3.5.1.1. Gắn kết phát triển làng nghề với khu lưu giữ các di sản văn hoá và khu du lịch với các sản phẩm đặc sắc có tính nghệ thuật cao
Kết hợp phát triển làng nghề chè Tân Cương với hoạt động du lịch. Đây là mô
hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 66 K17-Khoa học Môi trường
lịch đã được thí điểm và thu được những thành công bước đầu thông qua việc thiết lập
các tour du lịch văn hoá qua một số làng nghề. Một cách khác là đa dạng hoá các sản
phẩm làng nghề theo hướng giới thiệu đất nước, con người, văn hoá chè của Việt Nam. Để làng nghề phát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ
gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn
hoá và tính nghệ thuật cao. Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu và
công lao động, mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của
sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề, mà chính là hoạt động sản xuất truyền thống ở làng nghề. Với các làng nghề chè Tân
Cương kết hợp với khu du lịch theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều
kiện môi trường cũng sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Việc phát
triển các làng nghề theo hướng này chủ yếu nên áp dụng với các làng nghề chè truyền thống lâu đời, có các mặt hàng mang tính đặc thù văn hoá Việt Nam
3.5.1.2. Áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề chè
- Giải pháp hàng đầu là nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được
những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất
nghề, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề.
- Tăng cường và tổ chức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô
cấp tỉnh, huyện, xã tới thôn xóm. Đưa ra các chính sách quản lý môi trường phù hợp
với điều kiện cụ thể của từng địa phương, như việc quy định về đóng góp cho quỹ môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát
sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm. Tham khảo và rút kinh nghiệm về các chính sách
quản lý môi trường của các tỉnh, TP trong nước.
- Hỗ trợ, cung cấp thông tin, khuyến khích các làng nghề, các hộ sản xuất, cơ
sở, xí nghiệp tư nhân hoạt động tại làng nghề áp dụng các giải pháp công nghệ
nhằm giảm thiểu ô nhiễm do sản xuất nghề gây ra chẳng hạn như các công nghệ và thiết bị mới "thân thiện" với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, hệ thống
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 67 K17-Khoa học Môi trường
xử lý "cuối đường ống" theo từng hộ gia đình, tốt nhất theo từng cụm sản xuất ở
quy mô nhỏ và vừa, phù hợp với trình độ kỹ thuật, đặc thù sản xuất và điều kiện
kinh tế của làng nghề.
Vấn đề môi trường làng nghề phải do chính bà con dân làng nghề tham gia
giải quyết, đó là sự sống còn của làng nghề trong tương lai, nhưng bên cạnh đó cũng
cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, từ các cấp quản lý trung ương tới địa phương và của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
3.5.1.3. Biện pháp trồng, chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP
Khuyến khích người dân trồng, chế biến, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa
là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:
-Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
- An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động
của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
3.5.2. Giải pháp quản lý môi trường làng nghề chè
Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè an toàn ở các làng nghề chè cân thực hiện một số biện pháp quản lý như sau.
3.5.2.1. Thành lập Tổ quản lý môi trường tại mỗi làng nghề
Tổ chức này được UBND xã lập nhằm giúp chính quyền xã thực hiện các công tác quản lý môi trường và sản xuất chè sạch. Tổ Quản lý môi trường có các chức năng:
- Kết hợp với các đơn vị khuyến nông: tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 68 K17-Khoa học Môi trường
- Hướng dẫn các hộ trồng chè về biện pháp tập trung bao bì các loại hóa chất BVTV tại các nương chè; hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý chất thải nguy hại an toàn.
- Hướng dẫn các hộ gia đình chế biến chè: sản xuất chè sạch, thu gom, xử lý CTR phát sinh tại xưởng sản xuất.
- Phối hợp với Phòng TN-MT huyện/TP/TX và Sở TN-MT trong giám sát, quan trắc môi trường vùng trồng và chế biến chè.
- Tham mưu cho UBND trong khen thưởng các hộ tuân thủcác quy định về môi trường và phê bình, phạt các hộ gay ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tổ Quản lý môi trường làng nghề chè có biên chếđộ 2-3 người được UBND xã trợ cấp kinh phí để hoạt động.
