15 1) 1Nợ ngắn hạn 7.730.570

Một phần của tài liệu luận văn CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ SONG THANH (Trang 26 - 31)

00 28,07 5 9.860.612.6 70 29,484 2.130.042.270 127,553 1,409 2 Nợ dài hạn 2.845.626.7 89 10,33 5 1.229.102.4 40 3,675 (1.616.524.34 9) 43,193 (6,65 9) D Vốn chủ sở hữu 16.958.769.089 61,590 22.353.996.035 66,841 5.395.226.946 131,814 5,251 1 Vốn chủ sở hữu 16.958.769.089 61,590 22.353.996.035 66,841 5.395.226.946 131,814 5,251 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác

2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

Nội dung phân tích này cho ta biết nhu cầu về vốn của Công ty có đáp ứng được đủ yêu cầu cho sản xuất kinh doanh không và được tài trợ bằng nguồn vốn nào.

a. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn qua một số chỉ tiêu tài chính:

Tỷ suất tự tài

trợ =

Vốn chủ sở hữu

(đ/đ) (2-1) Tổng nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ cho biết 1 đồng vốn kinh doanh Công ty đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu . Hệ số này càng lớn chứng tỏ công ty có nhiều vốn tự có và khả năng độc lập cao với chủ nợ do đó không phải chịu nhiều sức ép từ các khoản nợ vay. Các nhà cho vay thích hệ số này càng cao càng tốt vì nó đảm bảo cho họ độ an toàn cao hơn khi cho doanh nghiệp vay vốn.

Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn

Tỷ suất nợ cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh Công ty đang sử dụng có bao nhiêu đồng hình thành từ nợ phải trả.

Hệ số đảm bảo nợ =

Vốn chủ sở

hữu (đ/đ) (2-3) Nợ phải trả

Hệ số đảm bảo nợ phản ánh 1 đồng vốn vay nợ của Cảng có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo.

Các chỉ tiêu được tính toán trên bảng 2-3. Theo đó:

Tỷ suất tự tài trợ cho biết 1 đồng vốn kinh doanh Công ty đã sử dụng 0,668 đồng vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm và 0,616 đồng vốn chủ sở hữu vào thời điểm đầu năm, tăng 0,053 đồng tương ứng tăng 8,525% so với đầu năm. Điều này cho thấy mức độ tự tài trợ của Công ty đối với vốn kinh doanh tương đối khá. Tại thời điểm cuối năm thì hệ số này được tăng lên, điều đó cho thấy khả năng tự chủ về mạt tài chính của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, giảm được rủi ro trong kinh doanh.

Tỷ suất nợ cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh Công ty đang sử dụng có 0,332 đồng được hình thành từ các khoản nợ tại thời điểm cuối năm và 0,384 đồng tại thời điểm đầu năm, giảm 0,052 đồng tương ứng giảm 13,67% so với đầu năm. Tỷ suất nợ càng thấp chứng tỏ Công ty đang rất chủ động trong các khoản nợ của mình.

Hệ số đảm bảo nợ phản ánh 1 đồng vốn vay nợ của Công ty có 2,016 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo tại thời điểm cuối năm và có 1,603 đồng đảm bảo tại thời điểm đầu năm, tăng 0,412 đồng tương ứng giảm 25,71% % so với thời điểm đầu năm. Cho thấy hệ số đảm bảo nợ tại thời điểm cuối năm cao hơn đầu năm, chứng tỏ mức độ đảm

b. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn thông qua nguồn tài trợ

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có một mục đích là lợi nhuận, vì thế vốn được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nhằm thu được lợi nhuận, tức là làm tăng thêm giá trị của vốn chủ sở hữu.

