Cơ sở giáo dục sức nhanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức nhanh cho học sinh nam khối 11 trường THPT nguyễn văn cừ hà nội (Trang 30 - 35)

- Hệ hô hấp: Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện vòng ngực trung bình của nam từ 67 72cm Dung lượng phổi tăng lên nhanh

3.1.3 Cơ sở giáo dục sức nhanh

3.1.3.1. Sức nhanh và các hình thức biểu hiện của sức nhanh

Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất ở một điều kiện nhất định.

Sức nhanh được biểu hiện dưới ba hình thức - Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động - Tốc độ động tác đơn.

Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu hết như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức kể trên là biểu hiện các năng lực tốc độ khác nhau. Trong thực tiễn thường thấy sức nhanh được biểu hiện tổng hợp.

Ví dụ: Thành tích chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào thời gian phản ứng vận động, tốc độ động tác đơn và tần số bước. Trong động tác có sự phối hợp phức tạp thì tốc độ không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Ví dụ trong chạy tốc độ thì thành tích phụ thuộc vào độ dài bước chạy, còn bước chạy lại phụ thuộc vào độ dài chi dưới và lúc đạp sau.

Vì vậy, tốc độ động tác hoàn chỉnh chỉ biểu hiện gián tiếp sức nhanh của con người. Cho nên khi phân tích, đánh giá sức nhanh của con người phải căn cứ vào mức độ phát triển của từng hình thức đơn giản của nó.

3.1.3.2. Đặc điểm của sức nhanh

Sức nhanh là một tố chất thể lực để tiến hành các hành vi vận động trong thời gian ngắn nhất trong các điều kiện quy định.

Sức nhanh động tác là một trong những cơ sở qui định thành tích của nhiều môn thể thao có chu kì, nó cũng đặc biệt quan trọng đối với môn chạy cự li ngắn. Các tiền đề quan trọng cho sức nhanh là tính linh hoạt của các quá trình thần kinh, khả năng kéo giãn, tính đàn hồi và khả năng thả lỏng của các cơ, ý chí tinh thần, các cơ chế sinh hóa.

- Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh.

Chỉ khi nào thay đổi một cách nhanh nhất giữa hưng phấn và ức chế trong sự điều hòa tương ứng của hệ thần kinh cơ, kết hợp dùng lực tốt nhất thì mới có thể đạt được một tốc độ động tác cao và tần số động tác tối đa.

Là tỉ lệ sức nhanh - mạnh, trong sức nhanh phản ứng đặc biệt trong sự tăng tốc cao, lúc xuất phát và trong khả năng nhanh chóng đạt tốc độ như trong chạy cự li ngắn, đua xe đạp cự li ngắn, đua thuyền và trong phần lớn các môn bóng. Về sinh hóa, sức nhanh phụ thuộc đặc biệt vào nguồn dự trữ năng lượng trong cơ và mức độ của sự huy động năng lượng hóa học.

- Tính đàn hồi của cơ

Khả năng kéo giãn, tính đàn hồi và khả năng thả lỏng của các cơ hoạt động thay đổi nhau trong các bài tập sức nhanh. Nếu các tính chất này không được phát triển đầy đủ thì không thể đạt được biên độ động tác cần thiết và các cơ đồng vận phải khắc phục một lực rất lớn trong quá trình thực hiện động tác. Do đó trong huấn luyện phát triển sức nhanh phải luôn luôn sử dụng bài tập kéo giãn và thả lỏng.

- Sự nỗ lực ý chí.

Việc đạt được sức nhanh cao nhất phụ thuộc một cách quyết định vào sự nỗ lực của ý chí. Bởi vì trong huấn luyện chạy cự ly ngắn không có một sự bắt buộc bên ngoài nào trực tiếp tác động lên vận động viên, do đó sự nỗ lực ý chí rất quan trọng. Một điều kiện không thể thiếu được là thông báo chính xác hành tích đạt được. Điều này được tiến hành tốt nhất trong huấn luyện thi đấu. Như vậy sức nhanh phụ thuộc chủ yếu vào tính linh hoạt của quá trình thần kinh cơ và tốc độ co cơ. Cả hai nhóm mặc dù biến đổi dưới tác dụng của tập luyện, nhưng nói chung đều là những yếu tố được qui định với các đặc điểm di truyền. Do dó trong quá trình tập luyện, sức nhanh biến đổi chậm và ít hơn sức mạnh và sức bền.

3.1.3.3. Cơ sở sinh lí, sinh hóa của sức nhanh

Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động gồm năm thành phần. 1. Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ.

3. Truyền thụ hưng phấn trong tổ chức lưới và hình thành tín hiệu li tâm.

4. Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ. 5. Hưng phấn cơ và hoạt động tích cực.

Trong đó, giai đoạn thứ 3 chiếm nhiều thời gian nhất. Những động tác được thực hiện với tốc độ tối đa khác hẳn với những động tác chậm. Sự khác biệt về cơ bản thể hiện ở chỗ: Khi thực hiện với đốc độ tối đa thì khả năng điều chỉnh bằng cảm giác trong tiến trình thực hiện động tác sẽ gặp khó khăn. Do đó, với vận tốc cao khó có thể thực hiện thật chính xác động tác.