3.5.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về BVMT pháp luật về BVMT
- Tăng cường năng lực thanh tra, giám sát các hoạt động quản lý môi trường ở
các làng nghề chè.
- Tăng cường pháp chế vềmôi trường ở làng nghề bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề theo
hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệmôi trường của các tổ chức, cá nhân, các chế tài cụ thểcho trường hợp vi phạm; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra; triển khai thường xuyên, định kỳ, đột xuất các đợt thanh tra, kiểm tra áp dụng các biện phát cưỡng chế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm Luật Bảo vệmôi trường được thực hiện nghiêm chỉnh.
- Thanh tra sở phối hợp với các đơn vị thuộc phòng, xây dựng các văn bản pháp quy của ngành, trình UBND huyện, tỉnh ban hành để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn các làng nghề chè theo
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 69 K17-Khoa học Môi trường
- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật BVMT, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở trồng và chế biến chè gây ô nhiễm.
- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý môi trường với các
ngành liên quan đến BVMT làng nghề chè: Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong thanh tra, kiểm tra và xử lý các vấn đề môi trường các làng nghề chè trên địa bàn tỉnh.
3.5.3. Giải pháp giáo dục
3.5.3.1. Xây dựng ý thức của người dân, sự tham gia của cộng đồng về BVMT ở các làng nghề chè ở Thái Nguyên
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Nhìn chung, các tầng lớp nhân dân ở Thái Nguyên đã có nhận thức về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống hàng ngày và bước đầu đã có ý thức để giảm thiểu ô nhiễm, BVMT. Tuy nhiên, hiện nay ý thức giữ gìn môi trường ở các làng nghề nói chung và làng nghề
chè của cộng đồng còn hạn chế
- Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có hành động mạnh mẽ về kiểm soát ô nhiễm, BVMT ở các làng nghề. còn chịu nhiều sức ép vềtăng trưởng kinh tế.
- Nhiều cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp chưa xem xét đúng mức vấn đề
kiểm soát ô nhiễm trong các chính sách, quy hoạch phát triển các làng nghề.
- Nhiều nhà sản xuất, người dân làng nghề chè chưa có ý thức trách nhiệm
đối với việc giữ gìn: chất lượng nước, sông hồ, chất lượng không khí; chưa nắm vững Luật pháp, các quy định BVMT; chưa có thói quen ứng xử thân thiện với môi
trường.
Do đó, tỉnh Thái Nguyên cần đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng ý thức của người dân, sự tham gia của cộng đồng về BVMT vùng làng nghề nói chung và làng nghề chè nói riêng.
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 70 K17-Khoa học Môi trường
- Các chương trình giáo dục cộng đồng cần được bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức cho các cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã, trưởng các thôn xóm, các đoàn
thểngười làm công tác thu gom chất thải tại các nương chè và tại các cơ sở chế biến chè. Mục tiêu của giáo dục cộng đồng nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về
BVMT và kiểm soát ô nhiễm môi trường, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các
chương trình xã hội hóa để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng.
- Khi nhận thức cộng đồng được nâng cao, cần phải tạo điều kiện để người
dân được tham gia công tác quy hoạch, lựa chọn hình thức dịch vụ và các giải pháp công nghệ phù hợp. Các dựán đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và các công trình xử lý chất thải ở làng nghề chè cần phải được đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lấy ý kiến tham vấn cộng đồng một cách nghiêm túc, quản lý vận hành các bãi chôn lấp để người dân tin tưởng rằng, các bãi chôn lấp sẽ được chôn lấp và vận hành một cách an toàn, phù hợp về mặt môi trường. Giải quyết được vấn đề này sẽ
hạn chế được sự phản đối của người dân khi chọn địa điểm các bãi chôn lấp chất thải.
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của tổ
chức và cá nhân trong việc tham gia hoạt động bảo vệmôi trường, trước hết là nâng cao sự hiểu biết về chính sách và pháp luật có liên quan, xây dựng nếp sống văn
minh, thói quen yêu thiên nhiên, sống và sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi
trường của mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy vai trò tích cực của cơ quan trông tin đại chúng bằng cách khuyến khích và quản lý thích hợp để cho việc truyền thông
được chính xác, đầy đủ, khách quan, kịp thời tạo điều kiện cho công chúng nắm bắt
được thông tin, phát biểu được ý kiến; phổ cập và nâng cao hiểu biết vềmôi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán thói xấu về vệsinh môi trường.
