Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Bước 1: Thu thập thông tin xác định cơ sở lí luận về đối tượng nghiên cứu đảm bảo thống nhất với lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học để đề xuất báo cáo nhà trường.
Bước 2: Tìm tài liệu nghiên cứu liên quan đề tài đề xuất để tìm cơ sở lí luận, các khái niệm trong đề tài. Bước này tập trung về tổng quan tài liệu nghiên cứu làm rõ các khái niệm của đề tài, tổng quát cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, từ đó định hướng thực hiện thu thập dữ liệu, tài liệu từ các báo cáo của lãnh đạo đảng, nhà nước; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo KTNN; KTNN những năm gần đây và của KTNN khu vực II.
dữ liệu, tài liệu phục vụ giải quyết vấn đề nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu của luận văn gắn với đề tài đề xuất và yêu cầu của Nhà trường quy định.
Bước 4: Thu thập tài liệu, xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin, số liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của KTNN và KTNN khu vực II.
Bước 5: Nghiên cứu các quy định hiện hành, các tài liệu và tìm hiểu các bài viết, các đề tài nghiên cứu khoa học về một số định hướng của KTNN để sàng lọc phục vụ cho đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu và nêu kết luận cho toàn bộ phần nghiên cứu;
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn
Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn là cách tiến hành thu thập tài liệu chuyên môn để đọc, nghiên cứu tại chỗ và nếu cần thiết có thể thực hiện tra cứu thông tin qua mạng internet theo lĩnh vực vấn đề nghiên cứu, từ thực trạng để phân tích và nêu những giải pháp có hiệu quả trong công tác Quản lý nhân lực KTNN khu vực II.
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp đư ợc vận dụng trong nghiên cứu kiến thức chuyên môn nhằm tóm tắt, tổng kết về kết quả của dữ liê ̣u đã thu thập phù hợp để nêu bật những thông tin quan tro ̣ng cần tìm hiểu và ph ục vụ cho việc nghiên cứu. Qua các số liệu, tài liệu thu thập về nguồn nhân lực KTNN và KTNN khu vực II để trình bày mô tả vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải quyết.
Phương pháp thống kê mô tả áp dụng trong tiến hành thu thập số liệu báo cáo, trình bày số liệu và lượng hóa thành biểu đồ hình cột về các số liệu đã được tổng hợp về nhân lực KTNN khu vực II để thực hiện mô tả đánh giá thực trạng về vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện chủ yếu tại các phần nội dung về đánh giá thực trạng Thực trạng quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước khu vực II, qua đó làm cơ sở cho tác giả đề xuất các Định hướng và Giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực Kiểm toán nhà nước khu vực II.
2.2.4. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp
Đây là hai phương pháp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Phương pháp phân tích được sử dụng trước hết để xem xét những ưu nhược điểm của những quan niệm về quản lý nhân lực. Sau đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát những những vấn đề liên quan đến khung lý luận về quản lý nhân lực nói chung, quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước nói riêng cũng như xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động này.
Phương pháp phân tích còn được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý nhân lực của nhà nước ở kiểm toán nhà nước khu vực II, theo khung khổ lý luận và thực tiễn đã xây dựng ở chương 1. Sau đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để chỉ ra những ưu nhược điểm của hoạt động này. Trên cơ sở những vấn đề được bàn ở chương 1 và 3, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đề xuất các quan điểm và giải pháp ở chương 4. Sau đó, phương pháp phân tích được sử dụng để lý giải vì sao tác giả lại đưa ra các quan điểm và giải pháp đó.
2.2.5. Phương pháp lô gich
Để xây dựng khung khổ lý thuyết về quản lý nhân lực của kiểm toán nhà nước, phương pháp lô gich được sử dụng đề làm rõ những mối quan hệ bên trong của các khái niệm, phạm trù liên quan đến vấn đề này. Phương pháp này còn được sử dụng để kết nối chương 1 với chương 3 và chương 4: việc phân tích thực trạng ở chương 3 và đề xuất quan điểm ở chương 4 đều được dựa trên khung khổ lý thuyết và thực tiễn ở chương 1.
2.2.6. Các phương pháp khác
Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như so sánh, thống kê, mô tả, nghiên cứu tình huống, phụ lục tham khảo… để chỉ ra những kết quả, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của
các hạn chế đó trong hoạt động cho vay quản lý nhân lực vào các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng này trong thời gian tới.
Nguồn số liệu, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là từ các báo cáo hoạt động hàng năm của kiểm toán nhà nước khu vực II. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số số liệu từ Báo cáo của Kiểm toán nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, trong khuôn khổ một luận văn, tác giả chưa có điều kiện để tiếp cận số liệu cũng như đưa ra được một khung phân tích đánh giá, đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội một cách đầy đủ về hiệu quả của hoạt động quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước khu vực II.
