- Tổng hợp kết quả bài kiểm tra, các phiếu nhận xét của GV và HS về e-
book để đánh giá hiệu quả sử dụng của e-book.
- Rút ra bài học kinh nghiệm để sử dụng e-book có hiệu quả.
2.4. Cấu trúc và nội dung của E-book
2.4.1. Cấu trúc của E-book
Hình 2.1. Cấu trúc e-book
E-book
Trang chủ Lời nói đầu
Phòng thí nghiệm
Nguyên tắc chung Sơ cứu khi xảy ra tai nạn Bảo quản, sử dụng một số dụng cụ
Cách rửa dụng cụ thủy tinh An toàn hóa chất trong PTN Truyện vui Thực hành Bài thực hành số 1 Bài thực hành số 2 Bài thực hành số 3 Bài thực hành số 4 Bài thực hành số 5 Bài thực hành số 6 Bài thực hành số 7 Ảo thuật Âm nhạc
2.4.2. Nội dung của E-book
2.4.2.1. Trang chủ
Đây là trang giới thiệu về tên e-book, người biên soạn, nội dung e-book và lời cảm ơn của tác giả đến bạn đọc. HS và GV có thể từ trang chủ nhấp các link đến các trang con như:
− Phòng thí nghiệm: giới thiệu nguyên tắc làm việc trong PTN, cách sơ cứu
khi xảy ra tai nạn, cách bảo quản và sử dụng một số dụng cụ, biện pháp an toàn hóa chất trong PTN.
− Truyện vui: giới thiệu một số mẩu chuyện về các phát minh do tình cờ
của các nhà hóa học vĩ đại
− Thực hành: hướng dẫn chi tiết cách tiến hành các bài THTN hóa 10
THPT, có video clip minh họa và bài tường trình đi kèm.
− Ảo thuật: Cung cấp cho HS những thí nghiệm khác các em có thể tiến
hành ở nhà hoặc biểu diễn tại các buổi ngoại khóa.
− Âm nhạc: Khi mệt mỏi, HS có thể thưởng thức những bài hát vui nhộn,
càng đặc biệt hơn khi đó là những bài hát hóa học.
− Liên hệ: Cung cấp họ tên, địa chỉ liên lạc của người thiết kế e-book.
2.4.2.2. Chuyên mục “Phòng thí nghiệm”
Đây là nội dung quan trọng trong e-book vì các thông tin trong chuyên mục
này sẽ giúp các em có được những kiến thức cơ bản nhất nhằm bảo đảm an toàn
trong PTN và giúp đảm bảo sự thành công cho bài thực hành. Gồm các bài học sau:
1. Nguyên tắc chung khi làm việc trong PTN
2. Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3. Bảo quản, sử dụng một số dụng cụ hóa học
4. Cách rửa dụng cụ thủy tinh
5. An toàn hóa chất trong PTN
Hình 2.3. Phòng thí nghiệm
Nhấp vào tên bài sẽ có đường link đến nội dung cụ thể.
Trong nội dung cụ thể của mỗi bài học có các hình ảnh và phim minh họa
giúp HS dễ hiểu và khắc sâu kiến thức hơn.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một bài cụ thể ở chuyên mục “Phòng thí
Hình 2.4. An toàn hóa chất trong PTN-1
Hình 2.6. An toàn hóa chất trong PTN-3
Khi gặp biểu tượng thì ở đó video clip minh họa.
Nhấp vào dòng chữ màu xanh “Pha loãng axit” sẽ link đến video hướng dẫn
cách pha loãng axit. Lúc này, màn hình sẽ hiện ra cửa sổ của đoạn phim pha loãng:
Hình 2.8. An toàn hóa chất trong PTN-5
2.4.2.3. Chuyên mục “Thực hành”
Ý tưởng thiết kế
Đây là phần nội dung chính của e-book, hướng dẫn chi tiết, hỗ trợ cho quá trình dạy và học thực hành ở trường THPT.
Nội dung kiến thức được thiết kế theo từng bài học có bổ sung hình ảnh minh họa và video clip sinh động hấp dẫn giúp HS tự chuẩn bị bài dễ dàng và giúp giáo viên dạy nhẹ nhàng hơn.
