Sơn
2.2.1.Công tác quản lý nhà nước về đất đai
Ngày 08/01/1988 Nhà nước đã ban hành bộ Luật Đất đai đầu tiên: Luật Đất đai 1988. Đây chính là dấu mốc lịch sử đầu tiên thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Sau 5 năm thực hiện Luật Đất đai 1988 bộc lộ một số điều không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới của đất nước. Trước tình hình đó ngày 14/07/1993, Nhà nước đã bổ sung hoàn chỉnh và thông qua Luật Đất đai 1993. Tại điều 13 Luật Đất đai năm 1993 đã nêu 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Trước sự đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng. Do đó để nâng cao hiệu lực quản lý, khuyến khích việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả nguồn lực đất đai của quốc gia, ngày 26/11/2003 Luật Đất đai năm 2003 đã ra đời. Việc bổ sung và thêm mới một số nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai nhằm mục đích đưa công tác quản lý đất đai ngày càng hiệu quả và thích hợp. Tại Điều 6,Luật Đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đó là: - Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập bản đồ hành chinh.
- Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng và bản đồ quy hạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất.
Đồng thời Luật Đất đai năm 2003 chia đất đai thành 3 nhóm chính. Đó là: - Đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp. - Đất chưa sử dụng.
2.2.1.1. Công tác đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập BĐĐC
Thực hiện Chỉ thị số 364/CP ngày 05/11/1991/của Thủ tướng Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp, Thành Phố Lạng Sơn đã tiến hành xác định ranh giới, cắm mốc theo các đơn vị hành chính phường, xã và xây dựng bản đồ địa giới 364, tổ chức lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính theo đúng quy định.
Hiện trên địa bàn Thành Phố Lạng Sơn không còn tranh chấp về địa giới hành chính.
2.2.1.2. Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất cấp thành phố đang được triển khai lập phương án quy hoạch đến năm 2020. Phường Vĩnh Trại và Phía Đông Thành Phố đang thực hiện lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.Hiện nay quy hoạch sử dụng đất trên toàn bộ phường,xã trên thành phố đến năm 2020 đã và đang được triển khai nhằm đưa công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch và pháp luật để quản lý chặt chẽ và sử
dụng có hiệu quả. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cơ bản đã thực hiện theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
2.2.1.3. Công tác giao đất cho thuê đất và thu hồi đất
Thực hiện Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã tiến hành thủ tục thu hồi đất, giao đất cho các tổ chức và cá nhân tham gia sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
2.2.1.4. Công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Về công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố đã đạt được những kết quả nhất định.Kết quả công tác cấp giấy được thể hiện tại bảng 2.3. dưới đây:
Bảng 2.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận tại Thành phố Lạng Sơn đến năm 2012
STT Mục đích sử dụng Diện tích cấp (ha)
Số lượng GCN
1 Đất sản xuất nông nghiệp 2246,43 8501
2 Đất Lâm nghiệp 26678,07 5224
3 Đất ở nông thôn 198,39 6860
4 Đất ở đô thị 196,66 8882
5 Đất chuyên dùng 368,44 64
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường Thành phố Lạng Sơn)
Đối với Đất sản xuất nông nghiệp về cơ bản đã được hoàn thành trên diện tích đất lúa, lúa màu.Đối với đất Lâm nghiệp toàn thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho 5789 hộ gia đình, số giấy chứng nhận cấp cho tổ chức là 7 giấy.Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đất Lâm nghiệp đạt thấp nguyên nhân chính là do các cơ quan chức năng chưa thống nhất khi xác định ranh giới 3 loại rừng nên việc xem xét chuyển từ sổ lâm bạ sang GCN còn gặp nhiều khó khăn.Đối với việc cấp GCN đối với đất ở nông tôn và đô thị thành phố cũng đang dần hoàn thiện.
2.2.1.5. Công tác thanh tra kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất đai
Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh và sự tạo điều kiện, hướng dẫn của Sở TN&MT, thành phố đã tiến hành lập các đoàn thanh tra để kiểm
tra các đơn vị cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng đất trên địa bàn thành phố, tuy nhiên công tác này chưa được tiến hành thường xuyên.
2.2.1.6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
Đơn thư khiếu nại diễn ra phổ biến, nhất là từ khi thay đổi cơ chế quản lý nông nghiệp, ruộng đất được trả lại theo nguồn gốc của ông cha. Đa số các đơn thư khiếu nại tập trung vào các dạng như đòi lại đất ông cha, thu hồi đất nhưng chưa đền bù thoả đáng, hoặc tranh chấp đất đai… Việc giải quyết các đơn thư nhìn chung là kịp thời, tuy nhiên cũng do tính phức tạp của vụ việc mà đôi khi giải quyết chưa dứt điển, vẫn còn tình trạng đơn thư vượt cấp.
Có thể nói rằng công tác quản lý Nhà nước về đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi đất, BT&GPMB. Công tác quản lý đất đai có tốt thì việc BT&GPMB sẽ thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn, ngược lại sẽ làm cho công tác BT&GPMB trở nên khó khăn và phức tạp. Với một thửa đất khi chưa có các giấy tờ pháp lý thì việc xác định để đưa ra phương án bồi thường thích hợp sẽ cần nhiều thời gian hơn bởi vì khó xác định được đúng giá trị thực tế của thửa đất, và khi có tranh chấp xảy ra thì phải mất nhiều thời gian để xác định đúng đối tượng được bồi thường, đây chính là nguyên nhân dẫn đến các khiếu nại của nhân dân, làm chậm tiến độ của công tác BT&GPMB, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án.
2.2.2.Hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Lạng Sơn năm 2012
Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2012 tổng diện tích đất tự nhiên của Thành Phố là 7811,14 ha.
Bao gồm các loại đất: Đất nông nghiệp, Đất phi nông nghiệp. Đất chưa sử dụng. Tỷ lệ các loại đất được thể hiện tại biểu đồ cơ cấu sau:
Hình 1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thành phố Lạng Sơn
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường Thành phố Lạng Sơn)
Trong đó được phân theo cơ cấu đối tượng sử dụng và giao đất để quản lý được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Cơ cấu đối tượng sử dụng và giao đất để quản lý tại Thành phố
STT Người sử dụng, quản lý đất Diện tích (ha) Tỷ lệ ( %) 1 Hộ gia đình cá nhân 6160,67 78,87
2 Uỷ ban nhân dân phường xã 327,37 4,19
3 Tổ chức kinh tế 166,32 2,13
4 Tổ chức khác 948,33 12,14
5 Liên doanh nước ngoài 202,38 2,59 6 Cộng đồng dân cư 6,07 0,08
Tổng 7811,14 100
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường Thành phố Lạng Sơn)
Hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Lạng Sơn được thể hiện ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Lạng Sơn năm 2012
STT Mục đích sử dụng Mã số Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 7811,14 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 5783,58 74,04
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1432,89 24,78
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1172,30 20,26
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 571,73 9,88
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 600,57 10,38
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 260,59 4,5
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4273,82 73,89
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3470,80 60,01
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 803,02 13,88
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 39,49 0,68
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1941,87 24,86
2.1 Đất ở OTC 609,92 7,80
2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 157,85 2,02
2.1.2 Đất ở đô thị ODT 452,07 5,78
2.2 Đất chuyên dung CDG 1068,65 13,68
2.2.1 Đất trụ sở, công trình sự nghiệp CTS 50,67 0,64
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 92,04 1,17