- Nguyên giá
Bảng phân tích chung tình hình thanh toán của Công ty năm
Bảng 2.6
STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh chênh lệch cuối
năm/đầu năm
+/- %
I Các khoản phải thu 12.900.691.271 13.220.226.740 319.535.469 102,4771 Các khoản phải thu ngắn hạn 7.464.218.981 9.799.100.331 2.334.881.350 131,281 1 Các khoản phải thu ngắn hạn 7.464.218.981 9.799.100.331 2.334.881.350 131,281
1,1 Phải thu khách hàng 6.974.793.191 8.388.486.844 1.413.693.653 120,269
1,2 Trả trước cho người bán 489.425.790 1.410.613.487 921.187.697 288,218
1,3 Các khoản phải thu khác
2 Các khoản phải thu dài hạn 5.436.472.290 3.421.126.409 (2.015.345.881) 62,929
II Nợ phải trả 10.576.197.189 11.185.848.408 609.651.219 105,764
1 Nợ ngắn hạn 7.730.570.400 11.089.715.110 3.359.144.710 143,453
1,1 Vay và nợ ngắn hạn 1.856.423.000 2.454.133.410 597.710.410 132,197
1,2 Phải trả người bán 3.096.642.554 3.950.276.274 853.633.720 127,566
1,3 Người mua trả tiền trước 13.649.673 71.720.356 58.070.683 525,436
1,4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 55.187.595 65.562.411 10.374.816 118,799
1,5 Phải trả người lao động 2.678.328.662 3.268.508.458 590.179.796 122,035
1,6 Chi phí phải trả 6.615.928 9.345.060 2.729.132 141,251
1,7 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 13.087.786 16.835.987 3.748.201 128,639
1,8 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10.635.202 24.230.714 13.595.512 227,835
2 Nợ dài hạn 2.845.626.789 1.229.102.440 (1.616.524.349) 43,193
2,1 Vay và nợ dài hạn 2.331.466.576 1.132.969.142 (1.198.497.434) 48,595
2,2 Doanh thu chưa thực hiện
2.2.5.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công TNHH Quốc tế Song Thanh năm 2015:
Phân tích khả năng thanh toán của Công ty là một nội dung quan trọng trong phân tích tài chính để đánh giá được tiềm lực tài chính của công ty tại một thời điểm nhất định.
Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thực hiện qua việc phân tích một số chỉ tiêu sau:
Vốn luân chuyển: Đó là lượng vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đồng thời sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Vốn luân chuyển = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn đồng (2-15)
Hoặc:
Vốn luân chuyển = Vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn – TS dài hạn đồng (2-16)
Vốn luân chuyển phản ánh số tài sản của công ty được tài trợ từ các nguồn vốn dài hạn, không đòi hỏi phải thanh toán ngắn hạn. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường, vốn luân chuyển phải đảm bảo một mức hợp lý để tạo dự trữ và sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Dựa vào bảng 2.7, ta thấy vốn luân chuyển của Công ty tại thời điểm cuối năm là 16.615.837.210 đồng, tăng 4.370.066.936 đồng, tương ứng tăng 35,686% so với đầu năm. Vào thời điểm cuối năm vốn luân chuyển tăng làm khả năng thanh toán ngắn hạn tăng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty ngày càng được nâng cao. Điều này tránh gây nên áp lực tài chính làm hoạt động sản xuất kinh doanh ít gặp khó khăn hơn nếu Công ty làm ăn kém hiệu quả.
Hệ số thanh toán tổng quát (K)
Tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, khả qua hay không khả quan được phản ánh theo khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán tổng quát của công ty được biểu hiện ở số tiền và tài sản mà công ty hiện có có thể dùng trang trải các khoản nợ của công ty.
Hệ số thanh toán tổng quát (K) = Tổng tài sản Nợ phải trả
- K > 1: Công ty có khả năng trang trải hết các khoản nợ, tình hình tài chính là ổn định
- K = 1: Công ty không có khả năng trang trải hết các khoản nợ, thực trạng tài chính của công ty là bình thường
Dựa vào bảng 2.7, ta thấy hệ số thanh toán tổng quát tại thời điểm đầu năm và cuối năm của Công ty đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng tại thời điểm cuối năm. Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của Công ty tăng lên là do Công ty đầu tư thêm vốn vào để mở rộng quy mô kinh doanh và ổn định tình hình tài chính của Công ty. Như vậy, nhìn vào số liệu phân tích được ở bảng 2.7 ta thấy khả năng thanh toán tổng quát của Công ty tương đối tốt, nhưng biện pháp đầu tư thêm vốn để ổn định tình hình tài chính không phải biện pháp lâu dài, trong năm tới Công ty cần có những chính sách, những biện pháp nhằm khắc phục khả năng thanh toán của Công ty bằng cách có thể giảm các khoản nợ phải trả.