- Đưa chủđề bảo vệmôi trường nói chung và BVMT làng nghề chè nói riêng trong các hoạt động hàng ngày vào nội dung của các cuộc họp thường kì của cấp ủy
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 71 K17-Khoa học Môi trường
Hội đồng nhân dân, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức quần chúng và doanh nghiệp.
- Thường xuyên đưa chủ đề BVMT vào nội dung hoạt động văn hóa, văn
nghệ của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn ở các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, phường, xã...
- Mở nhiều khóa đào tạo, nâng cao kiến thức về BVMT và phát triển bền vững cho lãnh đạo các cấp,các cơ quan đơn vị và doanh nghiệp.
- Tổ chức kỷ niệm và phát huy quần chúng tham gia các ngày lễ, tuần lễ môi
trường: Ngày môi trường thế giới, Ngày Trái đất, Ngày làm sạch thế giới...
- Xây dựng chuẩn mực văn hóa đạo đức môi trường thành tiêu trí đánh giá
tập thể, cá nhân, gia đình.
- Ban hành tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn, hộ gia đình xanh, sạch và lồng ghép các tiêu chuẩn này trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ môi
trường.
- Các cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉđạo, tập huấn cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh, cơ quan đơn vị vềphương pháp công nghệ, kiến thức về kiểm soát ô nhiễm, BVMT ở các làng nghề chè, phòng tránh suy thoái môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3.5.3.2. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong BVMT
Hiện tại ở các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, cộng đồng đang đóng một vai trò quan trong trong BVMT. Do đó, việc tăng cường vai trò của cộng đồng trong BVMT của tỉnh Thái Nguyên nói chung và ở các làng nhề chè nói riêng là việc làm cần thiết. Để phát huy vai trò quan trọng của quần chúng trong việc giữ gìn vệ sinh, dọn sạch rác thải, bảo vệ chất lượng không khí, nguồn nước, phòng chống ô nhiễm
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 72 K17-Khoa học Môi trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua điều tra, nghiên cứu về vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè, luận văn nêu các kết luận sau:
1. Thực trạng làng nghề chế biến chè ở Thái Nguyên còn nhiều vấn đề vê
môi trường, nhất là vấn đề về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón cho chè.
2. Khâu chăm bón, thu hoạch và sản xuất chè của người dân chưa đúng kỹ
thuật nên còn nhiều yếu tốtác động tới môi trường và chính sức khỏe của người dân 3. Ý thức về giữ vệ sinh chung của người dân còn hạn chế. Hiện tượng vứt chai lo, bao bì của thuốc bảo vệ thực vật ngay sau khi sử dụng trên ruộng chè. Đây
là nguồn tiềm tàng có thể dẫn tới ô nhiễm đất và nước ngầm.
4. Luận văn đã nêu các vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề
xuất các biện pháp tổng hợp, gắn kết nâng cao năng lực về tổ chức, nhân sự, giáo dục, có tính khảthi để quản lý làng nghề chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hiệu quả cao.
Với hiện trạng các vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè, luận văn đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Tăng cường năng lực quản lý vềmôi trường của Phòng Tài nguyên và môi
trường thị xã cũng như các cơ quan hữu trách của tỉnh.
2. Nâng cao nhận thức cho người dân làng nghề trồng và chế biến chè về
BVMT, thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở các lớp tập huấn, gặp gỡ, giao lưu trực tiếp giữa cán bộ môi trường với
người dân. Tích hợp giáo dục về các vấn đề môi trường với các môn học ở các cấp học.
3. Khuyến khích người dân trong làng nghề chè sử dụng phân bón hữu cơ và
sử dụng phân bón theo đúng tiêu chuẩn sản xuất chè an toàn.
4. Cấp nhãn chè sinh thái cho các hộ gia đình sản xuất chè theo tuân chuẩn sản xuất chè an toàn.
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 73 K17-Khoa học Môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2009), Quy hoạch phát triển ngành nghề nồng thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020, Thái Nguyên
2. Các tiêu chuẩn Việt Nam về phân tích môi trường do Bộ KH – CN ban