Chúng tôi xây dựng chuyên mục trên như sau: gồm 7 bài thực hành theo
Hình 2.9. Các bài thực hành
Bài thực hành số 1
Bài 15. Thực hành một số thao tác trong phòng thí nghiệm.
Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kỳ và nhóm
Bài thực hành số 2
Bài 28. Thực hành phản ứng oxi hoá - khử
Bài thực hành số 3
Bài 38. Thực hành tính chất của các halogen
Bài thực hành số 4
Bài 39. Thực hành tính chất của các hợp chất halogen
Bài thực hành số 5
Bài thực hành số 6
Bài 48. Thực hành tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Bài thực hành số 7
Bài 52. Thực hành tốc độ phản ứng hoá học và cân bằng hóa học
Ở mỗi bài thực hành đều có các phần mục tiêu của bài thực hành, hóa chẩt,
dụng cụ, hướng dẫn tiến hành thí nghiệm cụ thể. Thêm vào đó, chúng tôi còn minh
họa các thí nghiệm bằng video clip cụ thể để học sinh chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, nắm vững thao tác hơn.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài thực hành cụ thể ở chuyên mục
“Thực hành”: Bài 1 “Thực hành các thao tác trong PTN. Sự biến đổi tính chất
của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm”.
Hình 2.10. Bài thực hành 1-1
Ở đây có biểu tượng .
Hình 2.11. Bài thực hành 1-2
Kèm theo mỗi bài thực hành đều có bài kiểm tra đóng vai trò như bài tường
trình nhằm giúp HS định hướng công việc trong quá trình THTN, đồng thời giúp
giáo viên đánh giá được kết quả bài thực hành của học sinh.
Đối với bài tường trình này, học sinh có thể download về máy dưới dạng file văn bản rồi hoàn thành trực tiếp lên file sau đó nộp bài cho giáo viên.
2.4.2.4. Chuyên mục “Truyện vui”
Ở mục này, chúng tôi chọn lọc để giới thiệu những mẩu chuyện đã trở thành giai thoại trong hóa học để kể về những phát mình do ngủ quên, do đãng trí hay bởi một sự ngẫu nhiên rất bác học nào đó có thể làm thay đổi giới khoa học.
Hình 2.13. Truyện vui
Kèm theo mẩu chuyện là hình ảnh của các nhà bác học liên quan.
“CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ TÔI ỨNG DỤNG HÓA HỌC”
Hình 2.14. Truyện vui-1
2.4.2.5. Chuyên mục “Ảo thuật”
Đây là sân chơi thú vị bổ ích cho các em HS giúp các em tự khám phá thế giới diệu kỳ của hóa học.
Ứng với mỗi thí nghiệm, chúng tôi giới thiệu nguyên liệu, cách trình bày và
video clip minh họa quá trình thực hiện. Dựa theo những hướng dẫn ở đây, các em
HS có thể dễ dàng tự tiến hành thí nghiệm ở nhà hoặc biểu diễn ở các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một vài thí nghiệm cụ thể:
KEM ĐÁNH RĂNG CỦAVOI
Hình 2.16. Kem đánh răng của voi
ĐỐT TIỀN KHÔNG CHÁY
2.4.2.6. Chuyên mục “Âm nhạc”
Sau học hành mệt mỏi, dường như âm nhạc chính là loại hình giải trí mọi
người hay tìm đến để giải tỏa căng thẳng. Vì vậy, chúng tôi đã đưa thêm chuyên
mục này vào e-book. Những giai điệu này ngoài tính chất giải trí còn giúp các em
nhớ bài lâu hơn và càng thêm yêu môn học
Ở mục này chúng tôi đã đưa vào 5 bài hát:
Hình 2.18. Âm nhạc
Nhấp vào tên bài hát, e-book sẽ trình bày giai điệu mình mong muốn. Đây là giao diện bài hát “Cách tốt nhất để học 10 nguyên tố đầu tiên”.
Hình 2.16. Element song
2.4.2.7. Chuyên mục “Liên hệ”
2.4.3. Hướng dẫn sử dụng e-book một cách hiệu quả
Bạn có thể chép folder e-book vào máy hoặc sử dụng ngay trên đĩa.
Để sử dụng được e-book, máy tính của bạn cần có các trình duyệt web hỗ trợ flash như Internet Explorer (IE), Fire Fox, tốt nhất là sử dụng Google Chrome.
