Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước Khu vực II

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 47 - 50)

Khu vực II

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KNNN khu vực II được tổ chức, hoạt động theo Quyết định số 605/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006 của Tổng KTNN và Quyết định số 2249/QĐ-KTNN ngày 29/12/2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về sửa đổi quyết định 605/QĐ- KTNN ngày 02/8/2006. Theo đó các chức năng chính mà Kiểm toán Nhà nước khu vực II thực hiện là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có chức năng giúp Tổng KTNN tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn khu vực II theo sự phân công của Tổng KTNN, cụ thể gồm các đối tượng sau đây: Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước; Các công trình, dự án đầu tư do UBND các cấp trên địa bàn khu vực quản lý làm chủ đầu tư; Các DNNN do các cấp thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực; Kiểm toán một số đối tượng khác do cơ quan Trung ương quản lý đóng trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng KTNN.

- Nhiệm vụ trọng tâm: KTNN khu vực II xác định là kiểm toán ngân

sách, tiền và tài sản nhà nước của các tỉnh trên địa bàn, giúp HĐND và UBND các địa phương trên địa bàn quản lý tài chính ngân sách minh bạch, hiệu quả. Nắm bắt các thông tin về tình hình tài chính, ngân sách, đầu tư XDCB, và các thông tin có lien quan về quản lý và sử dụng, tiền và tài sản nhà nước phục vụ cho công tác kiểm toán; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị trình Tổng KTNN quyết định. Đề xuất Tổng KTNN quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP sau khi HĐND phê duyệt

Formatted: Font: Bold, Italic, Vietnamese (Vietnam), Check spelling and grammar

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán được Tổng KTNN giao. Xét duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và BCKT do các đoàn kiểm toán của đơn vị thực hiện trước khi trình Tổng KTNN. Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán hàng năm thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị báo cáo Tổng KTNN. Tham gia với Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và quyết toán NSNN hàng năm để Tổng KTNN trình Quốc hội.

- Nhiệm vụ cụ thể:

1. Nắm tình hình về tài chính, ngân sách, đầu tư XDCB, DNNN của các địa phương trên địa bàn do KTNN Khu vực II quản lý để phục vụ cho công tác kiểm toán; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị trình Tổng KTNN quyết định; đề xuất Tổng KTNN quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP sau khi HĐND phê duyệt quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán được Tổng KTNN giao.

2. Thực hiện kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia phạm vi kiểm toán của đơn vị theo kế hoạch đã được Tổng KTNN giao theo quy định.

3. Nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức nơi có hệ thống kiểm toán nội bộ và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN về việc sử dụng kết quả kiểm toán đó.

4. Xét duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán do các đoàn kiểm toán của đơn vị thực hiện trước khi trình Tổng KTNN.

5. Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán hàng năm thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị báo cáo Tổng KTNN.

6. Tham gia với Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và quyết toán NSNN hàng năm để Tổng KTNN trình Quốc Hội phê chuẩn.

- KTNN khu vực II có quyền hạn khi thực hiện kiểm toán

1. Yêu cầu đơn vị kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện công tác thực hiện nhiệm vụ được giao, đề nghị cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ.

2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do KTNN kết luận và kiến nghị.

3. Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.

4. Đề nghị Tổng KTNN kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận và kiến nghị; đề nghị xử lý theo pháp luật các trường hợp không thực hiện; đề nghị Tổng KTNN kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những vi phạm của tổ chức cá nhân; thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng KTNN kiến nghị với Quốc Hội, UVTV Quốc Hội; Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ, HĐND, UBND các cấp và các cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và pháp luật cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại kiểm toán nhà nước khu vực II (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)