ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu thiết kế e book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 106)

Từ kết quả tổng hợp của 4 bài kiểm tra, ta thấy:

• Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm luôn cao hơn so với lớp đối chứng,

chứng tỏ việc sử dụng e-book để tự học đã góp phần nâng cao kết quả học tập.

• HS ở lớp thực nghiệm do được tự học, tự nghiên cứu với đĩa CD do GV phát

nên kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng, các em chuẩn bị bài trước khi thực hành tốt hơn, thao tác thí nghiệm chuẩn xác hơn, nhớ bài lâu hơn.

Với những kết quả thu được ở trên phần nào cũng cho thấy e-book đã góp vai

trò quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức của HS, nâng cao năng lực tự học, phát triển tư duy và kỹ năng cho các em, giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ở chương này, chúng tôi đã thực hiện được các công việc sau:

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT Hoàng hoa Thám, Hùng

Vương, Gia Định, Gò Vấp, Nguyễn Thượng Hiền với 5 cặp lớp TN- ĐC (229 HS lớp TN, 226 HS lớp ĐC).

- Sau khi tiến hành sử dụng e-book ở 5 lớp TN, chúng tôi tiến hành kiểm tra

thực nghiệm với 5 cặp lớp TN- ĐC tại tiết thực hành qua quá trình các em làm thí

nghiệm và kết quả của bài tường trình.

- Thống kê và phân tích kết quả thực nghiệm, tính các tham số đặc trưng. Kết

quả này là cơ sở để chúng tôi đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm.

- Phát phiếu điều tra cho 205 HS lớp TN sau khi đã sử dụng e-book vào dạy

học.

- Phát phiếu điều tra cho 40 GV các trường THPT trên địa bàn TPHCM (trong

đó có 4 giáo viên sử dụng e-book vào thực nghiệm).

- Thống kê ý kiến và phân tích. Số liệu thống kê trong phiếu điều tra là cơ sở để chúng tôi đánh giá định tính kết quả thực nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tuy gặp không ít khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như

trong quá trình thực nghiệm sư phạm, nhưng so với mục đích và nhiệm vụ của đề

tài đặt ra về cơ bản luận văn cũng đã hoàn thành những công việc sau đây:

1.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.

- Tìm những khóa luận, luận văn, tài liệu, website về e-book và việc áp dụng

e-book trong giảng dạy nói chung và giảng dạy hoá học nói riêng.

- Tìm hiểu các xu hướng, định hướng đổi mới PPDH đặc biệt là sự đổi mới

PPDH với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

- Nghiên cứu về tự học, lợi ích của việc tự học bằng e-book.

- Nghiên cứu lí luận về thí nghiệm hóa học ở trường PT

1.2.Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế e-book các bài THTN hóa học 10

- Nghiên cứu về e-book, website, web tĩnh, web động, ưu nhược điểm của web

tĩnh và web động, ngôn ngữ lập trình web.

- Nghiên cứu các phầm mềm thiết kế e-book.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đi đến quyết định thiết kế e-book như một web tĩnhbằng phần mềm Macromedia Dreamweaver 8.

1.3.Nghiên cứu thực trạng về vấn đề nghiên cứu.

Nghiên cứu, điều tra, tổng hợp và phân tích thực trạng của việc dạy THTN hóa học cũng như ứng dụng e-book vào việc dạy thực hành hóa học tại các trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Qua việc điều tra này, chúng tôi thấy rằng các GV biết

nhiều về e-book nhưng mức độ áp dụng thì không nhiều, vì nhiều lý do khác nhau.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu e-book là việc cần thiết trong xu hướng đổi mới

PPDH hiện nay.

1.4.Thiết kế e-book

- Tìm hiểu vị trí, mục tiêu, nội dung , chuẩn kiến thức kỹ năng, PPDH các bài

- Đề xuất 4 nguyên tắc và 6 bước trong quy trình thiết kế e-book các bài thực hành hóa học 10.

- Dựa trên các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi thiết kế e-book

với nội dung như sau:

+ Trang chủ: tựa e-book, lời nói đầu.

+ Phòng thí nghiệm: các kiến thức về an toàn trong PTN. Chúng tôi đã

đưa ra 5 nội dung chính: nguyên tắc làm việc trong PTN, sơ cứu khi

xảy ra tai nạn, cách bảo quản, sử dụng một số dụng cụ, cách rửa dụng

cụ thủy tinh, an toàn hóa chất trong PTN.