Mở folder chứa e-book rồi nhấp vào file usbwebserver.exe để mở e-book.
Màn hình sẽ xuất hiện giao diện trang chủ, cũng là mở đầu trang sách.
Để mở qua các nội dung khác bạn nhấp vào các biểu tượng khác tương ứng trên màn hình.
Sử dụng e-book vào quá trình dạy và học THTN Cách 1:
− GV có thể sử dụng e-book này để chuẩn bị bài thực hành và hướng dẫn HS
thực hiện các thí nghiệm.
− Dựa vào các đoạn phim, GV hướng dẫn HS thực hiện từng thao tác cụ thể,
chú ý quan sát từng hiện tượng để HS tự thực hiện lại thí nghiệm một cách
chính xác.
− HS tự tải bài tường trình từ e-book và hoàn thành sau đó nộp lại cho GV.
Cách 2:
− GV yêu cầu HS tự xem e-book trước ở nhà, lên lớp thuyết trình về mục tiêu,
dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành của từng thí nghiệm.
− GV bổ sung, chỉnh sửa những sai sót nếu có.
− HS tự tiến hành thí nghiệm và viết bài tường trình nộp GV.
− GV tổ chức cho HS biểu diễn thí nghiệm tại các buổi ngoại khóa hoặc các
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này, chúng tôi đã trình bày được những vấn đề như sau:
Tìm hiểu, nghiên cứu cấu trúc, nội dung, chuẩn kiến thức kỹ năng, PPDH cơ
bản của các bài THTN hóa học 10 nâng cao định hướng cho việc thiết kế e-book.
Đề xuất nguyên tắc thiết kế e-book: nguyên tắc về cấu trúc, nguyên tắc về nội dung, nguyên tắc về hình thức, nguyên tắc về tính năng sử dụng.
Đề xuất quy trình thiết kế e-book gồm 6 bước.
Trình bày cấu trúc e-book với 2 mục chính là “An toàn phòng thí nghiệm” và
“Các bài thực hành”.
Thiết kế nội dung e-book gồm:
− Trang chủ: tựa e-book, lời nói đầu.
− Phòng thí nghiệm: các kiến thức về an toàn trong PTN. Chúng tôi đã đưa
ra 5 nội dung chính: nguyên tắc làm việc trong PTN, sơ cứu khi xảy ra
tai nạn, cách bảo quản, sử dụng một số dụng cụ, cách rửa dụng cụ thủy
tinh, an toàn hóa chất trong PTN.
− Truyện vui: các mẩu chuyện chọn lọc về các nhà hóa học. Chúng tôi đã
sưu tầm và thiết kế được 22 mẩu chuyện.
− Thực hành: gồm 7 bài thực hành tương ứng với chương trình SGK Hóa
học 10 nâng cao, có hướng dẫn chi tiết và video clip minh họa.
− Ảo thuật: giới thiệu 15 thí nghiệm HS có thể tiến hành ở nhà hoặc các
buổi ngoại khóa. Có hướng dẫn cụ thể và video clip minh họa.
− Âm nhạc: giới thiệu 5 bài hát hóa học để HS vừa vui ca hát vừa học bài. − Liên hệ: giới thiệu thông tin tác giả.
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng e-book.
Tính khả thi: được thể hiện qua số lượng HS sử dụng được e-book để tự học.
Tính hiệu quả: được thể hiện qua:
- Kết quả học tập của HS có sử dụng e-book cao hơn so với HS không sử
dụng e-book (đánh giá qua điểm số các bài kiểm tra).
- Nâng cao khả năng tự học và độ bền kiến thức của HS có sử dụng e-book
cũng được nâng lên (đánh giá qua việc HS báo cáo những nội dung được GV phân công và qua điểm số các bài kiểm tra).
- HS hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn (đánh giá qua phiếu tham
khảo ý kiến).
3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi đã chọn 4 trên tổng số 7 bài thực hành để thực nghiệm sư phạm bao gồm cả bài truyền thụ kiến thức mới và bài luyện tập.
