1 Vốn hoạt động thuần Đồng 12.245.770.274 16.615.837.210 4.370.066.936 135,686 2 Hệ số tài trợ thường xuyên đ/đ 0,719 0,705 (0,014) 98,041 2 Hệ số tài trợ thường xuyên đ/đ 0,719 0,705 (0,014) 98,041 3 Hệ số tài trợ tạm thời đ/đ 0,281 0,295 0,014 105,018 4 Hệ số NTTTX so với TSDH đ/đ 2,620 3,385 0,765 129,187 5 Hệ số NTTTT so với TSNH đ/đ 0,387 0,372 (0,015) 96,238 6 Hệ số VCSH so với NTTTX đ/đ 0,856 0,948 0,092 110,693 7 Tỷ suất tự tài trợ đ/đ 0,616 0,668 0,053 108,525 8 Tỷ suất nợ đ/đ 0,384 0,332 (0,0520) 86,330 9 Hệ số đảm bảo nợ đ/đ 1,603 2,016 0,412 125,710
- Từ bảng cân đối kế toán để rút ra kết luận gì về tình hình chiếm dụng vốn của công ty, cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty như vậy có hợp lý không?
Đánh giá khái quát tình hình của doanh nghiệp qua sự so sánh theo chiều ngang, dọc với từng chỉ tiêu để xác định mức độ chênh lệch, mức độ tăng giảm từ đó rút ra kết luận về tình hình tài chính của Công ty.
Qua phân tích bảng cân đối kế toán ( Bảng 2.4) cho thấy năm 2015, tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty tính đến ngày 31/12/2015 là 33.443.711.145 đồng, tăng 5.908.744.867 đồng, tương ứng tăng 21,459% so với đầu năm. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng. Tuy nhiên khi nhìn vào tổng tài sản và tổng nguồn vốn thì chưa đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Ta cần xét cụ thể biến động của từng khoản trong cơ cấu bảng cân đối kế toán.
• Tài sản: Tài sản của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn
của Công ty tăng. Cụ thể:
+ Tài sản ngắn hạn: Cuối năm 2015 tài sản ngắn hạn của Công ty là 26.476.449.880 đồng, tăng 6.500.109.206 đồng tương ứng tăng 32,539% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác đều tăng.
- Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm là 11.927.530.615 đồng, tăng 3.450.598.267 đồng tương ứng tăng 40,706%. Như vậy, tài sản ngắn hạn của Công ty tăng có thể là do Công ty đang mở rộng kinh doanh nên bỏ thêm vốn bằng cách tăng tiền và các khoản tương đương tiền, thu hồi được các khoản công nợ kỳ trước
- Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2015 là 9.799.100.331 đồng, tăng 3.207.844.384 đồng tương ứng tăng 48,668% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng là do phải thu khách hàng ở thời điểm cuối năm tăng ( tăng 1.413.693.653 đồng, tương ứng tăng 20,269%). Các khoản phải thu tăng lên cho thấy trong năm việc kinh doanh của Công ty khá tốt, bán được nhiều hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc các khoản phải thu ngắn hạn tăng có thể là do việc thu hồi các khoản công nợ, các khoản vốn bị chiếm dụng chưa đạt hiệu quả cao.
- Tài sản ngắn hạn khác cuối năm so với đầu năm có tăng nhưng tăng không nhiều, tăng 21.910.176 đồng tương ứng tăng 3,486% so với thời điểm cuối năm.
- Bên cạnh đó cũng có những khoản làm giảm tài sản của Công ty, phải kể đến đó là hàng tồn kho. Hàng tồn kho cuối năm 2015 là 4.099.477.387 đồng, giảm 180.243.620 đồng, tương ứng giảm 4,212% so với đầu năm. Hàng tồn kho cuối năm giảm cho thấy Công ty đang có chính sách để tiêu thụ hàng hóa khá tốt, giảm lượng hàng tồn kho để không gây ứ đọng vốn, giảm chi phí phát sinh, giảm tỷ lệ rủi ro do ứ đọng vốn của Công ty.
+ Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn tại thời điểm cuối năm 2015 là 6.967.261.265 đồng, giảm 591.364.339 đồng, tương ứng giảm 7,824% so với đầu năm. Tài sản dài hạn giảm chủ yếu là do tài sản dài hạn khác giảm. Cụ thể:
- Tài sản dài hạn khác cuối năm 2015 là 3.441.350.818 đồng, giảm 2.005.057.992 đồng, tương ứng giảm 36,814% so với đầu năm. Tài sản dài hạn khác giảm là do Công ty đang cố gắng thu các khoản phải thu dài hạn ( giảm 2.015.345.881 đồng, tương ứng giảm 37,017% so với cuối năm).
- Bên cạnh đó, còn có những khoản mục làm tăng tài sản dài hạn như tài sản cố định cuối năm tăng 1.413.693.653 đồng, tương ứng tăng 66,929% so với đầu năm. Tài
sản cố định tăng lên là do Công ty đã đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, phương tiện vạn tải để phục vụ cho hoạt động kinh doanh làm giá trị của tài sản cố định tăng lên nhưng do mức tăng vẫn thấp hơn mức giảm của tài sản dài hạn khác nên làm cho tài sản dài hạn giảm.
• Nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty tại thời điểm cuối năm 2015 tăng
chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng lên. Cụ thể:
+ Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm là 22.353.996.035 đồng, tăng 5,395.226.946 đồng, tương ứng tăng 31,814%. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do trong năm qua Công ty mở rộng kinh doanh nên đã đầu tư thêm vốn vào làm cho vốn góp chủ sở hữu tăng ( tăng 4.867.608.247 đồng, tương ứng tăng 30,292%). Ngoài ra việc Công ty kinh doanh có lãi cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển tương lai của Công ty trong năm tới.
+Ngoài ra, nợ phải trả tăng 513.517.623 đồng, tương ứng tăng 4,855% so với đầu năm cũng làm tăng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có phần nợ dài hạn của Công ty ở thời điểm cuối năm giảm 1.616.524.647 đồng, tương ứng giảm 56,807% so với đầu năm. Tuy nhiên mức giảm vẫn thấp hơn mức tăng của nợ ngắn hạn ( tăng 2.130.042.270 đồng, tương ứng tăng 27,553% so với đầu năm) nên nợ phải trả vẫn tăng.
Phân tích theo chiều dọc là đưa ra các khoản mục trong bảng cân đối kế toán so với tài sản và nguồn vốn để từ đó đánh giá được việc đầu tư cũng như huy động vốn doanh nghiệp có hợp lý hay không. Năm 2015 Công ty TNHH Quốc tế Song Thanh đã có sự thay đổ về tỷ trọng của các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. Cụ thể như sau:
• Tài sản:
+ Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn có thể nói tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm tới 72,549% ở thời điểm đầu năm và tăng lên 79,176% cuối năm. Trong tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và có nhiều biến động trong năm.
- Các khoản tiền và tương đương tiền đầu năm chiếm 30,786% tổng tài sản, đến cuối năm lại tăng 4,878% so với đầu năm. Nguyên nhân tăng lên là do Công ty đầu tư thêm vốn, thu hồi được các khoản công nợ kỳ trước, tình hình buôn bán của Công ty được cải thiện hơn năm trước.
- Các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Đầu năm chiếm 23,938% đến cuối năm tăng lên chiếm 29,3%, tương ứng tăng 5,363% so với đầu năm. Nguyên nhân tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do tỷ trọng các khoản trả trước cho người bán tăng mạnh từ 1,777% ở thời điểm đầu năm, tăng lên 4,218% ở thời điểm cuối năm 2015. Tuy giá trị các khoản phải thu khách hàng tăng lên nhưng tỷ trọng ở thời điểm cuối năm lại giảm 0,25% so với đầu năm chứng tỏ Công ty đang có sự điều chỉnh cố gắng thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng để sử dụng vào mục đích kinh doanh, ngoài ra việc giá trị các khaonr phải thu khách hàng tăng lên là do việc kinh doanh trong năm của Công ty đã có nhiều tiến bộ, lượng hàng hóa bán ra được nhiều hơn.
Công ty đang cố gắng giảm tỷ trọng các khaonr phải thu dài hạn trong tổng số tài sản ( từ 19,780% ở đầu năm giảm xuống còn 10,29% vào cuối năm, giảm 9,49%). Tỷ trọng của tài sản cố định đang có xu hướng tăng lên, song do mức tăng quá nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản.
• Nguồn vốn:
+ Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm cuối năm chiếm tỷ trọng 66,841%, tăng 5,251%. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu bằng vốn tự đầu của chủ sở hữu. Nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu còn chỉ chiếm hơn một nửa nguồn vốn nên khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp vẫn ở mức trung bình, cần phải cải thiện thêm để giảm bớt áp lực của việc phải trả các khoản nợ và áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là do Công ty đầu tư thêm vốn vào.
+ Nợ phải trả: Nợ phải trả ở thời điểm đầu năm 2015 chiếm tỷ trọng là 38,41% tổng nguồn vốn, đến cuối năm là 33,159% giảm 5,25%. Nợ phải trả chiếm mộp phần ba trong tổng số nguồn vốn, điều này cũng đang gây áp lực cho tình hình tài chính của Công ty. Công ty nên có những biện pháp để giảm hơn nữa tỷ trọng phần nợ phải trả trong tổng nguồn vốn.
Tóm lại, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Quốc tế Song Thanh ta thấy tài sản và nguồn vốn của Công ty đều tăng, phản ánh quy mô kinh doanh của Công ty năm qua đã được mở rộng thêm. Tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định. Tuy nhiên việc tăng, giảm một số các chỉ tiêu chưa hợp lý có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh cũng như đem lại lợi nhuận cho Công ty. Công ty cần có phương án trong năm tới.
Đơn vị tính: Đồng Bảng 2.4
Chỉ tiêu Mã
số Số cuối năm Số đầu năm So sánh CN/ĐN
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % Chênh lệch tỷ trọng, % A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 26.476.449.880 79,167 19.976.340.674 72,549 6.500.109.206 132,539 6,618
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 11.927.530.615 35,664 8.476.932.348 30,786 3.450.598.267 140,706 4,878
1. Tiền 111 11.927.530.615 35,664 8.476.932.348 30,786 3.450.598.267 140,706 4,878