Mô hình Tòa án hành chính đề xuất: Tòa án hành chính thuộc Chính Phủ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔ HÌNH TÒA ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 48 - 51)

Từ việc nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của các phương án nêu trên tôi ủng hộ việc thành lập mô hình tổ chức các Toà án hành chính chuyên trách thuộc Thủ tướng Chính phủ, mô hình này tách biệt với hệ thống Toà án tư pháp và cơ quan hành chính các cấp.

Hệ thống Tòa án hành chính thuộc Chính Phủ được tổ chức thành 3 cấp: Tòa án hành chính trung ương, Tòa án hành chính vùng và Tòa án hành chính khu vực.

Cơ quan Tòa án hành chính trung ương đứng đầu là Thủ tướng Chính Phủ, có thẩm quyền:

- Giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính cuả bộ trường, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, khắc

phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ xét xử cho cơ quan Tòa án hành chính cấp dưới.

Cơ quan Tòa án hành chính vùng( cấp phúc thẩm) được thành lập ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Vị trí điạ lý, điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán sinh hoạt cuả vùng, miền, đặc biệt là lịch sử phát triển cuả đất nước đã tạo ra trên đất nước ta 3 vùng miền với nhiều yếu tố mang nét đặc trưng riêng trong một đại gia đình Việt Nam, tương ứng với 3 vị trí cụ thể trên bản đồ quốc gia: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tại 3 vùng này, Toà án nhân dân tối cao đã thành lập tại mỗi vùng 1 Toà phúc thẩm để xét xử phúc thẩm toàn bộ các vụ án sơ thẩm cuả các Toà án nhân dân cấp tỉnh trong vùng bị kháng cáo, kháng nghị. Căn cứ vào vị trí, điều kiện điạ lý, dân số và số lượng các cơ quan hành chính trong các vùng, miền này, căn cứ thực tế tổ chức các Toà phúc thẩm cuả Toà án nhân dân tối cao, theo chúng tôi, tại mỗi vùng, miền trên, chúng ta cũng tổ chức một Toà hành chính vùng, miền (Toà hành chính miền Bắc, Toà hành chính miền Trung, Toà hành chính miền Nam).

Toà hành chính vùng, miền là toà chuyên trách độc lập có thẩm quyền giải quyết phúc thẩm những vụ án hành chính mà bản án, quyết định sơ thẩm cuả các Toà hành chính khu vực thuộc vùng, miền đã giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục tố tụng.

Tòa hành chính vùng có thẩm quyền: giải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính cuả giám đốc sở hoặc tương đương thuộc các tỉnh trong khu

vực (Tòa án hành chính miền Bắc còn có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính cuả Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ). Tư vấn cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý, điều hành đã được phát hiện qua hoạt động xét xử.

Cơ quan Tòa án hành chính khu vực( cấp sơ thẩm): tuỳ thuộc vị trí điạ lý cuả các địa bàn cấp huyện; tùy thuộc số lượng quận, huyện, thành phố, thị xã, phường, xã, thị trấn; tùy theo dân số trong khu vực và số lượng, quy mô các cơ quan, tổ chức trong khu vực, có thể từ 8 đến 10 quận, huyện hoặc từ 10 đến 15 huyện thì thành lập một Tòa hành chính khu vực. Để hạn chế sự phụ thuộc cuả thẩm phán và Toà hành chính khu vực vào các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm sự khách quan vô tư cho cơ quan Toà án, việc thành lập Toà hành chính khu vực phải bảo đảm nguyên tắc không có trường hợp lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền xét xử cuả Tòa hành chính khu vực trùng hòan tòan với lãnh thổ cuả một đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Tòa hành chính khu vực có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính cuả chủ tịch UBND cấp huyện, trưởng phòng thuộc UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp xã. Tư vấn cho các sở, ngành, UBND cấp huyện khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý, điều hành đã được phát hiện qua hoạt động xét xử.

Theo tôi việc tổ chức mô hình Tòa án hành chính như trên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế:

- Thành lập thêm hệ thống các cơ quan Tòa án hành chính làm bộ máy hành chính nhà nước thêm cồng kềnh. Việc có mặt hai cơ quan tòa án làm phát sinh những tranh chấp về thẩm quyền mà vấn đề này thì đôi khi không đơn giản. Một số trường hợp, sự đùn đẩy giữa hai ngành xét xử sẽ làm chậm trễ quá trình giải quyết vụ việc.

- Về mặt lý thuyết, sự tồn tại hai Tòa án tối cao cũng dẫn đến một nguy cơ khác là có thể sự giải thích và áp dụng khác nhau giữa hai ngành Tòa án trước cùng một vấn đề pháp luật, điều đó hoàn toàn không có lợi cho việc bảo đảm tính thống nhất của một nền pháp chế, nhưng, vấn đề này ít xảy ra trong thực tế.

- Quyền hành pháp và quyền tư pháp cuả Thủ tướng Chính phủ dễ bị lẫn lộn hoặc bị lạm dụng. Đặc biệt dưới quyền lực cao nhất thuộc về Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc độc lập xét xử cuả Tòa án hành chính khó có khả năng thực hiện.

Tuy nhiên hoàn toàn có thể khắc phục những hạn chế trên bằng việc học tập những kinh nghiệm từ hệ thống Toà án hành chính Pháp:

Hệ thống tòa án hành chính của Pháp hiện nay như đã trình bày có khoảng 41 Tòa án hành chính sơ thẩm và 8 Tòa án hành chính cấp phúc thẩm. Như vậy không nhất thiết phải tổ chức cơ quan Tòa án hành chính ở mỗi một đơn vị hành chính lãnh thổ mà hoàn toàn có thể dựa trên những tiêu chí về đặc điểm dân cư, các đơn vị hành chính lãnh thổ… để tổ chức Tòa án hành chính được thu gọn mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động. Nguyên tắc chung là công dân muốn khiếu nại thì phải ra Tòa án hành chính sơ thẩm. Nếu đương sự không thỏa mãn ở cấp sơ thẩm thì sẽ chống án lên Tòa án hành chính phúc thẩm và cuối cùng lên Tòa án hành chính trung ương. Nếu công dân khiếu nại thẳng lên cấp trung ương hay cấp phúc thẩm thì các cơ quan này không xử mà gửi trả về để Tòa án hành chính cấp sơ thẩm xem xét giải quyết.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔ HÌNH TÒA ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w