B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.4. Các bài toán về vật chuyển động có chiều dài đáng kể
Bài 25: Một đoàn tàu chạy ngang qua một cây cột điện hết 8 giây. Với cùng vận tốc
đó, đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu.
Phân tích: Thời gian để đoàn tàu chui qua một đường hầm bằng thời gian vượt qua cột
điện cộng với thời gian đi được đoạn đường bằng chiều dài đường hầm.
Bài giải
Thời gian đoàn tàu đi được đoạn đường dài 260m là: 1 phút – 8 giây = 52 giây
260 : 52 = 5 (m/giây) Đổi: 5 m/giây = 18 km/giờ.
Chiều dài đoàn tàu là:
5× 8 = 40 (m)
Đáp số: 40m; 18 km/giờ.
Bài 26: Một đoàn tàu hỏa dài 200m lướt qua một người đi xe đạp ngược chiều với tàu
hết 12 giây. Tính vận tốc của tàu. Biết vận tốc của xe đạp là 18 km/giờ.
Phân tích: Khi tàu lướt qua một người đi xe đạp ngược chiều hết 12 giây thì tàu đi
được quãng đường bằng hiệu giữa chiều dài đoàn tàu với quãng đường người đi xe đạp đi 12 giây.
Bài giải
Đổi: 18 km/giờ = 5 m/giây.
Quãng đường người đi xe đạp đi 12 giây là: 5 × 12 = 60 (m)
Quãng đường tàu đi trong 12 giây là: 200 – 60 = 140 (m) Vận tốc của tàu là:
140 : 12 = 11 (m/giây) = 42 (km/giờ) Đáp số: 42 km/giờ.
Bài 27: Một ô tô gặp một xe lửa chạy ngược chiều. Một hành khách ngồi trên ô tô thấy
từ lúc đầu tàu đến toa cuối của xe lửa chạy qua khỏi mắt mình mất 7 giây. Tính xem mỗi giờ xe lửa đi được bao nhiêu ki-lô-mét, biết xe lửa có chiều dài là 196m và trung bình một phút ô tô đi được 960m.
Phân tích: Vì ô tô và xe lửa chạy ngược chiều nhau nên quãng đường xe lửa đi được
trong 7 giây bằng chiều dài của xe lửa trừ đi quãng đường ô tô đi được trong 7 giây.
Bài giải
Ô tô đi trong 7 giây được:
(960 × 7) : 60 = 112 (m) Xe lửa đi trong 7 giây được:
196 – 112 = 84 (m) Đổi: 1 giờ = 3600 giây.
(84 × 3600) : 7 = 43200 (m/giờ) Đổi: 43200 m/giờ = 43,2 km/giờ
Đáp số: 43,2 km/giờ.