PPDH phần thực hành [34]

Một phần của tài liệu thiết kế e book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 64 - 66)

- Phương pháp trực quan được sử dụng thường xuyên trong các bài giảng có kết hợp chặt chẽ với phương pháp dùng lời. Việc sử dụng phương pháp trực quan ở đây

ngoài nhiệm vụ tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thí nghiệm hoá học và các

phương tiện trực quan còn giúp HS kiểm tra các giả thuyết, các dự đoán về tính chất các chất và làm chính xác hoá các khái niệm, quy luật hoá học…

- Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như: suy lý, diễn dịch, phán đoán, lập luận... dựa trên các mối liên hệ:

+ Từ tính chất đã học dự đoán hiện tượng.

+ Dùng thí nghiệm để kiểm chứng, giải thích quá trình tiến hành và kết quả. - Khi sử dụng các phương pháp dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề cần tích cực rèn luyện cho HS các thao tác tư duy đặc biệt là so sánh, đối chiếu. Việc sử

dụng thường xuyên phương pháp này, kết hợp với củng cố, ôn tập vận dụng kiến

thức lý thuyết đi sâu vào bản chất của hiện tượng sẽ giúp HS hiểu bài sâu, dễ nhớ

kiến thức, tự trang bị cho mình phương pháp học tập và tư duy đúng đắn.

Kết quả của giờ học thực hành hóa học phụ thuộc chủ yếu vào việc chuẩn bị

của giáo viên vì vậy giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho giờ học. Hoạt động chuẩn

bị cho bài thực hành bao gồm:

1. Xác định rõ mục tiêu của bài THTN.

2. Tiến hành trước tất cả các thí nghiệm có trong bài thực hành. Giáo viên căn cứ

vào nội dung bài thí nghiệm thực hành, tiến hành trước các thí nghiệm để xác

định những hướng dẫn cụ thể, chính xác, phù hợp với các điều kiện thực tế về thiết bị, hóa chất trong phòng thí nghiệm của nhà trường. Khi tiến hành các thí

nghiệm cần chú ý đến các yếu tố đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường, sự thành

công của thí nghiệm và cả các nguyên nhân dẫn đến không thành công.

3. Chuẩn bị nội dung hướng dẫn tiến hành các thí nghiệm trong bài thực hành và

thể hiện trên bảng phụ hoặc bản trong dùng cho máy chiếu hắt. Nội dung hướng

cụ, thứ tự lấy hóa chất hoặc các hình vẽ mô tả dụng cụ, sơ đồ nhận biết các chất có trong bài thực hành.

4. Dư kiến hình thức tổ chức hoạt động giờ thực hành và chuẩn bị dụng cụ hóa chất cần dùng. Giáo viên cần dự kiến sự phân chia nhóm thực hành trên cơ sở số lượng học sinh trong lớp học và thực tế thiết bị của nhà trường, chuẩn bị hóa

chất dụng cụ cho các nhóm đồng thời dự kiến cả các hoạt động học tập của học

sinh trong giờ thực hành và thứ tự các hoạt động đó.

5. Thiết kế kế hoạch bài thực hành. Khi thiết kế kế hoạch bài thực hành cần chú ý

đến các hoạt động cơ bản trong giờ THTN như:

- Giáo viên nêu mục đích giờ thực hành, phân chia nhóm và các diụng cụ hóa

chất cần cho bài thực hành.

- Tổ chức cho học sinh ôn tập các kiến thức có liên quan và trình bày cách

tiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượng thí nghiệm, giáo viên chỉnh lí, bổ sung những chú ý trong từng thí nghiệm.

-Tổ chức cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng, ghi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chép, giải thích hiện tượng…

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và nhấn mạnh các kết luận,

nhận xét được rút ra từ các thí nghiệm.

- Tổ chức cho các nhóm học sinh hoàn thành báo cáo thí nghiệm và dọn dẹp

Một phần của tài liệu thiết kế e book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 64 - 66)