Trong các động tác rất nhanh và được thực hiện với tần số cao thí dụ trong chạy cự li ngắn, cơ chỉ hoạt động tích cực ở những điểm cuối cùng của biên độ động tác. Động năng được truyền cho một bộ phận nào đó của cơ thể, sau đó bị triệt tiêu khi các cơ đối kháng tham gia hoạt động và truyền cho bộ phận này một gia tốc theo hướng ngược lại. Trong động tác tốc độ lớn, hoạt động của cơ diễn ra trong thời gian ngắn đến mức cơ không kịp co lại nhiều và thực tế cơ hoạt động theo chế độ đẳng trương.

Người ta thừa nhận rằng tần số động tác phụ thuộc vào tính linh hoạt của quá trình thần kinh, tức là phụ thuộc vào tốc độ chuyển từ trạng thái hưng phấn sang ức chế của trung khu vận động.

Theo quan điểm sinh hóa, sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong cơ và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh cũng như vào tốc độ tái tổng hợp của nó vì các bài tập tốc độ diễn ra trong thời gian ngắn nhất nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế yếm khí. Tập luyện sức nhanh làm tăng khả năng linh hoạt của quá trình thần kinh, con người có hành động mau lẹ trước mọi tình huống, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng, tạo tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát.

3.1.3.4. Phương pháp rèn luyện sức nhanh

- Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản. Phản ứng vận động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu biết trước những xuất hiện đột ngột bằng động tác định trước ( tiếng súng, tiếng còi). Sức nhanh phản ứng vận động có ý nghĩa thực dụng rất lớn. Trong cuộc sống ta thường gặp phải những trường hợp đòi hỏi đáp lại tín hiệu nào đó trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh phản ứng vận động có khả năng “ chuyển” rất cao : Những người có khả năng phản ứng nhanh trong tình huống này thì cũng dễ có khả năng phản ứng nhanh trong các tình huống khác. Phản ứng vận động đơn giản là tập lặp lại với các tín hiệu xuất phát đột ngột như: tiếng còi, súng với những người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt.

Trong trường hợp sức nhanh phản ứng giữ vai trò quan trọng người ta phải sử dụng tới các phương pháp chuyên môn hoàn thiện nó. Một trong số phương pháp chuyên môn thường áp dụng trong thực tiễn là phương pháp phân tích. Bản chất của phương pháp này là tách biệt việc hoàn thiện phản ứng với phần nâng cao tốc độ của động tác tiếp theo. Như vậy, bài tập sức nhanh phản ứng vận động đơn giản gồm hai phần: Tập phản ứng trong điều kiện thuận lợi và tập tốc độ động tác theo phương pháp cảm giác vận động ( theo phương pháp X.Genlestan). Phương pháp này dựa trên mối liên hệ chặt chẽ giữa sức nhanh phản ứng và năng lực phân biệt những khoảng thời gian ngắn. Thông thường những người có khả năng cảm giác tốt với khoảng thời gian ngắn thì sẽ có sức nhanh phản ứng cao.

- Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp.

Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong thể thao gồm 2 loại; phản ứng với vật thể di động và phản ứng lựa chọn. Phản ứng vận động đối với vật thể di động thường gặp trong các môn bóng, các môn đối kháng cá nhân. Phản ứng với vật thể di động yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua

tăng tốc độ vật thể, tăng tính bất ngờ và rút ngắn cự li, TCVĐ với bóng có tác dụng rất tốt trong rèn luyện sức nhanh đối với vật thể di động. Trong khi tiến hành giảng dạy cần phải đảm bảo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp và tiến hành theo cách tăng dần số lượng biến đổi tình huống có thể xảy ra.

- Phương pháp rèn luyện sức nhanh tần số động tác.

Mặc dù phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng tốc độ tối đa phụ thuộc chủ yếu vào tính linh hoạt của các quá trình thần kinh, suy rộng ra thì phụ thuộc chủ yếu vào tần số động tác. Phương tiện rèn luyện sức nhanh tần số động tác là các bài tập và các bài tập này phải thỏa mãn 3 yêu cầu:

- Kĩ thuật động tác cho phép thực hiện với tốc độ giới hạn.

- Kĩ thuật bài tập đã được tiếp thu tới mức độ về nguyên tắc cần tạo điều kiện phát huy tần số động tác tối đa.

- Các thành phần lượng vận động và quãng nghỉ trong các phương pháp rèn luyện tốc độ đều phải hướng tới tần số tối đa.

Như vậy, để giáo dục phát triển sức nhanh một cách hoàn chỉnh cần đưa vào các nội dung bài tập phong phú, đa dạng và đảm bảo tính khoa học toàn diện trên cơ sở lí luận, dựa trên đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức nhanh cho học sinh nam khối 11 trường THPT nguyễn văn cừ hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)