Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH (Trang 27 - 31)

Trước vai trò là cầu nối giữa các tác phẩm nghệ thuật với đông đảo công chúng, quyền lợi của nhà sản xuất băng, đĩa âm thanh đã được thừa nhận rộng rãi và trở thành một lĩnh vực quan trọng trong SHTT. Nhà sản xuất bản ghi âm có các quyền sau:

3.1. Quyền sao chép.

Để bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, Công ước Geneva quy định: “Mỗi Quốc gia ký kết sẽ bảo hộnhà sản xuất bản ghi âm là công dân của các quốc gia ký kết khác chống lại việc làm bản sao mà không được sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi âm đó và chống lại việc nhập khẩu các bản sao đó với điều kiện là việc làm bản sao hoặc nhập khẩu đó là nhằm mục đích phân phối tới công chúng, và chống lại việc phân phối các bản sao đó từ công chúng” (Điều 2 Công ước Geneva).

Với quy định trên, Công ước Geneva đã trao sự bảo hộ không chỉ chống lại việc sao chép các bản ghi âm mà còn chống lại việc phân phối các bản sao bất hợp pháp và việc nhập khẩu các bản sao như vậy để phân phối.

Đối với việc sao chép bản ghi âm, qui định của Hiệp định TRIPs và Công ước Rome về cơ bản là giống nhau. Điều 14.2 Hiệp định TRIPs quy định: “Những người sản xuất bản ghi âm phải có quyền cho phép hoặc cấp việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của họ”. Các Công ước này không qui định về quyền cho phép biểu diễn các bản ghi âm và không dứt khoát ngăn cấm việc phân phối hay nhập khẩu những bản sao ghi âm trái phép như Công ước Geneva. Bên cạnh đó, độc quyền cho phép sao chép của nhà sản xuất cũng được áp dụng đầy đủ trong môi trường kỹ thuật số và được Hiệp ước WPPT kế thừa tại Điều 11: “Nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng độc quyền cho phép sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của họ trong bất kì cách thức hoặc hình thức nào”.

3.2. Quyền được hưởng thù lao.

Liên quan tới một loại quyền nữa của nhà sản xuất bản ghi âm, Điều 12 Công ước Rome quy định rằng nếu một bản ghi âm đã được công bố vì mục đích thương mại được sử dụng trực tiếp để phát sóng hoặc cho bất kì sự truyền đạt nào tới công chúng thì người sử dụng sẽ phải trả một khoản tiền thù lao hợp lý cho người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi âm hoặc cho cả hai. Như vậy Điều 12 không trao cho nhà sản xuất bản ghi âm quyền được phép hay ngăn cấm việc sử dụng thử phát một bản ghi âm (như phát thanh, truyền hình hoặc truyền thông đại chúng dưới bất kì hình thức nào). Họ được nhận một

khoản tiền thù lao do bản ghi âm của mình được sử dụng. Quy định này dường như đã thiết lập một loại li - xăng không tự nguyện. Điều 12 cũng quy định nếu các bên không có sự thoả thuận thì luật pháp quốc gia, tuỳ theo lựa chọn, có thể đưa ra các điều kiện phân chia khoản tiền thù lao này.

Tuy nhiên, việc thực thi những quy định này có thể bịcác quốc gia thành viên hạn chế hay loại trừ vào bất kì thời điểm nào bằng một thông báo thích hợp (Điều 16.1 Công ước Rome). Theo đó, một quốc gia thành viên có thể tuyên bố quốc gia mình sẽ không áp dụng Điều 12, hoặc sẽ bảo lưu trong một số trường hợp nhất, chẳng hạn như đối với việc truyền đạt tới công chúng trừ trường hợp phát song một bản ghi âm trước ngày công ước có hiệu lực. Quốc gia đó cũng có thể áp dụng điều khoản này chỉ đối với các bản ghi âm của nhà sản xuất là công dân của một quốc gia thành viên khác. Bên cạnh đó, đối với nhữung bản ghi âm của nhà sản xuất là công dân của một quốc gia thành viên, phạm vi và thời hạn bảo hộ cũng có thể bị hạn chế để tương ứng với sự bảo hộ mà quốc gia liên quan khác đã trao.