+ Truyện vui: các mẩu chuyện chọn lọc về các phát minh khám phá của

một số nhà hóa học. Chúng tôi đã sưu tầm và thiết kế được 22 mẩu

chuyện.

+ Thực hành: gồm 7 bài thực hành tương ứng với chương trình SGK

Hóa học 10 nâng cao, có hướng dẫn chi tiết và video clip minh họa.

Ngoài ra còn có 7 bài tường trình kèm theo.

+ Ảo thuật: giới thiệu 15 thí nghiệm HS có thể tiến hành ở nhà hoặc các

buổi ngoại khóa. Có hướng dẫn cụ thể và video clip minh họa.

+ Âm nhạc: giới thiệu 5 bài hát hóa học để HS vừa vui ca hát vừa học

bài.

+ Liên hệ: giới thiệu thông tin tác giả.

1.5.Thực nghiệm sư phạm

• Tiến hành TNSP 4/7 bài thực hành đã thiết kế, với 5 GV và 453 HS khối lớp

10 thuộc trường THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Hùng Vương, THPT Gia Định,

THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Gò Vấp ứng với 5 cặp TN-ĐC.

• Tiến trình thực nghiệm chia làm 2 giai đoạn:

- Hướng dẫn giúp GV và HS làm quen với e-book, hình thức tiến hành đối

với mỗi bài.

- Tiến hành phát phiếu điều tra 205 HS của 5 lớp TN.

• Tổng hợp, xử lý và phân tích kết quả định tính và định lượng cho kết quả rất

khả quan về e-book các bài THTN. Cụ thể:

Học sinh hứng thú, chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt hơn, kỹ năng chuẩn xác hơn trong quá trình thực hành, nắm vững về hiện tượng, từ đó nhớ bài lý thuyết kỹ hơn nên kết quả học tập tốt hơn. Kết quả kiểm tra ở các lớp TN luôn cao hơn ở các

lớp ĐC do hiệu quả của PP không phải ngẫu nhiên. Điều này chứng tỏ đề tài nghiên

cứu thật sự khả thi, mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh.

• Rút ra 6 kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng e-book vào dạy học THTN.

Từ những kết quả TNSP, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng e-book vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài. Và e-book đã góp phần làm phong phú nguồn tư liệu hữu ích cho các học sinh, sinh viên sư phạm và giáo viên.

2. Kiến nghị

E-book đã và đang góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, cung cấp cho

HS một môi trường học tập sinh động hơn, thúc đẩy quá trình tự học, tự nghiên cứu

của học sinh, kích thích sự đam mê tìm tòi học hỏi. Nhờ đó, giúp hình thành và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh. Ngoài ra, e-book còn giúp các em có tư liệu học tâp ưu việt bởi sự gọn nhẹ như chứa đựng thông tin phong phú. Vì vậy, để góp phần

nâng cao hiệu quả của e-book trong trường THPT, tác giả có một số ý kiến như sau:

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư

phạm, bồi dưỡng khả năng tin học cho GV.

- Luôn cập nhật những PPDH hiện đại trên thế giới và tiến hành đổi mới dần

PPDH.

- Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá

2.2. Với trường THPT

- Cần tạo điều kiện cho GV được học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, khả

năng tin học.

- Tạo cơ hội và khuyến khích GV mạnh dạn áp dụng các PPDH mới.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản của đổi mới

PPDH.

- Thường xuyên tổ chức các buổi rèn luyện kỹ năng tin học, kỹ năng làm việc

theo nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề,... cho học sinh. Có thể lồng ghép

việc rèn luyện các kỹ năng này thông qua các tiết dạy chính khóa và hoạt

động ngoại khóa của trường.

2.3. Với giáo viên

- Thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật và mạnh dạn ứng

dụng những đổi mới về PPDH trong giảng dạy.

- Thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu các thí nghiệm biểu diễn, cũng như thí

nghiệm HS có thể làm ở nhà để luôn tạo hứng thú và hấp dẫn HS, kích thích

sự đam mê đối với bộ môn từ đó nâng cao chất lượng giáo dục

- Luôn lắng nghe ý kiến và những phản hồi của HS để sửa chữa, bổ sung, làm

cho e-book ngày càng hoàn thiện hơn.

