Sơ lược về thiết kế website và e-book

Một phần của tài liệu thiết kế e book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 43)

1.5.5.1. Một số khái niệm

1. Website

Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash v.v… thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (server web) có thể truy cập thông qua Internet.

Website được chia ra làm 2 loại: web tĩnh và web động.

2. Web tĩnh

− Trang web tĩnh thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ HTML,

DHTML,…

− Trang web tĩnh thường được dùng để thiết kế các trang web có nội dung ít

cần thay đổi và cập nhật.

− Website tĩnh là website chỉ bao gồm các trang web tĩnh và không có cơ sở dữ

− Website tĩnh thích hợp với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới làm quen với môi trường Internet.

− Trang web tĩnh hay website tĩnh có các ưu và nhược điểm cơ bản dưới đây.

Ưu điểm cơ bản:

Thiết kế đồ hoạ đẹp: Trang Web tĩnh thường được trình bày ấn

tượng và cuốn hút hơn trang web động về phần mỹ thuật đồ hoạ vì chúng ta có thể hoàn toàn tự do trình bày các ý tưởng về đồ hoạ và mỹ thuật trên toàn diện tích từng trang web tĩnh.

Tốc độ truy cập nhanh: Tốc độ truy cập của người dùng vào các trang web tĩnh nhanh hơn các trang web động vì không mất thời gian trong việc truy vấn cơ sở dữ liệu như các trang web động.

Thân thiện hơn với các máy tìm kiếm (search engine): Bởi vì địa

chỉ URL của các .html, .htm,… trong trang web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.

Chi phí đầu tư thấp: Chi phí xây dựng website tĩnh thấp hơn nhiều

so với website động vì không phải xây dựng các cơ sở dữ liệu, lập trình phần mềm cho website và chi phí cho việc thuê chỗ cho cơ sở dữ liệu, chi phí yêu cầu hệ điều hành tương thích (nếu có).

Nhược điểm cơ bản:

Thông tin không có tính linh hoạt: Do nội dung trên trang web tĩnh

được thiết kế cố định nên khi nhu cầu về thông tin của người truy cập tăng cao thì thông tin trên website tĩnh sẽ không đáp ứng được.

Khó tích hợp, nâng cấp, mở rộng: Do không có cơ sở dữ liệu.

3. Web động

− Web động là thuật ngữ được dùng để chỉ những website có cơ sở dữ liệu và

được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển web.

− Với web động, thông tin hiển thị được gọi ra từ một cơ sở dữ liệu khi người

những câu chữ, hình ảnh, âm thanh hay những dữ liệu số hoặc ở dạng bảng hoặc ở nhiều hình thức khác nữa.

− Web động thường được phát triển bằng các ngôn ngữ lập trình tiên tiến như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHP, ASP, ASP.NET, Java, CGI, Perl, và sử dụng các cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh như Access, My SQL, MS SQL, Oracle, DB2.

− Trang web động hay website động có các ưu và nhược điểm cơ bản dưới đây.

Ưu điểm cơ bản:

Thông tin trên web động luôn luôn mới vì nó dễ dàng được bạn

thường xuyên cập nhật thông qua việc bạn sử dụng các công cụ cập nhật của các phần mềm quản trị web.

Nhược điểm cơ bản:

Chi phí đầu tư cao: Chi phí xây dựng website động cao hơn website

tĩnh nhiều vì phải xây dựng các cơ sở dữ liệu, lập trình phần mềm cho website và chi phí cho việc thuê chỗ (hosting) cho cơ sở dữ liệu (database), chi phí yêu cầu hệ điều hành tương thích (nếu có).

Không linh động:Vì khi chạy web động đòi hỏi phải có web server.

4. Web Server

Web Server (máy phục vụ Web): máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web Server. Tất cả các Web Server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên mỗi Web Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx...; Apache dành cho *.php...; Sun Java System Web Server của SUN dành cho *.jsp...

Máy Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác. (các mã Script, các chương trình, và các file Multimedia).

Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP - giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác.

