KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔ HÌNH TÒA ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 51 - 54)

Trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quyền tự do, dân chủ được mở rộng. Đổi mới mô hình tổ chức Tòa án hành chính là một việc làm cần thiết nhằm đáp ứng các đòi hỏi cuả công cuộc cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, là đòi hỏi cuả nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tòa án hành chính là phương thức hữu hiệu nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong nền hành chính quốc gia, là phương thức bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức trước sự xâm hại từ phía các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước.

Trong sự nghiệp đổi mới cuả chúng ta hiện nay cải cách tư pháp là vấn đề hết sức bức xúc được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Cùng với sự thay đổi to lớn cuả đất nước trong những năm qua, chúng ta đã tiến hành cải cách tư pháp, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, pháp luật về Tòa án hành chính và việc thực hiện pháp luật về tòa án hành chính ở nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thẩm quyền chưa rõ ràng, quyền hành pháp và tư pháp còn lẫn lộn, chưa phát huy được tính chuyên môn, chuyên nghiệp cuả nghề “thẩm phán”, chưa phát huy được hết vai trò cuả Toà án trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cuả công dân. Vấn đề độc lập xét xử cuả Toà án chưa thực sự được bảo đảm; các quy định về mối quan hệ giữa cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước với sự độc lập xét xử cuả toà án còn chưa được cụ thể… nên cần phải được tiếp tục cải cách, đổi mới. Nhưng đổi mới không có nghĩa là phủ định tòan bộ những gì đang có mà đổi mới phải bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chủ yếu cuả Tòa án hành chính, phải bảo đảm khai thác triệt để ưu điểm cuả các mô hình Tòa án hành chính của các quốc gia trên thế giới và phải khắc phục được hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các nhược điểm đã gặp cuả mô hình Tòa án hành chính.

Để khắc phục các hạn chế đó, chúng ta cần thay đổi mô hình hiện nay bằng việc thành lập hệ thống Tòa hành chính độc lập thuộc Chính phủ. Song song với nó, cần phải thực hiện đồng bộ với các giải pháp khác như: Xây dựng tiêu chuẩn thẩm phán Tòa hành chính, quy chế công vụ, chế độ trách nhiệm, cơ chế giám sát, bảo hộ pháp lý và chế độ đãi ngộ cho thẩm phán; củng cố, hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán hành chính…

Xã hội lòai người luôn vận động và phát triển, có những cái hôm qua còn phù hợp nhưng

hôm nay đã trở thành lạc hậu. Do vậy, nghiên cứu mô hình tổ chức Tòa án hành chính phải được đặt dưới góc độ “liên tục phát triển” để Nhà nước ta luôn theo kịp và đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội, thực sự là một tổ chức nhà nước cuả dân, do dân và vì dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. SÁCH BÁO LÝ LUẬN:

1. Đào Trí Úc: “Ý kiến về Đề án xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam hiện nay”, tài liệu tại Hội thảo khoa học về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam- TP Hồ Chí Minh, 06/4/2007;

2. Kattherine: “Tòa hành chính ở Pháp”, tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;

3. Học viện Hành chính quốc gia: “Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta”, NXB Giáo dục, Hà Nội- 1995;

4. Frederic Rodgers- Thẩm phán Tòa án bang Colorado, Hoa kỳ: “Xem xét lại theo thủ tục tư pháp các quyết định của cơ quan hành chính”, tài liệu tập huấn về Hiệp định thương mại Việt Mỹ 7/2002;

5. Nguyễn Đăng Dung: “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền”, NXB Tư pháp, Hà Nội- 2004;

6. Star Vietnam: “Báo cáo và khuyến nghị về việc thành lập cơ quan tài phán hành

chính”, Văn bản gửi Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Ban Nội chính Trung ương, tháng 9/2006;

7. Phạm Hòang Thái, Đinh Văn Mậu: “Tài phán hành chính ở Việt Nam”, NXB TP Hồ Chí Minh- 1996;

8. Học viện Hành chính quốc gia- Khoa Khoa học hành chính: “Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam”, NXB Thống kê, 2003;

9. Trường Đại học luật Hà Nội: “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 1994 ;

10. Đinh Văn Minh. “Tài phán hành chính so sánh”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004.

11. Phan Đăng Thanh và một số tác giả: “Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền trong lịch sử Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội- 1998;

12. Nguyễn Cửu Việt. “Giáo trình luật hành chính Việt Nam”, NXB đại học quốc gia Hà Nội – 2010.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔ HÌNH TÒA ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 51 - 54)