CỎ LÔNG PARA (Brachiaria mutica)

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 25 - 28)

L ỜI GIỚI THIỆ U

4.CỎ LÔNG PARA (Brachiaria mutica)

4.1. Nguồn gốc

Cỏ lông Para có nguồn gốc ở Nam Mỹ, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới. Cỏ này được đưa vào Nam bộ năm 1875 và Trung bộ năm 1930 rồi sau đó ra Bắc bộ. Hiện

26

nay được sử dụng ở nhiều nơi và là một trong các loại cỏ Hòa thảo tốt ở nước ta.

4.2. Đặc điểm chung

Cỏ lông Para là loài cỏ lâu năm thân có chiều hướng bò, có thể cao tới 1,5m. Thân và lá đều có lông ngắn. Cánh cứng to rỗng ruột, đốt dài 10-15cm, mắt 2 đầu đốt có màu trắng xanh. Các mắt ở đốt có

khả năng đâm chồi và rễ dài, lá dài đầu nhọn như hình tim ở gốc. Bẹ lá dài, lưỡi bẹ ngắn.

Cỏ lông Para là cỏ sinh trưởng trong mùa hè, thuộc cỏ lâu năm. Nhiệt độ sinh trưởng trung bình thích hợp 210C. Nó có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000m so với mực nước biển, thích hợp với những vùng có lượng mưa cao nhưng có thể tồn tại ở những vùng có lượng mưa thấp 500mm/ năm. Phát triển mạnh ở những nơi đất bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60cm), cỏ thường xuất hiện ở các bờ sông, suối, cống rãnh. Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn đất phèn... nhưng ưa đất phù sa, đồng bằng. Lông Para là cây cỏ nửa nước, nửa cạn và có thể sống được ở những nơi nước chảy.

27

4.3. Năng suất

Năng suất cỏ thay đổi theo thời gian sinh trưởng, mùa vụ và tính chất đất đai. Năng suất xanh của cỏ lông Para đạt 70-80 tấn/ha/năm, có nơi đạt 90-100 tấn/ha/năm. Đặc biệt, cỏ lông Para có khả năng phát triển tốt vào vụ Đông-Xuân nên nó chính là cây hòa thảo trồng cung cấp thức ăn xanh cho gia súc vào vụ này rất tốt.

4.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

Lá cỏ Para có tính ngon miệng cao song phần thân và cỏ già tính ngon miệng giảm rõ rệt khi nuôi gia súc. Giá trị dinh dưỡng của cỏ cao, mặc dù lượng chất khô ăn vào của gia súc chăn thả có thể giảm do hàm lượng nước cao và nước đọng trên lá và thân. Hàm lượng protein biến động từ 14-20% và tỷ lệ tiêu hoá chất khô 65-80% ở lá và 55-65% ở phần cành ngọn. Giá trị này giảm xuống chỉ còn 35-45% ở ngọn già.

Bảng 1.5. Thành phần dinh dưỡng của cỏ lông Para % Tính theo vật chất khô Đặc điểm Mẫu Chất khô Pro. thô Xơ thô Tro Mỡ DXKĐ Tươi, 6 tuần tuổi 29,5 14,2 26,6 12,4 1,9 44,9 Tươi, 10 tuần tuổi 39,8 13,2 29,4 12,0 1,5 43,9 Tươi, 14 tuần tuổi 36,3 11,9 28,5 11,3 1,8 46,5

28 Tươi, giữa ra hoa 29,0 9,4 30,8 9,9 2,0 50,9 Khô, thu 45 ngày - 12,0 27,3 10,7 2,9 47,1 Khô, thu 55 ngày - 10.4 27,9 9,9 3,0 48,8 4.5. Sử dụng

Cỏ lông Para không chịu được giẫm đạp do vậy chỉ nên trồng để thu cắt làm thức ăn xanh cho ăn tại chuồng hay ủ chua hoặc dùng để chăn thả gia súc luân phiên, cắt lứa đầu 45-60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 30-35 ngày, cắt 5-10 cm cách mặt đất. Cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 4-5 năm. Cỏ còn là nguồn phân xanh cho kết quả rất tốt trên các vùng trồng dứa. Cỏ cạnh tranh rất khỏe với cỏ dại mọc lan trên mặt nước.

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 25 - 28)