Tất cả các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain Name. Giả sử khi bạn đánh vào thanh Address trên trình duyệt của bạn một dòng http://www.abc.com sau đó gõ phím Enter bạn sẽ gửi một yêu cầu đến một Server có Domain Name là www.abc.com. Server này sẽ tìm trang Web có tên là index.htm rồi gửi nó đến trình duyệt của bạn.

Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành một Web Server bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.

Khi máy tính của bạn kết nối đến một Web Server và gửi đến yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang Web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại cho bạn những thông tin mà bạn mong muốn.

Hình 1.4. Mô hình kết nối web

Giống như những phần mềm khác mà bạn đã từng cài đặt trên máy tính của mình, Web Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt, và chạy trên máy tính dùng làm Web Server, nhờ có chương trình này mà người sử

dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet).

Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng.

Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập.

5. Ngôn ngữ HTML

Định nghĩa

− HTML là từ viết tắt của Hyper Text Markup Language (Ngôn ngữ định dạng

siêu văn bản).

− Một file .html bao gồm chứa các thẻ (tag) định dạng HTML.

− Các thẻ HTML sẽ quy định cách hiển thị trên trình duyệt.

− File định dạng HTML phải được ghi lại với phần mở rộng là .html hoặc .htm

− Để soạn thảo một file HTML chúng ta có thể dùng bất kỳ một trình soạn thảo

đơn giản nào (notepad, pspad, word,...). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số trình soạn thảo mã HTML

Ngoài một số trình soạn thảo HTML mang tính thương mại như (fontpage,

Dreamweaver, Edit plus,...), thì cũng có không ít những trình soạn thảo mã HTML

Open source miễn phí tốt không kém ( Pspad, Notepad++, SciTE…)

1.5.5.2. Phần mềm thiết kế e-book Macromedia Dreamweaver 8

Macromedia Dreamweaver 8 là trình biên soạn HTML chuyên nghiệp dùng

để thiết kế, viết mã và phát triển website cùng các trang web và các ứng dụng web. Cho dù bạn có thích thú với công việc viết mã HTML thủ công hoặc bạn thích làm

việc trong môi trường biên soạn trực quan, Dreamweaver cung cấp cho bạn những công cụ hữu ích để nâng cao kinh nghiệm thiết kế web của bạn.

Macromedia Dreamweaver 8 giúp bạn dễ dàng tạo một website đơn giản

nhưng đầy đủ chức năng. Các tính năng biên soạn trực quan trong Dreamweaver cho phép bạn tạo nhanh các trang web mà không cần các dòng mã. Bạn có thể xem tất cả các thành phần trong website của bạn và kéo chúng trực tiếp từ một panel dễ sử dụng vào 1 văn bản. Bạn có thể nâng cao sản phẩm của bạn bằng cách tạo và sửa các ảnh trong Macromedia Fireworks hoặc trong ứng dụng ảnh khác, rồi sau đó chèn trực tiếp vào Dreamweaver. Dreamweaver cũng cung cấp những công cụ giúp đơn giản hóa việc chèn Flash vào trang web.

Bên cạnh những tính năng kéo và thả giúp xây dựng trang web của bạn, Dreamweaver còn cung cấp một môi trường viết mã đầy đủ chức năng bao gồm các công cụ viết mã (như tô màu mã, bổ sung thẻ tag, thanh công cụ mã và thu bớt mã) và nguyên liệu tham chiếu ngôn ngữ trong Cascading Style Sheets (CSS),

JavaScript, ColdFusion Markup Language (CFML) và các ngôn ngữ khác. Công

nghệ Macromedia Roundtrip HTML nhập các văn bản HTML viết mã thủ công mà không định dạng lại mã; khi đó bạn có thể định dạng lại mã với phong cách định dạng của riêng bạn.

Dreamweaver cũng cho phép bạn xây dựng các ứng dụng web động dựa theo dữ liệu sử dụng công nghệ máy chủ như CFML, ASP.NET, ASP, JSP, và PHP. Nếu sở thích của bạn là làm việc với dữ liệu XML, Dreamweaver cung cấp những công cụ cho phép bạn dễ dàng tạo các trang XSLT, chèn file XML và hiển thị dữ liệu XML trên trang web của bạn.