3. Hướng phát triển của đề tài

Vì hệ thống e-book hóa học đặc biệt là về mảng THTN vẫn chưa phong phú

nên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và áp dụng vào quá trình dạy học.. Trên nền tảng của đề tài, có thể mở rộng phạm vi thực hiện ở lớp 11, lớp 12, tiếp tục xây dựng một số e-book THTN, là tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh trong xu thế đổi mới PPDH.

Thiết nghĩ nếu hệ thống e-book hóa học hoàn chỉnh và được phổ biến đến

mọi người thì mọi học sinh đều sẽ có điều kiện được học hành tốt hơn. Đồng thời

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Thiết kế e-book các bài thực hành thí nghiệm hóa học 10 Trung học phổ thông”.

Do thời gian không nhiều cũng như các điều kiện thực tế không cho phép, sự thiếu sót là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp của luận văn sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia

Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho HS THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn chuẩn kiến thức và kỹ năng của

chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa lớp 10 cơ bản.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn chuẩn kiến thức và kỹ năng của

chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa lớp 10 nâng cao.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP. HCM.

6. Trịnh Văn Biều (2003), Các PPDH hiệu quả, Trường ĐHSP TP.HCM.

7. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP.HCM.

8. Trịnh Văn Biều (2003), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,

Trường ĐHSP TP.HCM.

9. Nguyễn Đức Chung (2005), Thực hành hóa học đại cương, NXB Khoa học

kỹ thuật.

10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo

dục, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Cương (2007), PPDH hoá học ở trường phổ thông và đại học - Một

số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.

12. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

13. Trần Quốc Đắc (2007), Hướng dẫn thí nghiệm Hóa học 10, NXB Giáo dục,

14. Trường ĐHSP TP.HCM (2003), Giáo trình thực hành hóa đại cương.

15. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và

Macromedia Dreamweaver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

17. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 nâng cao

Chương “Nhóm Halogen”, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

18. Lê Thị Thu Hà (2010), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở

trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.

19. Bùi Hiến, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ

điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.

20. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực

tự học cho HS giỏi hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.

21. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế e-book dạy học môn hóa học lớp 12 –

Chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 22. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học

chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

23. Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực – lấy người

học làm trung tâm, NXB Giáo dục.

24. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.

25. Nguyễn Hiến Lê (1992), Tự học, một nhu cầu của thời đại, NXB TP.HCM.

26. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử các chương về

lý thuyết chủ đảo sách giáo khoa hóa học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.

27. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn

hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.

28. Hỉ A Mối (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

29. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế website phục vụ việc học tập và ôn tập

chương trình nguyên tử cho HS lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

30. Quách Tuấn Ngọc (2005), “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học”, Báo

cáo về ICT in Education.

31. Trần Tuyết Nhung (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung

dịch – Sự điện li” lớp 10 chuyên Hóa học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

32. Đặng Thị Oanh (Chủ biên) và các cộng sự (2006), Thiết kế bài soạn hóa học

10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Đặng Thị Oanh (Chủ biên) và các cộng sự (2006), Thiết kế bài soạn hóa học

10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

34. Đặng Thị Oanh – Nguyễn Thị Sửu (2006), PPDH các chương mục quan trọng trong chương trình – Sách giáo khoa hóa học phổ thông, ĐHSP. Hà Nội.

35. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và

Macromedia Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa học của HS phổ thông trong chương Halogen lớp 10, Khóa

luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

36. Nguyễn Khoa Thị Phượng (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán hóa

học trọng tâm, NXB ĐHQG Hà Nội.

37. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1997), Lý luận

dạy học hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên) – Lê Minh Hoàng – Hoàng Đức Hải (2006),

Macromedia Dreamweaver 8 – Phần cơ bản, tập 1,2, NXB Lao động & Xã hội.

39. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên,NXB KHKT Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần vô cơ

lớp 11 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP.HCM

41. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB

Giáo dục.

42. Lê Trọng Tín (2006), Những PPDH tích cực trong dạy học hóa học, Trường

ĐHSP TP. HCM.

43. Lê Trọng Tín (2006), PPDH môn hóa học ở trường phổ thông trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

44. Trần Kim Tiến (2007), Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học,

Một phần của tài liệu thiết kế e book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)