Chính vì vậy, trong phạm vi nguồn số liệu, tài liệu thu thập được, luận văn đã sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra các kết luận nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng này trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC KHU VỰC II
3.1. Tổng quan về Kiểm toán nhà nƣớc khu vực II
3.1.1. Khái quát quá trình hình thànhvà phát triển của KTNN khu vực II vực II
Tên đơn vị: Kiểm toán Nhà nước Khu vực II.
Địa chỉ: Số 6A – Đường Trường Thi- Thành Phố Vinh tỉnh Nghệ An. Tổng số công chức và người lao động có đến 8/2015: 96 người.
KTNN khu vực II được thành lập theo Quyết định 401/QĐ-TTg ngày 4/1/2002 của Thủ Tướng Chính phủ (tên gọi là KTNN Bắc Miền Trung, sau này đổi tên là KTNN khu vực II). Khi mới được thành lập địa bàn hoạt động của Kiểm toán Nhà nước khu vực II được phân công phụ trách 06 tỉnh Bắc miền Trung, nhưng thực tế đảm nhận kiểm toán 10 tỉnh bao gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và 6 tỉnh Bắc miền Trung từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế.
Khi mới thành lập năm 2002, Kiểm toán Nhà nước khu vực II chỉ có 1 đồng chí Kiểm toán trưởng và 1 lái xe, đến đầu năm 2003, Kiểm toán Nhà nước mới tổ chức xét và thi tuyển được 20 cán bộ, kiểm toán viên. Cơ cấu tổ chức bộ máy năm 2003 có Kiểm toán trưởng, Phó kiểm toán trưởng, 1 trưởng phòng, 3 phó phòng phụ trách; các phòng trực thuộc có Văn phòng và 3 phòng Nghiệp vụ; Cùng với sự phát triển của ngành, các năm tiếp theo KTNN khu vực II đã từng bước lớn mạnh cả về số lượng công chức cũng như chất lượng trong nhiệm kiểm toán. Đến nay, sau 13 năm xây dựng và trưởng thành, Kiểm toán Nhà nước khu vực II đã cơ bản hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình chuyên nghiệp hóa gồm: Văn phòng, Phòng Tổng hợp, 03 phòng Kiểm toán ngân sách và 01 phòng Kiểm toán Đầu tư dự án. Tổng số
công chức và người lao động của KTNN khu vực II tính đến 30/5/2015 là 96 người, trong đó công chức là 85 người (lãnh đạo cấp Vụ: 03 người, lãnh đạo cấp phòng và công chức còn lại: 82 người); người lao động 11 người trong đó nhân viên lái xe hợp đồng theo NĐ 68 (hợp đồng dài hạn) 04 người, 01 hợp đồng chuyên môn có thời hạn và 06 hợp đồng ngắn hạn theo mùa vụ. Phân theo ngạch bậc công chức, đơn vị có 11 Kiểm toán viên chính, 01 chuyên viên chính; 05 chuyên viên; 59 Kiểm toán viên và 05 Kiểm toán viên dự bị; 03 cán sự và 01 nhân viên. Về trình độ chuyên môn đơn vị có 15 Thạc sỹ; có trên 20 người đang theo học Thạc sỹ; có 98% công chức đều tốt nghiệp đại họcvà nhiều người có 2 bằng Đại học (nguồn báo cáo nhân sự của KTNN khu vực II).
Trình độ lý luận chính trị cũng không ngừng được nâng cao, đến nay có 01 công chức có trình độ Cử nhân Chính trị; 6 công chức có trình độ lý luận chính trị Cao cấp; 04 công chức đang theo học lí luận chính trị Cao cấp, các công chức còn lại có trình độ lý luận chính trị Trung, Sơ cấp. Đội ngũ cán bộ công chức, KTV có cơ cấu hợp lý giữa các ngành nghề, có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước. Hàng năm có thể thực hiện từ 8 đến 10 cuộc kiểm toán. Ngoài ra Kiểm toán Nhà nước khu vực II còn thường xuyên cử các Kiểm toán viên tham gia với các đơn vị trong ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm toán chuyên đề và kiểm toán các Dự án đầu tư XDCB...
3.1.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy
Bộ máy hoạt động của KTNN khu vực II được tổ chức như sau:
1. Lãnh đạo cấp Vụ của KTNN khu vực II, gồm: Kiểm toán trưởng (Vụ trưởng) và các 02 Phó Kiểm toán trưởng (Phó Vụ trưởng).
