ trợ cho quá trình dạy và học thực hành ở trường THPT.
Nội dung kiến thức được thiết kế theo từng bài học có bổ sung hình ảnh minh họa và video clip sinh động hấp dẫn giúp HS tự chuẩn bị bài dễ dàng và giúp giáo viên dạy nhẹ nhàng hơn.
Chúng tôi xây dựng chuyên mục trên như sau: gồm 7 bài thực hành theo
Hình 2.9. Các bài thực hành
Bài thực hành số 1
Bài 15. Thực hành một số thao tác trong phòng thí nghiệm.
Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kỳ và nhóm
Bài thực hành số 2
Bài 28. Thực hành phản ứng oxi hoá - khử
Bài thực hành số 3
Bài 38. Thực hành tính chất của các halogen
Bài thực hành số 4
Bài 39. Thực hành tính chất của các hợp chất halogen
Bài thực hành số 5
Bài thực hành số 6
Bài 48. Thực hành tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Bài thực hành số 7
Bài 52. Thực hành tốc độ phản ứng hoá học và cân bằng hóa học
Ở mỗi bài thực hành đều có các phần mục tiêu của bài thực hành, hóa chẩt,
dụng cụ, hướng dẫn tiến hành thí nghiệm cụ thể. Thêm vào đó, chúng tôi còn minh
họa các thí nghiệm bằng video clip cụ thể để học sinh chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, nắm vững thao tác hơn.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài thực hành cụ thể ở chuyên mục
“Thực hành”: Bài 1 “Thực hành các thao tác trong PTN. Sự biến đổi tính chất
của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm”.
Hình 2.10. Bài thực hành 1-1
Ở đây có biểu tượng .
Hình 2.11. Bài thực hành 1-2
Kèm theo mỗi bài thực hành đều có bài kiểm tra đóng vai trò như bài tường
trình nhằm giúp HS định hướng công việc trong quá trình THTN, đồng thời giúp
giáo viên đánh giá được kết quả bài thực hành của học sinh.
Đối với bài tường trình này, học sinh có thể download về máy dưới dạng file văn bản rồi hoàn thành trực tiếp lên file sau đó nộp bài cho giáo viên.
2.4.2.4. Chuyên mục “Truyện vui”
Ở mục này, chúng tôi chọn lọc để giới thiệu những mẩu chuyện đã trở thành giai thoại trong hóa học để kể về những phát mình do ngủ quên, do đãng trí hay bởi một sự ngẫu nhiên rất bác học nào đó có thể làm thay đổi giới khoa học.
Hình 2.13. Truyện vui
Kèm theo mẩu chuyện là hình ảnh của các nhà bác học liên quan.
“CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ TÔI ỨNG DỤNG HÓA HỌC”
Hình 2.14. Truyện vui-1
2.4.2.5. Chuyên mục “Ảo thuật”
Đây là sân chơi thú vị bổ ích cho các em HS giúp các em tự khám phá thế giới diệu kỳ của hóa học.
Ứng với mỗi thí nghiệm, chúng tôi giới thiệu nguyên liệu, cách trình bày và
video clip minh họa quá trình thực hiện. Dựa theo những hướng dẫn ở đây, các em
HS có thể dễ dàng tự tiến hành thí nghiệm ở nhà hoặc biểu diễn ở các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một vài thí nghiệm cụ thể:
KEM ĐÁNH RĂNG CỦAVOI
Hình 2.16. Kem đánh răng của voi
ĐỐT TIỀN KHÔNG CHÁY
2.4.2.6. Chuyên mục “Âm nhạc”
Sau học hành mệt mỏi, dường như âm nhạc chính là loại hình giải trí mọi
người hay tìm đến để giải tỏa căng thẳng. Vì vậy, chúng tôi đã đưa thêm chuyên
mục này vào e-book. Những giai điệu này ngoài tính chất giải trí còn giúp các em
nhớ bài lâu hơn và càng thêm yêu môn học
Ở mục này chúng tôi đã đưa vào 5 bài hát:
Hình 2.18. Âm nhạc
Nhấp vào tên bài hát, e-book sẽ trình bày giai điệu mình mong muốn. Đây là giao diện bài hát “Cách tốt nhất để học 10 nguyên tố đầu tiên”.
Hình 2.16. Element song
2.4.2.7. Chuyên mục “Liên hệ”