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đánh giá được trình độ sử dụng vốn, trình độ quản lý tài chính, từ đó có những biện pháp tích cực đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đánh giá được nguồn vốn có đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Công ty hay không ta đi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn theo quan điểm tính ổn định của nguồn vốn. Theo quan điểm này dựa vào tính ổn định thường xuyên và tạm thời, nguồn vốn được chia thành hai loại như sau:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: bao gồm toàn bộ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, có tính ổn định cao và thời gian sử dụng lâu dài, không đòi hỏi phải thanh toán ngay.

- Nguồn tài trợ tạm thời: bao gồm toàn bộ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, thường không ổn định và thời gian sử dụng ngắn.

Nguồn tài trợ thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu đồng (2-4)

Nguồn tài trợ tạm thời = Nợ ngắn hạn đồng (2-5)

Cân bằng tài chính trong doanh nghiệp được thể hiện qua đẳng thức:

TS ngắn hạn + TS dài hạn = Nguồn tài trợ TX + Nguồn tài trợ TT đồng (2-6)

TS ngắn hạn – Nguồn tài trợ TT = Nguồn tài trợ TX – TS dài hạn đồng (2-7)

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn đồng (2-8)

Hay: Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ TX – TS dài hạn đồng (2-9)

Dựa vào bảng 2.3 ta thấy: Nguồn tài trợ tạm thời tại thời điểm cuối năm 2014 tăng so với thời điểm đầu năm là 2.130.042.270 đồng, tương ứng tăng 27,459%. Nguồn tài trợ tạm thời của Công ty tuy tăng lên nhưng do trong năm 2015 Công ty muốn mở rộng việc kinh doanh nên nguồn tài trợ tạm thời không đáp ứng đủ nhu cầu trang bị về tài sản ngắn hạn yêu cầu, Công ty cần phải tìm cách bù đắp thiếu hụt bằng cách đi vay hoặc tìm thêm nguồn tài trợ khác.

Nguồn tài trợ thường xuyên cũng tăng 3.778.702.597 đồng tương ứng giảm 19,0808%. Đó là vì sự giảm của các khoản nợ dài hạn, giảm 1.616.524.349 đồng, tương ứng giảm 56,807 % so với đầu năm, nhưng mức giảm các khoản nợ dài hạn lại thấp hơn mức độ tăng vốn chủ sở hữu (tăng 5.395.226.946 đồng, tương ứng tăng

31,814% so với thời điểm đầu năm), cho nên nguồn tài trợ thường xuyên ở thời điểm cuối năm vẫn tăng lên.

So với thời điểm đầu năm, vốn hoạt động thuần ở thời điểm cuối năm tăng 4.370.066.936 đồng, tương ứng tăng 31,814%. Chứng tỏ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn là tương đối tốt.

Ngoài ra, để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp ta còn sử dụng các chỉ tiêu sau:

1. Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết trong

một đồng tổng nguồn vốn có bao nhiêu đồng nguồn tài trợ thường xuyên. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Hệ số tài trợ

thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn

2. Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng nguồn vốn

có bao nhiêu đồng nguồn tài trợ tạm thời. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nguồn tài trợ tạm thời trong tổng nguồn vốn lớn, khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp thấp và ngược lại, khi chỉ tiêu này thấp cho thấy nợ phải trả trong thời gian ngắn hạn của Công ty thấp làm giảm áp lực về mặt tài chính cho doanh nghiệp.

Hệ số tài trợ tạm thời

= Nợ ngắn hạn

Tổng nguồn vốn

3. Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu so với NTTTX: Chỉ tiêu này cho biết trong

một đồng nguồn tài trợ thường xuyên có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. chỉ tiêu này cang cao cho thấy vốn tự có của doanh nghiệp càng nhiều, khả năng tự chủ về mặt tài chính càng lớn, ngược lại hệ số này càng thấp, vốn tự có của doanh nghiệp ít, mặc dù không gây áp lực trả nợ tại thời điểm hiện tại nhưng gây áp lực tài chính trong tương lai khi các khoản vay nợ dài hạn đến hạn phải trả.

