2014
3.1.4.1. K quả kiến nghị kiểm toán của KTNN khu vực II g
B.1.4.1. K quả kiến nghị kiểm toán của KTNN khu vực II 2014
Đơn vị tính: triệu đồng T T Đơn vị Chỉ tiêu Tổng số kiến nghị Tăng thu NSNN Tăng thu khác NSNN Giảm chi thƣờng xuyên Giảm chi đầu tƣ Xử lý nợ đọng vay tạm ứng và ghi thu, ghi chi Xử lý khác không thuộc NSNN A TỔNG CỘNG 4.005.059 118.773 92.355 873.133 607.6194 2.057.415 255.761 1 Năm 2009 Số kiến nghị kiểm toán 248.244 25.543 12.170 43.326 56.380 110.822 2 Năm 2010 Số kiến nghị kiểm toán 187.703 8.895 1.078 14.739 23.399 17.993 121.596 3 Năm 2011 Số kiến nghị kiểm toán 493.593 19.225 11.155 109.689 104.568 216.284 32.669 4 Năm 2012 Số kiến nghị kiểm toán 466.756 15.532 54.730 106.965 82.915 142.850 63.761 5 Năm 2013 Số kiến nghị kiểm toán 1.593.573 13.922 4.125 350.244 213.271 1.007.080 4.929 6 Năm 2014 Số kiến nghị kiểm toán 1.015.186 35.653 9.093 248.167 127.083 562.384 32.803
(Nguồn: BCKT của KTNN và báo cáo kết quả kiểm toán của KTNN khu vực II các năm 2009-2014)
Từ năm 2009 - 2014, KTNN khu vực II đã thực hiện được 38 cuộc kiểm toán chủ yếu là các cuộc kiểm toán NSĐP tại các tỉnh trên địa bàn, kiểm toán các dự án và một số cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán tại các Tổng công ty nhà nước. Các cuộc kiểm toán do KTNN khu vực II thực hiện trong
Formatted: Font: Bold, Italic, Vietnamese (Vietnam), Check spelling and grammar
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Font: Vietnamese (Vietnam), Expanded by 0.2 pt
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Font: Bold, Vietnamese (Vietnam), Expanded by 0.2 pt
những năm qua đều là kiểm toán sau và thực hiện kiểm toán thường niên theo kế hoạch kiểm toán tổng quát năm của KTNN, trong đó có 01 cuộc kiểm toán là do địa phương đề nghị và được Tổng KTNN chấp thuận thành lập đoàn kiểm toán.
Qua kiểm toán tại các địa phương và các Tổng công ty cho thấy: Một trong những yếu tố không thể thiếu được để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của KTNN nói chung và KTNN Khu vực II nói riêng đó là năng lực của đội ngũ KTV, chính nhờ năng lực của đội ngũ KTV, KTNN khu vực II ngày càng được nâng cao, vì vậy trong 06 năm qua, KTNN khu vực II đã phát hiện có nhiều sai phạm trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; đã kiến nghị tăng thu, giảm chi cho ngân sách nhà nước và đưa vào quản lý qua ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng góp phần vào công tác phòng chống lãng phí, thực hành tiết kiệm và phòng chống tham nhũng (Số liệu thể hiện tại bảng 3.1).
- Đối với lĩnh vực kiểm toán thu Ngân sách: Đã chỉ ra được một số hạn chế, bất cập trong công tác lập và giao dự toán thu NSNN của NSĐP, cụ thể như:
+ Đối với dự toán thu ngân sách huyện, xã: Khi lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, hầu hết tại các xã được kiểm toán chủ yếu dựa trên số thu NSNN do HĐND, UBND tỉnh giao; việc xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn chưa căn cứ vào tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội hằng năm của ĐP; dự toán thu khi xây dựng chưa sát với thực tế các nguồn thu trên địa bàn; chưa bao quát hết các nguồn thu, còn để sót một số nguồn thu không đưa vào dự toán ngân sách hàng năm; Việc giao dự toán thu cho các xã, phường, thị trấn của các huyện, thị xã, thành phố chưa sát đúng với thực tế, chưa đạt mức tăng tối thiểu hàng năm theo quy định của Chính phủ và Quốc Hội; còn mang tính ỉ lại, trông chờ vào cấp trên, chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo để phát triển
tăng nguồn thu cho NSNN; Một mặt các huyện, xã, thị trấn khi giao dự toán còn có tư tưởng giao thấp với mục đích là dễ hoàn thành kế hoạch được tỉnh giao và đồng thời có nguồn tăng thu ngân sách tạo nguồn để lại cho huyện điều hành các nhiệm vụ của địa phương.