Hệ số thanh toán ngắn hạn (KTTngh):
Hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh mức độ đảm bỏa của tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán, do đó Công ty phải dùng tài sản thực sự của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền, trong số tài sản đó chỉ có tài sản ngắn hạn là có khả năng thanh toán cao.
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, nó phản ánh cho sự đảm bảo vốn ngắn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn. Với Công ty thương mại, nếu hệ số này lớn hơn 2 thì khả năng thanh toán của Công ty là tốt, tình hình tài chính bình thường. Ngược lai nếu quá thấp thì doanh nghiệp sẽ gắp khó khăn trong việc vay vốn cũng như thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán ngắn hạn (KNH) = TS ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Dựa vào bảng 2.7 ta thấy: Hệ số thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là tương đối tốt. Tại thời điểm đầu năm, hệ số thanh toán ngắn hạn là 2,584 đến cuối năm là 2,685. Mặc dù tìa sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng, nhưng nức tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn mức tăng của nợ ngắn hạn nên làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn cuối năm tăng. Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty cao, chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn cao, giúp cho việc huy động vốn thuận lợi hơn.
Hệ số thanh toán nhanh (KTTN):
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ, nó thể hiện khả năng chuyển thành tiền mặt và các tài sản có thể chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn
- KTTN < 0,5: công ty đang rơi vào tình trạng căng thăng, khó khăn trong trả nợ ngắn hạn.
- 0,5 < KTTN ≤ 1: phản ánh tình hình thanh toán của công ty tương đối khách quan, công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu thanh toán.
- KTTN > 1: tiền và tài sản của công ty ở mức tồn cao, lãng phí.
Dựa vào bảng 2.7 ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của Công ty ở thời điểm đầu năm và cuối năm đều ở mức lơn hơn 1 và có xu hướng tăng lên ( thời điểm cuối năm tăng 0,254 so với đầu năm). Điều này chứng tỏ tuy Công ty đang có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt nhưng lại để tiền và tài sản ở mức tồn cao, gây lãng phí. Công ty cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Hệ số thanh toán tức thời (KTT)
Hệ số thanh toán tức thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ bằng tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển đổi ngay thành tiền. Ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và ít rủi ro.
Hệ số thanh toán tức thời (KTT)
= Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời biến động trong khoảng (0,1; 0,5) là tốt, còn
nếu KTT > 0,5 thể hiện quá nhiều, gây hiện tượng sử dụng vốn không có hiệu
quả. Ngược lại nếu KTT < 0,1 dẫn đến tình trạng thiếu vốn để thanh toán.
Dựa vào bảng 2.7 ta thấy, hệ số thanh toán tức thời của Công ty ở thời điểm đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 0,5 và có xu hướng tăng. Cụ thể là tại thời điểm đầu năm là 1,097 đến cuối năm là 1,21. Chứng tỏ Công ty đang lãng phí tiền vốn, sử dụng vốn không có hiệu quả. Trong năm tới Công ty cần có biện pháp cải thiện tình trạng này.
Hệ số quay vòng các khoản phải thu (Kphải thu)
Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khoản phải thu. Hệ số vòng quay các khoản phải thu cao là tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư quá nhiều vào các khoản phải thu. Nếu vòng quay nhỏ, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn gây ra thiếu vốn sản xuất kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải vay vốn bên ngoài.
Số dư bình quân các khoản phải thu
Dựa vào bảng 2.7 ta thấy: Hệ số vòng quay các khoản phải thu của Công ty năm đầu năm là 7,096 vòng/năm đến cuối năm 2015 là 5,598 vòng/năm. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu năm nay thấp hơn so với năm trước. Doanh nghiệp chưa có biện pháp hiệu quả để thu hồi công nợ một cách có hiệu quả, dẫn đến vốn của Công ty đang bị chiếm dụng.
Trong đó:
Số dư bình quân các
khoản phải thu ngắn hạn = Các khoản phải thu ngắn hạn đầu năm + các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm đ/đ (2-22) 2
Số ngày doanh thu chưa thu: Đây là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một vòng luân chuyển. Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh trong thanh toán.