Dreamweaver có thể tùy biến hoàn toàn. Bạn có thể tạo cho riêng mình những đối tượng và yêu cầu, chỉnh sửa shortcut bàn phím và thậm chí viết mã JavaScript để mở rộng những khả năng của Dreamweaver với những hành vi mới, những chuyên gia giám định Property mới và những báo cáo site mới.

Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi quyết định thiết kế e-book như một web tĩnh vì những lý do sau:

- Web tĩnh có các ưu điểm như đã trình bày ở trên: thiết kế đồ họa đẹp, tốc độ truy cập nhanh, thân thiện với các máy tìm kiếm, chi phí đầu tư thấp.

- Ngôn ngữ HTML dùng để thiết kế web tĩnh là một ngôn ngữ đơn giản, dễ học, dễ ứng dụng nên phù hợp với những người không chuyên về lĩnh vực CNTT. Trong khi đó web động đòi hỏi kỹ năng lập trình chuyên nghiệp phải sử dụng ngôn ngữ lập trình tiên tiến như PHP, ASP, ASP.NET, Java, CGI, Perl, và sử dụng các cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh như Access, My SQL, MS SQL, Oracle, DB2.

- Web tĩnh phù hợp với nội dung thiết kế ít thay đổi của các bài THTN hóa học.

- Web tĩnh có thể sử dụng linh động, chỉ cần dùng trình duyệt để mở, không cần kết nối với mạng internet.

Tuy nhiên, web tĩnh có nhược điểm là không tương tác với cơ sở dữ liệu nên không cho phép thực hiện các thao tác tương tác với tài nguyên bên ngoài, bao gồm việc nhúng các tập tin video vào trang web. Để khắc phục nhược điểm này, chúng tôi sử dụng webserver cơ động (portable webserver).

Và để thiết kế e-book này, chúng tôi sử dụng phần mềm Macromedia Dreamweaver 8 vì những ưu điểm nêu trên.

1.6. Thực trạng dạy và học THTN hóa học ở trường phổ thông

Theo chuyên mục giáo dục ở website http://vietbao.vn/, 6/10/2010, Sở GD-

ĐT TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thực hành – thí nghiệm (TH- TN). Từ khi thay sách giáo khoa (SGK), số tiết thực hành quy định có tăng lên, kinh phí đầu tư cho trang thiết bị TH–TN rất nhiều nhưng việc sử dụng trang thiết bị vẫn chưa hiệu quả.

Sở dĩ có tình trạng đó là vì một phần giáo viên quan niệm “dạy chay vẫn học tốt”. Trong khi ngành GD-ĐT đang hô hào chấm dứt việc dạy chay học chay, nên ở nhiều bài giảng của SGK mới, HS phải được GV hướng dẫn TH-TN mới “ra” được vấn đề, mới hiểu bài học. Nghịch lý là ít GV được đào tạo bài bản cũng như có nguyện vọng làm việc lâu dài với phòng thí nghiệm. Mặt khác, các trường sư phạm cũng không có chuyên ngành đào tạo GV phụ trách thí nghiệm. GV các môn học, ngành học, cấp học trong quá trình được đào tạo cũng chưa được chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy TH-TN tương ứng với giáo trình, SGK.

Theo thầy Trần Ngọc Danh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, việc dạy HS biết bố trí một thí nghiệm kiểm chứng khoa học rất khác với việc biểu diễn một thí nghiệm cho các em xem. Đó cũng là một trong nhiều lý do khiến GV ngán ngại, tránh né việc dạy các tiết thực hành. Thầy Lê Văn Hồng, Trường THPT Bắc Mỹ nêu thực tế: Trong các tiết TH - TN có sử dụng những hóa chất có tính độc hại

nhiều như Clo, Brom, Iot, SO2, H2S…, làm hại sức khỏe, thậm chí có thể gây tử

vong nếu hít nhiều. Ngoài ra, các thí nghiệm có khi còn sử dụng mô hình phiền phức, khó lắp ráp, hao tốn hóa chất, nguyên liệu khó kiếm...