+ Đối với dự toán thu ngân sách cấp tỉnh: Khi xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh, về nguyên tắc là phải tổng hợp số thu NSNN từ các huyện, thành phố, thị xã; Việc xây dựng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của địa phương, trong đó chủ yếu là dựa vào số thu ngân sách của các đơn vị do tỉnh quản lý, như thu cấp quyền sử dụng đất, thu ngoài quốc doanh, phí và lệ phí...; Việc xây dựng dự toán thu chưa căn cứ vào số TW giao, còn thiếu căn cứ, cơ sở khoa học, chưa bao quát hết các nguồn thu, chưa thực sự căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng năm, số ước thực hiện năm trước....Hằng năm, trên 90% số địa phương được kiểm toán việc giao dự toán thu chưa đảm bảo mức tăng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu là để dễ hoàn thành kế hoạch và có nguồn tăng thu để điều hành chung; do một phần năng lực còn hạn chế của HĐND cấp địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật NSNN. Vì vậy thông thường tại các địa phương thực hiện dự toán vượt từ 20% đến 50% so với năm trước và dự toán được giao; cá biệt có một số chỉ tiêu vượt dự toán hàng trăm phần trăm. Dự toán lập và giao thấp đã làm giảm tính tích cực và chủ động trong việc khai thác các nguồn thu, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc để nợ đọng ngân sách lớn.
+ Trong công tác quản lý thu: Qua kiểm toán cho thấy nợ đọng thu ngân sách còn lớn, nguyên nhân chủ yếu là ngành thuế chưa có các biện pháp hữu hiệu, kiên quyết về việc xử lý chậm nộp; còn có những sai sót trong chấp hành chế độ thu nộp (tiền đã thu được nhưng do đã hoàn thành kế hoạch năm nên chuyển nộp kế hoạch năm sau). Tiền thu sử dụng đất là khoản thu lớn của
NS vì vậy tại một số địa phương đã xẩy ra tình trạng, thu nộp không kịp thời vào NSNN hoặc đã xẩy ra hiện tượng thu cao hơn giá quy định để lấy phần chênh lệch đưa vào điều hành chung của địa phương. Trong quản lý, theo dõi các nguồn thu tại địa phương thiếu tính chặt chẽ; còn có hiện tượng bỏ sót nguồn thu, thu không có biên lai thu theo quy định của Bộ Tài chính, thu không đúng phân cấp, hoặc có khoản thu chưa được hạch toán đầy đủ các khoản thu vào ngân sách, một số địa phương tự đặt ra các khoản thu phí, thu khác không có trong quy định của Chính phủ và HĐND tỉnh; một số khoản thu bị thất thu do công tác quản lý chiếm dụng nguồn thu của NSNN. Đối với 03 tổng công ty nhà nước được kiểm toán vẫn còn tình trạng kê khai thực hiện nghĩa vụ với NSNN chưa đầy đủ và kịp thời theo quy định, trong tập hợp và hạch toán chi phí vẫn còn những tồn tại.
+ Về Báo cáo quyết toán thu NSĐP nhìn chung đã tập hợp cơ bản đầy đủ các khoản thu vào NSNN, đảm bảo khớp đúng về tổng số giữa các cơ quan, như: Thuế, Tài chính, Kho bạc Nhà nước, tuy nhiên về chi tiết hầu hết tại các địa phương chưa khớp đúng do chưa thống nhất về chỉ tiêu báo cáo. Tại một số địa phương còn hạch toán, quyết toán sai mục lục NSNN, hoặc cố tình hạch toán nhầm lẫn dẫn đến điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách chưa chính xác.