3.3. Quyền cho thuê thương mại đối với bản ghi âm.

Với mục đích đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất bản ghi âm và lợi ích thiết yếu của mỗi quốc gia, Hiệp định TRIPs cho phép các nước thành viên áp dụng cơ chế cho thuê mang tính thương mại mà không cần xin phép để phục vụ nhu cầu trong nước. Độc quyền cho thuê nhằm mục đích thương mại được đề cập cụ thể trong điều 14.4 Hiệp định TRIPs. Theo đó, những người sản xuất bản ghi âm có quyền cho phép hoặc cấm việc cho công chúng thuê các bản ghi âm nhằm mục đích thương mại. Quy định này đã được đề cập trong Hiệp ước WPPT, Điều 13 Hiệp ước này quy định:

“Nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng độc quyền cho phép thuê thương mại tới công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm của mình, thậm chí sau khi chúng được phân phối bởi hoặc theo sự cho phép của nhà sản xuất”. Cả hai Công ước đều quy định, đối với những nước trước đó đã có một hệ thống trả tiền thù lao tương xứng cho nhà sản xuất bản ghi âm đối với việc cho thuê bản ghi âm, họ có thể được duy trì chế độ đó với điều kiện

là việc cho thuê thương mại bản ghi âm không làm phương hại về vật chất đối với độc quyền sao chép của chủ sở hữu.

3.4. Quyền cung cấp và phân phối bản ghi âm.

Liên quan tới việc công bố, phổ biến tác phẩm, truyền tải tác phẩm trong mạng lưới kĩ thuật số, Điều 14 Hiệp ước WPPT quy định: “nhà sản xuất bản ghi âm có độc quyền cho phép cung cấp tới công chúng bản ghi âm của họ, bằng phương tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến, theo cách thức mà các thành viên trong cộng đồng có thể truy cập từ một địa điểm và tại bất kì thời điểm nào do họ lựa chọn”. Các thành viên cũng phải có nghĩa vụ cấp độc quyền phân phối cho các nhà sản xuất. Những bản gốc và bản sao của bản ghi âm sẽ được phân phối chỉ bởi nhà sản xuất thông qua việc bán hoặc hình thức chuyển nhượng khác (Điều 12 Hiệp ước WPPT).

Đây là những quyền mới lần đầu tiên được ghi nhận trong các cam kết quốc tế về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và là những nghĩa vụ mới đối với những nước tham gia Hiệp ước.

Từ những phân tích trên, nếu so sánh những quy định của WPPT với các quy định tương ứng của Công ước Rome, Công ước Geneva và Hiệp định TRIPs, ta thấy rằng WPPT quy định khá chi tiết về vấn đề quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, WPPT đã đặt ra một phạm vi quyền bảo hộ rộng nhất so với các Điều ước còn lại.

Như vậy, theo các cam kết này, nhà sản xuất bản ghi âm sẽ được trao độc quyền sao chép, phân phối, cung cấp, cho thuê thương mại bản ghi âm và được nhận thù lao từ các hoạt động này. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đài phát thanh có nhu cầu sử dụng các bản ghi âm của các nước thành viên Công ước phải liên hệ với các đối tác để xin phép, thoả thuận về việc sử dụng.

Tuy nhiên, các cam kết quốc tế này cũng đã đề cập tới một số hạn chế nhất định trong các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Ngoại lệ được đặt ra đối với những hành vi sử dụng cá nhân nhằm mục đích giảng dạy, nghiên cứu hay trích dẫn, đưa tin thời sự, sử dụng các bản ghi âm tạm thời (Điều 15 Công ước Rome, Điều 16 Hiệp ước WPPT, Điều

13 Hiệp định TRIPs). Những ngoại lệ được đặt ra đối với những hành vi phi thương mại nói trên được coi là những hạn chế quyền vì lợi ích đặc biệt của các nước đang phát triển. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những hạn chế, ngoại lệ này chỉ được quy định trong những trường hợp nhất định và không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường một tác phẩm và không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người nắm quyền.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH (Trang 27 - 31)