Những lý do trên đã khiến cho việc dạy thí nghiệm thực hành ở trường có nhiều học sinh khá giỏi gặp nhiều khó khăn. Và tình hình càng khó khăn hơn đối với các trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ học sinh còn thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và đến Hội nghị tổng kết công tác TH-TN ngày 26/10/2011 thì tình trạng đó dường như vẫn không có gì thay đổi đáng kể. Đa số giáo viên đều cho rằng công tác

THTN ở trường THPT chỉ mang tính tượng trưng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

không hứng thú trong giờ học… nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu là học sinh yếu

kém về kiến thức kỹ năng THTN.

Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành điều tra để khảo sát thực trạng dạy và

học THTN hóa học ở các trường THPT trên địa bàn TP.HCM.

1.6.1. Thực trạng dạy THTN hóa học ở trường phổ thông

1.6.1.1. Mục đích điều tra

− Tìm hiểu thực trạng việc dạy THTN ở các trường THPT.

− Tìm hiểu việc sử dụng e-book hỗ trợ cho quá trình dạy THTN hóa học.

1.6.1.2. Đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra với 46 giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn TP.HCM.

Bảng 1.2. Số lượng phiếu thăm dò ý kiến GV về thực trạng dạy THTN hóa học ở trường THPT STT Trường Số phiếu Phát ra Thu lại 1 Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 9 9 2 Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 8 8 3 Gia Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 8 8 4 Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM 2 2

5 Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM 5 5

6 Thái Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM 5 5

7 Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM 2 2

8 Hùng Vương, Q.5, TP.HCM 7 7

1.6.1.3. Nội dung điều tra

Trong phiếu điều tra, chúng tôi đưa ra 7 câu hỏi tập trung vào các nội dung:

− Thực trạng việc dạy THTN ở các trường THPT.

− Việc sử dụng e-book hỗ trợ cho quá trình dạy THTN hóa.

− Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng e-book hỗ trợ việc dạy học.

1.6.1.4. Phương pháp xử lý kết quả

Chúng tôi thống kê ý kiến trả lời cho mỗi câu hỏi, tính điểm nội dung theo

các mức quy đổi như bảng 1.3.

Bảng 1.3. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò

STT Mức độ Kí hiệu Điểm quy đổi

1 Nhiều A 4 điểm

2 Vừa phải B 3 điểm

3 Ít C 2 điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Không D 1 điểm

Tổng số điểm và điểm trung bình của mỗi nội dung được tính theo công thức

sau:

Tổng số điểm = 4.MA + 3.MB + 2.MC + 1MD

(với Mi là tổng số phiếu cùng ý kiến)

Điểm trung bình = Tổng số điểm

1.6.1.5. Kết quả điều tra

Dựa vào ý kiến giáo viên chúng tôi tính điểm trung bình và tỉ lệ % các ý

kiến, từ đó phân tích đưa ra kết luận về nội dung điều tra. Kết quả cụ thể của từng nội dung cần tìm hiểu như sau:

Ý kiến GV về việc dạy THTN ở các trường THPT.

Hiện nay, vấn đề THTN vẫn chưa được chú trọng.

Bảng 1.4. Thực trạng dạy THTN hóa học ở trường THPT

Yếu tố

Số lượng

Điểm TB

Không Vừa

phải Nhiều Rất nhiều

Vai trò của tiết THTN ở trường

THPT 0 11 16 19

3.17

Đánh giá về hiệu quả của tiết

THTN hóa học 4 18 19 5 2.54

Dựa vào bảng 1.4, chúng tôi nhận thấy rằng tiết THTN có vai trò rất quan

trọng (3.17) nhưng hiệu quả lại không cao (2.54).

Việc sử dụng e-book hỗ trợ cho quá trình dạy THTN hóa.

Hiện nay vấn đề ứng dụng CNTT nói chung, sử dụng e-book nói riêng vẫn

Một phần của tài liệu thiết kế e book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 43)