- Đối với lĩnh vực kiểm toán chi ngân sách
+ Trong kiểm toán kiểm toán dự toán đã phát hiện sai sót như sau: Việc xây dựng dự toán của một số địa phương khi lập chưa căn cứ váo số nhu cầu thực tế của các đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách, chưa bám sát các định mức của HĐND, UBND tỉnh và các định mức quy định của Bộ Tài chính và Chính phủ; việc lập dự toán còn thiếu căn cứ (kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên); Khi giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, nhiều địa phương không giao hết và giao chi tiết mà để lại phân bổ sau sai quy định của
Chính phủ và Bộ Tài chính; dự phòng ngân sách giao thấp hơn cấp trên giao không đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước...
+ Trong kiểm toán thực hiện dự toán: Nhiều địa phương còn những sai sót và bất cập trong quản lý điều hành ngân sách (chiếm tỷ lệ 87% số địa phương được kiểm toán), như: Quản lý, sử dụng nguồn tăng thu, dự phòng ngân sách, nguồn tiền đất; nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên; Chương trình MTQG...không đúng quy định của Luật NSNN; hỗ trợ các đơn vị không thuộc nhiệm vụ phân cấp. Hầu hết các địa phương được kiểm toán khi sử dụng nguồn tăng thu đều không có phương án sử dụng thống nhất bằng văn bản với thường trực HĐND cấp địa phương; sử dụng các nguồn kinh phí không đúng thứ tự ưu tiên theo quy định. Không ít địa phương còn sử dụng các nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu sai nội dung, tính chất của nguồn kinh phí.
+ Chi đầu tư XDCB: Tại các dự án đầu tư thuộc NSĐP được kiểm toán còn tồn tại những sai sót trong công tác chuẩn bị đầu tư; công tác tư vấn thiết kế, dự toán; thẩm định phê duyệt thiết kế dự toán chất lượng còn nhiều hạn chế; tại các dự án được kiểm toán còn nhiều sai sót nhưng không được phát hiện nên gây khó khăn trong giai đoạn thi công, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Công tác tổ chức thực hiện đấu thầu tại các địa phương được kiểm toán nhiều dự án còn mang tính hình thức, chiếu lệ; kết quả trúng thầu nhiều dự án quá thấp không có tác dụng kích thích cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư. Công tác tổ chức thi công, giám sát, nghiệm thu khối lượng, thanh quyết toán vốn đầu tư cũng còn nhiều sai sót; trình độ chuyên môn của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cấp địa phương còn nhiều hạn chế và bất cập; việc thẩm định, phê duyệt quyết toán đưa công trình vào sử dụng của một đơn vị có chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật xây dựng và các văn bản hiện hành... Qua kiểm toán chi đầu tư
XDCB thuộc NSĐP giai đoạn từ 2009-2014 đã kiến nghị giảm chi 607.619,7 Tr.đồng (chủ yếu do chi sai thu hồi nộp NS, giảm thanh toán do quyết toán sai, giảm quyết toán khi chưa đủ thủ tục, giảm giá trị trúng thầu và giảm khác).
+ Công tác quản lý chi thường xuyên:Qua kiểm toán tại một số địa phương, đã chỉ ra một số sai sót trong quản lý sử dụng và quyết toán chi thường xuyên như: Chi sai chế độ, vượt định mức, chi không đúng nội dung nguồn kinh phí, chứng từ không đầy đủ điều kiện quyết toán...
