CỎ GÀ/CỎ CHỈ (Cynodon dactylon )

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 34 - 38)

L ỜI GIỚI THIỆ U

6.CỎ GÀ/CỎ CHỈ (Cynodon dactylon )

6.1. Nguồn gốc

Cỏ gà có nguồn gốc ở Châu Phi và phân bố rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới nóng. Ở Việt Nam, cỏ gà mọc ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhưng không

35 phải là giống cỏ gà tốt. Cỏ gà nhập nội được trồng ở nhiều nơi như Ba vì, Mộc Châu, Tân Sơn Nhất... 6.2. Đặc điểm chung Cỏ gà là giống cỏ lâu năm, tạo thành thảm, thân và cành nhỏ, hình trụ và rỗng ở giữa. Thân có 3 loại: đứng, bò và ngầm hay củ. Lá cỏ gà ngắn, có hình dài nhọn đầu, mặt lá nhẵn, mép lá hơi nhám, bẹ lá ngắn và lưỡi bẹ lá có lông thưa. Lá dính vào thân có góc độ khác nhau tùy theo giống. Cụm hoa già có từ 2-5 bông, bông hoa hình ngón đơn và mảnh, dài 2,5 -5cm, bông hoa có màu lục hay màu tím. Hoa lưỡng tính. Sức sống của hạt kém. Tốc độ sinh trưởng của cỏ gà nhanh. Tùy tính chất đất, có nơi cỏ gà phát triển chậm hơn cỏ Pangola. Muốn thiết lập một thảm cỏ cần 120-140 ngày . Khi theo dõi sự sinh trưởng bộ rễ của chúng thấy độ sâu đạt được tối đa là 75cm.

Cỏ gà sinh trưởng trong mùa hè, thích nghi với điều kiện nhiệt đới và bao giờ cũng đòi hỏi nhiệt độ cao. Cỏ thích hợp với lượng mưa hàng năm từ 625 - 1750 mm. Có giống phát triển mạnh ở nhiệt độ Hình 8: Cỏ Gà (Cynodon Dactylon)

36

390C hay hơn nữa. Ở nhiệt độ 10-150C cỏ này sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cỏ sinh trưởng là trên 240C, và trong khoảng 17 - 350C. Ở Việt Nam, cỏ gà mọc phổ biến ở ven đường, có khả năng chịu hạn hán, nước ngập tạm thời, ưa sáng nhưng có thể mọc dưới bóng. Năng suất cỏ giảm xuống nhanh chóng khi tăng bóng rợp. Tuy là cỏ chịu hạn nhưng ưa nước. Ngừng sinh trưởng trong mùa đông và có thể chết vì sương muối khi nhiệt độ xuống thấp. Tuy nhiên, nó tái sinh nhanh trong mùa xuân hoặc đầu hè.

6.3. Năng suất

Cỏ gà có năng suất thay đổi nhiều, phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật canh tác, mùa vụ và lượng phân bón, đặc biệt là lượng ni tơ. Có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Năng suất giảm dần theo tuổi sử dụng. Nhìn chung, năng suất chất khô hàng năm vào khoảng 5 - 15 tấn/ha

Bảng 1.9. Ảnh hưởng thời gian sinh trưởng đến năng suất cỏ gà (tấn chất khô/ha)

Tuần tuổi 4 6 8

Năng suất 11,5 14,4 17,1 - 20,7

6.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng Bảng 1.10. Thành phần hoá học của cỏ gà (%) Bảng 1.10. Thành phần hoá học của cỏ gà (%) Đặc điểm Chất Tính theo vật chất khô

37

Mẫu

khô Pro. Xơ Tro Mỡ DXKĐ

Tươi, 6 tuần tuổi 29,5 14,2 26,6 12,4 1,9 44,9 Tươi, 10 tuần tuổi 39,8 13,2 29,4 12,0 1,5 43,9 Tươi, 14 tuần tuổi 36,3 11,9 28,5 11,3 1,8 46,5 Khô, 35 ngày - 10,9 30,5 8,7 1,8 48,1 Khô, 45 ngày - 12,0 27,3 10,7 2,9 47,1 Khô, 55 ngày - 10.4 27,9 9,9 3,0 48,8 Tươi, giữa ra hoa 29,0 9,4 30,8 9,9 2,0 50,9

Gía trị dinh dưỡng chung của cỏ phụ thuộc vào tuổi cắt, lượng phân bón. Hàm lượng protein thô từ khoảng 3-9% ở cỏ già và khoảng 20% ở cỏ non, phân bón tốt. Tỷ lệ tiêu hoá chất khô của cỏ diễn biến từ 40-69%. Cỏ có tính ngon miệng cao cho gia súc khi còn non và chếđộ phân bón tốt.

6.5. Sử dụng

Cỏ gà được coi là loài cỏ dại ở đất hoang, không thích hợp cho các đồng cỏ tạm thời vì rất khó diệt. Tuy vậy cỏ gà rất có ích và có giá trị cho đồng cỏ lâu năm, và nó chịu được sự dẫm đạp cao. Có thể làm cỏ khô và trồng giữ ẩm cho đất, chống xói mòn tốt cho vùng đất dốc.

38

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 34 - 38)