Số ngày phải thu của doanh thu chưa thu
= Các khoản phải thu bình quân Tổng doanh thu
Dựa vào bảng 2.7 ta thấy: Số ngày phải thu của doanh thu chưa thu năm 2014 là 51 ngày, đến năm 2015 tăng lên 65 ngày. Đây là dấu hiệu không khả quan, cho thấy khả năng quya vòng vốn của năm 2015 đã chậm hơn năm 2014, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ kế toán. Nếu hệ số này càng cao càng tốt vì số tiền đầu tư cho hàng tồn kho ít mà vẫn đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Ngược lại, nếu hệ số này thấp, phản ánh hàng tồn kho sự trữ quá nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho (KHTK)
= Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Dựa vào bảng 2.7 ta thấy: Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2014 là 7,886 vòng/năm, đến năm 2015 tăng lên 9,209 vòng/năm. Điều này cho thấy hàng tồn kho năm này quay nhanh hơn năm trước, cho thấy năm qua Công ty khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa. Việc hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng chứng tỏ số tiền đầu tư cho hàng tồn kho ít mà vẫn đạt được hiệu quả cao, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Trong năm tới, Công ty nên tiếp tục phát huy chính sách tiêu thụ, tăng thêm số tiền đầu tư cho hàng hóa để tiền vốn của Công ty không bị lãng phí.
NHTK = Hàng tồn kho bình quân X 365 đ/đ (2- 25) Giá vốn hàng bán
Chỉ số này cho biết hàng tồn kho quay một vòng mất bao nhiêu ngày. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì số ngày luân chuyển càng nhỏ, chứng tỏ sự luân chuyển vốn của hàng tồn kho càng hiệu quả. Xét từ góc độ khả năng thanh toán thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc thu hồi vốn nhanh, tăng cường khả năng thanh toán cả về lượng tiền và thời gian của công ty.
Dựa vào bảng 2.7 ta thấy: Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2015 tăng nên số ngày của một kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm so với năm 2014. Có nghĩa là thời gian thu hồi vốn của năm 2015 nhanh hơn năm 2014. Điều này cho thấy sự luân chuyển vốn của hàng tồn kho đạt hiệu quả cao trong năm 2015.
Qua phân tích các chỉ tiêu ở trên ta thấy khả năng thanh toán của Công ty ngày càng được cải thiện nhưng chưa hoàn toàn triệt để, vì xảy ra tình trạng lãng phí tiền vốn dầu tư và bị chiếm dụng vốn của Công ty. Trong năm tới Công ty cần chú ý tới việc sử dụng vốn và lượng dự trữ tiền mặt để tránh tình trạng gây lãng phí và bị chiếm dụng vốn.
Bảng 2.7
STT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm So sánh cuối năm so với
đầu năm +/- % 1 Tổng tài sản Đồng 27.534.966.2 78 33.443.711. 145 5.908.744.8 67 121,459 2 Tài sản ngắn hạn Đồng 19.976.340.6 74 26.476.449. 880 6.500.109.2 06 132,539 3 Tiền và các khoản thương đương tiền Đồng 8.476.932.348 11.927.530.615 3.450.598.267 140,706
4 Đầu tư ngắn hạn Đồng
5 Các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 6.591.255.947 9.799.100.331 3.207.844.384 148,6686 Tài sản cố định Đồng 2.112.216.794 3.525.910.447 1.413.693.653 166,929 6 Tài sản cố định Đồng 2.112.216.794 3.525.910.447 1.413.693.653 166,929 7 Tổng nợ phải trả Đồng 10.576.197.1 89 11.089.715. 110 513.517.9 21 104,855 8 Nợ ngắn hạn Đồng 7.730.570.4 00 9.860.612. 670 2.130.042.2 70 127,553 9 Nợ dài hạn Đồng 2.845.626.789 1.229.102.440 (1.616.524.349) 43,193
10 Tổng doanh thu thuần Đồng 41.328.890.0
00 45.874.805. 45.874.805. 760 4.545.915.7 60 110,999 11 Giá vốn hàng bán Đồng 35.980.819.0 00 38.582.000. 970 2.601.181.9 70 107,229 12 Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 5.823.993.133 8.195.178.139 2.371.185.006 140,714
74 210 36
Chỉ tiêu thời điểm
15 Hệ số thanh toán tổng quát đ/đ 2,603 3,016 0,412 115,835
16 Hệ số thanh toán nhanh đ/đ 1,949 2,203 0,254 113,042
17 Hệ số thanh toán tức thời đ/đ 1,097 1,210 0,113 110,311
18 Hệ số thanh toán ngắn hạn đ/đ 2,584 2,685 0,101 103,909
Chỉ tiêu thời kỳ