- Trong khâu lập báo cáo quyết toán ngân sách: Hầu hết các tỉnh được kiểm toán khi tổng hợp số liệu quyết toán chỉ dựa trên số thực rút tại Kho bạc nhà nước, chưa căn cứ vào số thực chi nên báo cáo quyết toán chi ngân sách chưa chính xác và trung thực. Số liệu quyết toán giữa các cơ quan tổng hợp chưa khớp đúng do giữa các cơ quan này chưa thống nhất về chỉ tiêu báo cáo; còn quyết toán một số khoản sai chế độ, vượt chế độ quy định phải giảm quyết toán thu hồi nộp trả NSNN; một số khoản chi không đủ điều kiện quyết toán, chi sai nguồn,... tại các đơn vị sử dụng ngân sách, qua kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị xử lý nên Báo cáo quyết toán chi NSĐP chưa đảm bảo tính chính xác và trung thực. Tổng hợp kết quả kiểm toán giai đoạn 2009-2014 đã giảm chi thường xuyên: 873.113,7 Tr.đồng
3.1.4.2. Các nhân tố năng lực công chức ảnh hưởng đến kết quả Kiểm toán của KTNN Khu vực II
Để có được những kết quả kiến nghị kiểm toán khả quan kể trên, ngoài các yếu tố như sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban cán sự đảng, Tổng KTNN, của BCH đảng ủy, lãnh đạo KTNN khu vực II, sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác kịp thời của các đơn vị được kiểm toán thì yếu tố chính để đưa đến kết quả đó chính là năng lực công chức của KTNN khu vực II, những người trực tiếp làm công tác kiểm toán và được thể hiện rất rõ trên các nhân tố như:
- Năng lực nghề nghiệp: Đây là một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng kết quả hoạt động của KTNN khu vực II. Vì hoạt động kiểm toán là một hoạt động chuyên môn mang tính đặc thù, trong đó KTV là những chuyên gia trong từng lĩnh vực trên cơ sở kiến thức đã được đào tạo, tích lũy cộng với kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra những ý kiến đánh giá nhận xét về tình hình kiểm toán của các đơn vị, đánh giá hiệu quả hoạt động của các khách thể kiểm toán. Vậy nên, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của công chức đóng vai trò quan trọng nhất quyết định chất lượng hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn kiểm toán, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của kết quả kiểm toán.
- Đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử: Đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử của công chức, KTV KTNN khu vực II ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kiến nghị kiểm toán trong những năm qua. Thông thường các hành vi ứng xử đối với các nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm: đơn vị được kiểm toán, đồng nghiệp và những người có liên quan trong hoạt động nghề nghiệp của công chức KTV. Do đặc thù của hoạt động kiểm toán đối tượng rất đa dạng nhiều thành phần nhiều lứa tuổi nên việc thể hiện ứng xử với đối tượng có liên quan trong hoạt động kiểm toán phần nào cũng tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán diễn ra thuận lợi hơn. Việc thể hiện tốt đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử nghĩa là chấp hành nghiêm chỉnh chuẩn mực KTNN số 30 - Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà đó là giá trị cốt lõi của ngành KTNN đã được quy định hóa, có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tất cả nhân lực của ngành KTNN. Hành vi đạo đức của Kiểm toán viên nhà nước là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo uy tín của Kiểm toán nhà nước. Bất kỳ vi phạm nào về tư cách đạo đức nghề nghiệp hay bất kỳ một thái độ cư xử chưa thỏa đáng nào trong cuộc sống cá nhân của kiểm toán viên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tính liêm chính, chất lượng và hiệu lực của hoạt
động kiểm toán; ảnh hưởng đến uy tín về năng lực và độ tin cậy của Kiểm toán nhà nước. Vì vậy, việc chấp nhận và áp dụng những quy định về đạo đức đối với các Kiểm toán viên nhà nước sẽ làm tăng uy tín và độ tin cậy của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước..
- Năng lực thể chất, tâm lý: Là yếu tố thuộc về bẩm sinh và tư chất của con người. Đây là nhân tố đóng vai trò tiền đề cho mọi năng lực, là điều kiện tự nhiên cần thiết để hình thành và phát triển năng lực, là điều kiện cần cho mọi loại lao động tuy nhiên đối với những dạng lao động trí óc ở trình độ cao của KTV thì năng lực trí tuệ biểu hiện ở các chức năng tâm lý như khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng khái quát hóa, phân tích…Nói chung các tiêu chuẩn về năng lực thể chất tâm lý rất quan trọng nhưng nó chỉ là điều kiện cần cho