Hệ số NVCSH sở với

nguồn tài trợ thường = Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên

4. Hệ số nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho

biết trong một đồng tài sản ngắn hạn thì có bao nhiêu đông được tài trợ bằng nguồn tài trợ tạm thời. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng đảm bảo của tài sản ngắn hạn càng thấp do áp lực phải trả nợ ngắn hạn lớn, ngược lại hệ số này thấp thì khả năng đảm bảo của tài sản ngắn hạn càng cao, giảm áp lực trả nợ trong thời gian ngắn.

Hệ số nguồn tài

trợ tạm thời so với = Nguồn tài trợ tạm thời Tài sản ngắn hạn

5. Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo của tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên. Cứ một đồng tài sản dài hạn thì có bao nhiêu đồng bằng nguồn tài trợ thường xuyên đảm bảo. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng đảm bảo tài sản dài hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Hệ số tài trợ thường xuyên so với TSDH

= Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn

Dựa vào bảng 2.3 ta thấy: Hệ số tài trợ thường xuyên tại thời điểm cuối năm là 0,705 đ/đ giảm 0,014 đ/đ so với đầu năm, tương ứng giảm 1,959% so với đầu năm. Trong khi đó, hệ số tài trợ tạm thời thời điểm cuối năm là 0,295 đ/đ, tăng 0,014 đ/đ tương ứng tăng 5,018% so với thời điểm đầu năm. Như vậy tốc độ tăng của nguồn tài trợ tạm thời cao hơn so với tốc độ tăng của nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ tạm thời ở thời điểm cuối năm tăng hơn so với đầu năm là 8,83%, trong khi đó, hệ số tài trợ thường xuyên thời điểm cuối năm là 0,976 giảm 0,22% so với thời điểm đầu năm. Như vậy tốc độ tăng của nguồn tài trợ tạm thời cao hơn so với tốc độ tăng của nguồn tài trợ thường xuyên.

Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với TSDH ở thời điểm đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1, cho thấy ổn định và bền vững của Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ. Tại thời điểm cuối năm, hệ số tài trợ thường xuyên so với TSDH có xu hướng tăng (tăng 29,187%) so với đầu năm.

Hệ số nguồn tài trợ tạm thời so với TSNH ở thời điểm cuối năm là 0,372 đ/đ, giảm 0,015 đ/đ tương ứng giảm 3,762% so với thời điểm đầu năm. Tức là cứ 1 đồng TSNH có 0,372 đồng nguồn tài trợ tạm thời đảm bảo ở thời điểm cuối năm. Cho thấy khả năng chủ động về mặt tài chính của doanh nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn có nhiều rủi ro vì doanh nghiệp đang mở rộng việc kinh doanh nên việc đảm bảo tài chính còn hạn chế.

Hệ số vốn chủ sở hữu của nguồn tài trợ thường xuyên ở thời điểm cuối năm là 0,948 đ/đ, tăng 0,092 đ/đ tương ứng tăng 10,693% so với thời điểm đầu năm. Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty ở thời điểm cuối năm tăng 31,814% so với thời điểm đầu năm, chứng tỏ Công ty đang cố gắng nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính của mình để có thể hạn chế một số rủi ro trong kinh doanh.

Nhìn chung, tình hình đảm bảo nguồn vốn của Công ty tương đối ổn định và đang được cải thiện. Cho thấy Công ty đang ngày càng chủ động hơn trong các hoạt động tài chính của mình. Bên cạnh đó cần có biện pháp quản lý tránh cho vốn bị chiếm dụng để ử dụng có hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh.

2.2.3. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định. Quy mô về tài sản và nguồn vốn tăng lên là tiền đề để Công ty tăng quy mô các hoạt động sản xuất khinh doanh. Việc phân tích bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho nhà phân tích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự báo được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai.

Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán để thấy được:

- Tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng hay giảm?

- Tài sản tăng được tạo nên từ nguồn vốn nào?

Một phần của tài liệu luận văn CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ SONG THANH (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w