Bảng 3.1. Các bài thực nghiệm
Bài thực hành Tên bài
- Bài thực hành số 1 - Bài 15: Mđổi tính chất của nguyên tố trong chu kỳ và nhómột số thao tác THTN hóa học. Sự biến
- Bài thực hành số 2 - Bài 28: Phản ứng oxi hóa khử
- Bài thực hành số 3 - Bài 38: Tính chhalogen ất của các halogen và hợp chất của - Bài thực hành số 4 - Bài 39: Tính chhalogen ất của các halogen và hợp chất của
3.3. Đối tượng thực nghiệm
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 5 cặp lớp tại 5
trường THPT tại TP. HCM. Đối với mỗi trường, chúng tôi chọn ra cặp lớp có trình độ tương đương làm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Bảng 3.2. Các lớp thực nghiệm và đối chứng
STT Trường, giáo viên Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
1 THPT Hoàng Hoa Thám
(GV Nguyễn Đào Mỹ Trinh) 10A1 48 10A2 48
2 THPT Gia Định
(GV Hoành Thái Dương) 10A7 47 10A10 43
3 THPT Gò Vấp
(GV Nguyễn Thị Hồng Nhung) 10A1 46 10A2 44
4 THPT Hùng Vương
(GV Nguyễn Thị Ngọc Phượng) 10A1 46 10A2 44
5 THPT Nguyễn Thượng Hiền
(GV Trần Khôi Nguyên) 10A3 44 10A5 47
3.4. Tiến hành thực nghiệm
3.4.1. Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm – đối chứng
Chúng tôi đã chọn 5 cặp lớp 10 ở 5 trường THPT trên địa bàn TP.HCM để thực nghiệm đề tài của mình. Lí do chính để chọn thực nghiệm tại các trường này là:
- HS của trường có chất lượng học tập tương đối đồng đều.
- Trường có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, hầu hết GV và HS đều có
máy vi tính có thể đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị để tiến hành việc sử
3.4.2. Bước 2: Gặp GV tham gia thực nghiệm
- Gởi GV đĩa CD cùng phiếu tham khảo ý kiến và các bài kiểm tra.
- Trao đổi và thống nhất với các GV về mục đích, cách thực hiện…
+ Đối với lớp thực nghiệm: GV hướng dẫn HS cách sử dụng e-book và
phương pháp học tập.
+ Đối với lớp đối chứng: GV và HS không dùng e-book.
3.4.3. Bước 3: Tiến hành sử dụng e-book hướng dẫn HS tự học
Chúng tôi đã đề xuất 2 hình thức sử dụng e-book trong dạy THTN lớp 10 chương trình nâng cao để GV tiến hành thực nghiệm. Tùy theo từng đối tượng HS
của mình mà người GV có thể linh hoạt áp dụng hoặc thay đổi nhưng vẫn đảm bảo
được mục tiêu đã đề ra. Cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Hình thức tổ chức thực nghiệm
Hình thức tổ chức dạy học Nhóm bài thực nghiệm Ghi chú
Hình thức 1: HS nghiên cứu trước e-book ở nhà, GV sử dụng e-book để dạy học trên lớp.
• Bài 15: Một số thao tác THTN
hóa học. Sự biến đổi tính chất của
nguyên tố trong chu kỳ và nhóm
• Bài 28: Phản ứng oxi hóa khử
Đánh giá kết quả học tập bằng bài kiểm tra cuối bài.
Hình thức 2: HS tự nghiên cứu chuẩn bị bài thực hành ở nhà bằng e-book ở nhà sau đó thuyết trình trên lớp về cách tiếnhành, GV nhận xét và bổ sung.
• Bài 38: Tính chất của các halogen và hợp chất của halogen
• Bài 39: Tính chất của các halogen và hợp chất của halogen
Đánh giá kết quả học tập bằng bài kiểm tra cuối bài.
3.4.4. Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả
Sau mỗi bài thực nghiệm đều có những bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập
và việc sử dụng e-book của HS. Đánh giá kết quả thực nghiệm dựa vào thang điểm
sau:
- Điểm thao tác, quá trình tiến hành thí nghiệm: 4đ.
- Điểm vệ sinh: 1 đ
3.4.5. Bước 5: Xử lý kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học theo các
bước sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.
a. Trung bình cộng
ni: tần số của các giá trị xi
n: số HS tham gia thực nghiệm
b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân