Phương pháp làm bánh dinh dưỡng

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 113 - 128)

L ỜI GIỚI THIỆ U

5.Phương pháp làm bánh dinh dưỡng

Bánh đa dinh dưỡng cũng là một cách chế biến thức ăn cho trâu bò từ nguyên liệu sẵn có. Thành phần bánh dinh dưỡng có nhiều loại khác nhau nhưng nói chung gồm: chất cung cấp năng lượng (rỉ mật đường); chất cung cấp đạm (urê); chất cung cấp khoáng (vôi, bột cá); chất kết dính (xi măng, vôi tôi); ngoài ra còn có bột bã mía, bột vỏ lạc bột rơm... Bánh dinh dưỡng là loại thức ăn bổ sung, do đó khi sản xuất phải đạt yêu cầu: trâu bò thích ăn, không quá cứng, không dễ vỡ khi vận chuyển.

Nguyên liệu: Các nguyên liệu sử dụng trong bánh đa dinh dưỡng rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, giá thành hạ. Có thể sử dụng các công thức ở bảng 3.1.

114

Bảng 3.1. Một số công thức làm bánh đa dinh dưỡng cho bò Công thức 1 (%) Công thức 2 (%) Công thức 3 (%) Công thức 4 (%) Rỉ mật mía Urê Muối ăm Chất đệm (cám gạo loại hai, cám mì) Chất kết dính (vôi, sống, xi măng ) 50 10 5 25 10 Rỉ mật mía Bột bã mía Bột dây lạc Urê Hổn hợp khoáng Muối ăn Vôi bột 52 20 20 3 1 2 2 Rỉ mật Bột bã mía Cám gạo Urê Nấm men Vôi sống 25 30 15 10 14 6 Rỉ mật Bột dây lá lạc Cám gạo Urê Khoáng Muối ăn Bột sắn 40 30 10 4 1 5 10

116

Cách làm bánh dinh dưỡng:

1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu:

Khuôn ép: Khuôn có thể làm bằng sắt hay bằng gỗ cho từng loại khác nhau: + Loại 5 kg: Dài 200mm Rộng 200mm Cao 70m + Loại 10kg: Dài 250mm Rộng 200mm Cao 200mm

Có thể dùng khuôn bê tông, kích thước mỗi khuôn là 2 x3 x 0,2 m (tương đương với 1200kg). Sau đó cắt nhỏ:250 x 200 x 200mm ( tương đương với 10kg).

Định lượng các thành phần nguyên liệu:

Tùy theo khối lượng thức ăn cần sản xuất có thể định lượng các thành phần nguyên liệu theo công thức ghi ở bảng 8.2 theo các mẻ trộn 100kg, 200kg, 500kg và 1000kg.

Dụng cụ trộn:

Thùng trộn thủ công có thể làm bằng sắt hoặc xây bằng gạch có chiều cao 0,5m và dung tích phù hợp

117 với mẻ trộn cần thiết. Ngoài ra cần có xẻng, cào đảo, gậy khuấy, nếu có đầm dùi chạy điện càng tốt.

Các dụng cụđể xúc chứa v.v.. 2. Trình tự phối hợp

Bước 1: Trộn hỗn hợp 1

- Rỉ mật + urê + muối ăn

- Khuấy kỷ cho urê + muối hoà tan hết trong rỉ mật. Mùa đông trời lạnh nhiệt độ thấp cần hâm nóng rỉ mật để dễ khuấy tan urê.

Bước 2: Trộn hỗn hợp 2 - Chất đệm + kết dính

- Trộn thật kỹ chất đêm với chất kết dính. Bước 3: Trộn đều tất cả các nguyên liệu

- Đổ hỗn hợp ở bước 2 vào hỗn hợp ở bước1. - Khuấy đảo nhanh tay, liên tục (không được dừng) cho tới khi được một hổn hợp dẻo mịn có nhiệt độ 30-350C.

- Thời gian trộn khoảng 15 – 20 phút.

- Chú ý đến độẩm bằng cách dùng tay nắm lại, nếu thấy tạo được hình trong lòng bàn tay, khi buông ra không bị rã rời là được. Nếu quá nhão cho thêm 1 chút chất độn nhiều xơ. Nếu quá khô cho thêm một vài ki lô gam rỉ mật.

118 - Tùy theo khuôn đã chọn dùng xẻng xúc hổn hợp đổ vào khuôn.

- Ép mạnh phía trên (như ép gạch xỉ) và kết hợp xỉa đều (nhất là xỉa xung quanh) để loại trừ các khe hở, lỗ hỗng tạo sự liên kết đều, liên tục không xốp. Với khối lượng lớn có thể dùng đầm dùi để xỉa.

Chú ý ép khuôn:

+ Phải làm nhanh liên tục để lợi dụng nhiệt của hổn hợp ở 30-350C tạo khối liên kết tốt nhất.

+ Để nguyên cho hổn hợp tự khô trong khoảng từ 10-15 giờ (cách một đêm) sau đó tháo khuôn. Nếu là khuôn lớn thì dùng dao dây (giống như loại giao cắt đất làm gạch) cắt thành từng tảng nhỏ 10kg hoặc 5 kg. Buớc 5.Bao gói và bảo quản

Nếu đưa đi sử dụng ngay chỉ cần lót mỗi tảng một miếng giấy để tránh dính vào nhau.

Để bảo quản lâu cần dùng giấy xi măng hoặc giấy bao thức ăn hổn hợp để gói. Gói bằng loại giấy này có thể bảo quản được 6 tháng. Dùng nilông để gói có thể bảo quản được 12 tháng.

Bước 6: Sử dụng cho trâu bò ăn

- Đặt bánh dinh dưỡng vào nơi cao ráo sạch sẽ trong chuồng trâu bò (tránh để nước mưa hay phân, nước tiểu gia súc lẫn vào).

119 - Có thể đặt vào một cái rổ và treo vào chuồng phía đầu trâu bò, ngang với tầm mõm, để chúng dễ liếm hoặc ăn.

- Chỉ cho 1 bánh dinh dưỡng vào rổ, khi nào ăn hết mới cho ăn bánh mới.

- Một trâu hay bò hàng ngày có thể ăn được từ 0,4-0,6 kg bánh dinh dưỡng này.

- Cần cho ăn bánh dinh dưỡng liên tục.

- Tuyệt đốt không hòa tan bánh dinh dưỡng vào nước để cho uống tránh làm gia súc ngộđộc urê, có thể gây chết đột ngột.

- Có thể sử dụng bánh dinh dưỡng trong vòng 2-3 tháng kể từ sau khi sản xuất.

120 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ GIẢI THÍCH VỀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỨC ĂN THỰC VẬT TRO (CHẤT KHOÁNG) THỨC ĂN THỰC VẬT NƯỚC CHẤT KHÔ CHẤT HỮU CƠ

CHIẾT CHẤT ETHER (MỠ THÔ)

CARBOHYDRA TES DẪN XUẤT KHÔNG NITƠ (TINH BỘT ĐƯỜNG…) XƠ THÔ (CELLULOSE, HEMICELLULOSE, LIGNIN) PROTEIN THÔ (N x 6,25) carbohydrates

121 1- Chất khô là phần thức ăn đã loại bỏ nước. Chất khô (CK) = 100 - nước 2- Chất hữu cơ là phần chất khô thức ăn loại bỏ chất khoáng (còn gọi là tro). Chất hữu cơ (CHC) = Chất khô - Tro

3- Chất khoáng còn gọi là tro, bao gồm các nguyên tố đa lượng (Ca, P , S, Mg, K, Na, K, Cl) và các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Zn, Co ,Mn, I, Se, Mo...). Chất khoáng còn được chia thành 2 loại là khoáng hoà tan trong axit HCl và khoáng không tan trong axit HCl (thường gọi là cát sạn).

4- Protein thô gồm có protein thuần và các hợp chất N phi protein.

3- Chiết chất ether còn gọi mỡ thô hay lipid, đó là các dầu mỡ động thực vật, các lipit phức tạp như glycolipit, phmospholipit...

5- Carbohydrat bao gồm hai nhóm chất, đó là dẫn xuất vô

đạm (tinh bột, đường, pectin, inulin, một số axit hữu cơ...) và xơ thô (cellulose, hemicellulose và lignin).

6- Phân biệt xơ thô và thành phần vách tế bào thực vật: +Xơ thô theo phương pháp W eende là phần chất hữu cơ của thức ăn còn lại sau khi xử lý bằng dung dịch axit H2SO4 loãng và KOH loãng.

+Thành phần vách tế bào theo phương pháp xác định của Goering và V an Soest (1970) gồm:

NDF (Neutral Detergent Fiber): là chất xơ của thức ăn còn lại sau khi xử lý bằng dung dịch trung tính, đó là tổng gluxit thành tế bào.

122

ADF (Acid Detergent Fiber): là chất xơ của thức ăn còn lại sau khi xử lý bằng dung dịch axit, gồm toàn bộ cellululose và lignin.

Hemicellulose = NDF – ADF Cellulose = ADF – Lignin

Tóm tt: Cellulose ADF Lignin NDF Hemicellulose

123

PHỤ LỤC 2:

THANH PHẦN HOA HỌC V A GIA TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CHO GIA SUC NHAI LẠI Ở MIỀN TRUNG

Vật chất khô (%) Năng lượng trao đổi (MJ/kg VCK)

Protein thô (%) Xơ trung tính (NDF) % Loại thức ăn n TB BĐ n TB BĐ n TB BĐ n TB BĐ Cỏ tự nhiên 69 24,2 13,8-41,4 13 9,1 8,7-9,8 69 12,0 6,8-21,6 54 62,3 49,4-73,5 Rơm lúa 22 87,2 52,8-94,4 16 8,5 7,8-9,2 22 5,7 4,5-7,6 6 70,1 62,9-73,2 Cây ngô 17 34,4 23,2-61,6 4 9,1 8,1-11,8 17 7,9 1,6-13,0 12 66,2 58,8-71,9 Lá sắn 5 19,5 15,8-24,8 5 11,0 9,7-12,5 5 26,5 20,5-30,4 Ngọn mía 11 27,2 18,0-31,6 6 9,2 8,7-9,8 11 5,3 2,5-9,3 5 65,3 47,4-76,5 Thân lá lạc 8 25,1 18,4-34,2 8 9,8 8,1-10,5 8 16,1 8,5-19,3 Dây lang 6 12,5 9,9-20,0 2 9,7 9,0-10,5 6 16,5 11,0-21,7 Thân chuối 2 14,1 5,7-22,5 2 9,2 8,5-9,9 2 11,7 10,5-12,9 Cỏ V oi 87 16,0 6,7-29,3 22 8,9 8,2-9,5 87 13,2 4,5-29,8 60 63,0 39,7-84,4 Cỏ Sả 27 20,6 11,1-29,7 20 9,1 8,4-11,7 27 12,1 4,9-22,5 4 71,5 62,7-76,0 Keo dậu 1 25,7 25,9-25,9 1 11,8 11,8-11,8 1 28,5 28,5-28,5 Dâm bụt 3 20.,6 18,5-22,3 2 10,3 10,1-10,5 2 18,7 18,5-18,9 2 32,6 32,3-32,8 Lá Dâu 3 31,7 30,2-33,8 2 12,0 11,3-12,6 3 22,6 20,8-24,8 2 23,0 22,5-23,5 Lá mít 1 43,0 43,0-43,0 1 10,0 10,0-10,0 1 17,2 17,2-17,2 Cám gạo 22 89,1 80,4-92,1 6 11,6 9,6-12,7 22 11,8 7,9-15,4 Bột sắn 8 88,5 86,3-90,1 3 12,2 12,1-12,3 8 2,6 1,7-3,3 Củ sắn tươi 13 29,6 24,0-36,3 12 12,1 11,6-12,0 13 3,1 1,3-4,1 Bã sắn khô 2 87,6 86,2-89,0 2 12,2 11,4-11,4 2 2,2 2,0-2,3 Bã sắn tươi 3 15,3 10,0-18,0 2 11,8 11,6-12,0 3 2,1 1,8-2,6 Rỉ mật 3 75,4 63,1-85,1 1 11,4 11,4-11,4 3 10,2 2,5-14,1

124

PHỤ LỤC 3: THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHỤ PHẨM CHÍNH Ở VIỆT NAM (POZY VÀ CS, 1998)

Loại thức ăn % VCK % CP % Mỡ % Xơ % Tro % Ca % P UFL PDIE PDIN

Khô dầu lạc 90,80 45,54 6,96 5,25 5,74 0,95 167 295 Cám mỳ loại 1 87,58 15,00 4,50 10,50 4,00 014 0,67 0,88 98 107 Cám mỳ loại 2 90,45 13,00 3,50 12,50 6,00 0,19 0,93 0,90 94 96 Bã dong riềng 15,05 0,68 1,85 0,80 0,05 0,03 0,15 10 4 Ngọn mía 18,04 0,86 0,23 5,40 1,07 0,06 0,04 0,12 11 5 Rỉ mật 63,06 1,58 0,75 2,55 0,46 0,09 0,94 57 10 Bã bia 25,20 7,54 1,86 3,10 1,05 0,07 0,16 0,16 58 58

Cây ngô già 31,06 2,31 8,99 3,61 0,31 0,05 0,22 20 14

Bẹ ngô rau 17,70 1,42 0,41 4,01 0,66 0,02 0,07 0,15 14 9 Bã sắn tươi 10,00 0,18 0,04 1,29 0,16 0,05 0,02 0,06 7 1 Bã sắn ủ 15,43 0,32 0,05 2,87 0,29 0,10 0,03 0,10 11 2 Dây khoai lang 14,80 2,93 0,34 2,16 2,46 0,30 0,07 0,16 16 18 Dây + củ nhỏ 20,69 3,71 0,51 5,26 2,22 0,33 0,08 0,17 20 23 Bột cá 89,18 29,35 1,74 1,89 44,57 13,05 1,26 0,80 183 218 Bỗng rượu 15,76 4,32 1,27 0,78 0,65 0,03 0,13 0,10 34 33 Cám gạo 89,38 12,06 10,06 7,10 7,13 0,18 1,08 0,73 87 81 Rơm lúa 92,24 5,54 2,06 28,67 15,03 0,41 0,03 0,62 53 34 Khô dầu đậu tương 88,84 41,17 1,28 5,99 6,79 0,47 0,52 0,95 155 265

126

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Nguyễn Xuân Bả (2006). Đánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm (Morus alba), cây dâm bụt

(Hibiscus rosasinensis L.) Làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

Cook B., Pengelly B., Brown S., Donnelly J., Eagles D., Franco A., Hanson J., Mullen B., Partridge I., Peters M., Kraft R. S. (2005)

Tropical Forages. CD Rom

FAO, 1998. Tropical feeds, 8th Edition. FAO, Rome (http://www.fao.org/W AICENT/FAOINFO/AG RICUL T/AGA/AGAP/FRG/conf96.htm/guo.ht m)

Pozy P ., D. Dehareng và Vũ Chí Cương (2002) Nuôi dưỡng bò ở miền Bắc Việt Nam: Nhu cầu dinh dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2004).

Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2004.

Nguyễn Thiện (2004). Trồng cỏ nuôi bò sữa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2004.

127

Nguyễn Xuân Trạch (2004). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2004.

Viện chăăn nuôi quốc gia (1995). Thành phần và giá trị dinh duỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1995.

128 Chịu trách nhiệm xuất bản ... Phụ trách bản thảo ... Trình bày bìa ... In 1.000 bản khổ 13 × 19cm. Chế bản và in tại Xưởng in NXBNN. Giấy chấp nhận đăng ký KHXB số.... do Cục Xuất bản cấp ngày ... . In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2006.

Nhà Xuất Bản Nông nghiệp D14 - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 8.523887 - 8.521940 - Fax: 04.5.760748 Chi nhánh Nhà Xuất Bản Nông nghiệp 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận I - Tp. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 113 - 128)