2. Cấp phòng gồm: Văn phòng; Phòng Tổng hợp, 03 phòng Kiểm toán ngân sách và 01 phòng kiểm toán Đầu tư dự án. Phân bổ số lượng công chức, người lao động theo các phòng như sau:
+ Văn phòng: 17 người, trong đó có 07 công chức, 10 lao động hợp đồng. Trình độ của 07 công chức gồm: Cử nhân Luật 02 người, cử nhân kế toán 03 người; Trung và sơ cấp nghề: 02 người. Trong 07 công chức có 03 công chức đang theo học Thạc sỹ.
+ Phòng Tổng hợp: 17 người, trong đó có 16 công chức, 01 lao động hợp đồng chuyên môn. Trình độ 12 cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và 05 kỹ sư.
+ Phòng Kiểm toán Ngân sách 1: 14 người, trong đó: 11 cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán: 03 kỹ sư xây dựng, giao thông, thủy lợi.
+ Phòng Kiểm toán Ngân sách 2: 14 người, trong đó: 10 cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán; 04 kỹ sư xây dựng, giao thông, thủy lợi.
+ Phòng Kiểm toán Ngân sách 3: 14 người, trong đó: 13 cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Thống kế: 01 kỹ sư xây dựng dân dụng.
+ Phòng Kiểm toán Đầu tư dự án: 17 người, trong đó: 01 cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; 16 kỹ sư xây dựng, giao thông, thủy lợi.
Sơ đòng Kiểm toán Đầu tƣ dự án: 17 ngƣời, trong đó: 01
(Nguồn: Đề á n sắp xếp lại Bộ máy KTNN khu vực II năm 2014)
Kiểm toán trưởng
Hội đồng cấp vụ Các Phó Kiểm toán trưởng toán trưởng Văn phòng Phòng Tổng hợp Phòng Kiểm toán Ngân sách 1 Phòng Kiểm toán Ngân sách 2 Phòng Kiểm toán Ngân sách 3 Phòng Kiểm toán Đầu tư dự án
Formatted: Font: Bold, Vietnamese (Vietnam), Expanded by 0.2 pt
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Font: Bold, Italic, Vietnamese (Vietnam), Check spelling and grammar
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước Khu vực II Khu vực II
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KNNN khu vực II được tổ chức, hoạt động theo Quyết định số 605/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006 của Tổng KTNN và Quyết định số 2249/QĐ-KTNN ngày 29/12/2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về sửa đổi quyết định 605/QĐ- KTNN ngày 02/8/2006. Theo đó các chức năng chính mà Kiểm toán Nhà nước khu vực II thực hiện là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có chức năng giúp Tổng KTNN tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn khu vực II theo sự phân công của Tổng KTNN, cụ thể gồm các đối tượng sau đây: Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước; Các công trình, dự án đầu tư do UBND các cấp trên địa bàn khu vực quản lý làm chủ đầu tư; Các DNNN do các cấp thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực; Kiểm toán một số đối tượng khác do cơ quan Trung ương quản lý đóng trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng KTNN.
- Nhiệm vụ trọng tâm: KTNN khu vực II xác định là kiểm toán ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước của các tỉnh trên địa bàn, giúp HĐND và UBND các địa phương trên địa bàn quản lý tài chính ngân sách minh bạch, hiệu quả. Nắm bắt các thông tin về tình hình tài chính, ngân sách, đầu tư XDCB, và các thông tin có lien quan về quản lý và sử dụng, tiền và tài sản nhà nước phục vụ cho công tác kiểm toán; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị trình Tổng KTNN quyết định. Đề xuất Tổng KTNN quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP sau khi HĐND phê duyệt
Formatted: Font: Bold, Italic, Vietnamese (Vietnam), Check spelling and grammar
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán được Tổng KTNN giao. Xét duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và BCKT do các đoàn kiểm toán của đơn vị thực hiện trước khi trình Tổng KTNN. Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán hàng năm thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị báo cáo Tổng KTNN. Tham gia với Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và quyết toán NSNN hàng năm để Tổng KTNN trình Quốc hội.
- Nhiệm vụ cụ thể:
1. Nắm tình hình về tài chính, ngân sách, đầu tư XDCB, DNNN của các địa phương trên địa bàn do KTNN Khu vực II quản lý để phục vụ cho công tác kiểm toán; xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của đơn vị trình Tổng KTNN quyết định; đề xuất Tổng KTNN quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP sau khi HĐND phê duyệt quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán được Tổng KTNN giao.
2. Thực hiện kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia phạm vi kiểm toán của đơn vị theo kế hoạch đã được Tổng KTNN giao theo quy định.
3. Nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức nơi có hệ thống kiểm toán nội bộ và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN về việc sử dụng kết quả kiểm toán đó.
4. Xét duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán do các đoàn kiểm toán của đơn vị