Áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)

- Giải pháp hàng đầu là nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được

những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất

nghề, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề.

- Tăng cường và tổ chức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô

cấp tỉnh, huyện, xã tới thôn xóm. Đưa ra các chính sách quản lý môi trường phù hợp

với điều kiện cụ thể của từng địa phương, như việc quy định về đóng góp cho quỹ môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát

sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm. Tham khảo và rút kinh nghiệm về các chính sách

quản lý môi trường của các tỉnh, TP trong nước.

- Hỗ trợ, cung cấp thông tin, khuyến khích các làng nghề, các hộ sản xuất, cơ

sở, xí nghiệp tư nhân hoạt động tại làng nghề áp dụng các giải pháp công nghệ

nhằm giảm thiểu ô nhiễm do sản xuất nghề gây ra chẳng hạn như các công nghệ và thiết bị mới "thân thiện" với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, hệ thống

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 67 K17-Khoa học Môi trường

xử lý "cuối đường ống" theo từng hộ gia đình, tốt nhất theo từng cụm sản xuất ở

quy mô nhỏ và vừa, phù hợp với trình độ kỹ thuật, đặc thù sản xuất và điều kiện

kinh tế của làng nghề.

Vấn đề môi trường làng nghề phải do chính bà con dân làng nghề tham gia

giải quyết, đó là sự sống còn của làng nghề trong tương lai, nhưng bên cạnh đó cũng

cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, từ các cấp quản lý trung ương tới địa phương và của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)