CÂY ĐẬU FLEMINGIA (Flemingia macrophilla )

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 61)

L ỜI GIỚI THIỆ U

3. CÂY ĐẬU FLEMINGIA (Flemingia macrophilla )

3.1. Nguồn gốc

Cây đậu Flemingia còn gọi là cây đậu công, đậu Sơn Tây. Cây Flemingia có những tên khoa học đồng nghĩa là

Flemingia macrophilla hay Flemingia congesta, là cây tự nhiên có nguồn gốc ở châu Á, nhưng nó cũng được tìm thấy ở bán sa mạc Sahara châu Phi.

62 Flemingia là cây lâu năm, có khả năng tái sinh chồi rất tốt. Nó có thể sinh trưởng ở vùng có độ cao đến 2.000m so với mực nước biển. Cây cần lượng mưa tối thiểu khoảng 1000 - 2000mm, nhưng cũng có thể sống qua được những đợt khô hạn kéo dài. Nó chịu được những điều kiện tưới tiêu

kém, nhưng không phát triển tốt ở những nơi ngập úng lâu dài. Cây Flemingia thích ứng với điều kiện đất chua (pH = 3,4- 4,6), đặc biệt là cả trên loại đất sét và đất có đá ong, chịu được bóng râm như dưới tán cây rừng, dưới các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và chịu được lửa đốt.

3.3. Gieo trồng và chăm sóc

Chuẩn bị đất: Đất cần được cày bừa kỹ. Rạch hàng cách hàng 50cm. Hố cách hố 15-20cm.

Xử lý hạt: Năng suất hạt bình quân 120-130 kg/ha. Tỷ lệ nảy mầm 60-70%. Hạt đậu Flemingia nhỏ được bọc

63 lớp vỏ cứng, có sức đề kháng rất tốt với các yếu tố ngoại cảnh, khó nẩy mầm. Trong điều kiện khô hạn hạt có thể tồn tại trong đất 2-3 tháng, khi gặp ẩm nó mới nảy mầm. Để xúc tiến sự nảy mầm, cây phát triển kịp thời vụ, hạt nên được xử lý trước khi gieo theo một trong 2 phương pháp sau:

+ Xử lý bằng axit sunphuric: Ngâm hạt với axit sulphuric đậm đặc trong vòng 15 phút với tỷ lệ 1/25 (cho một kg hạt vào chậu hay bình bằng thủy tinh, sành sứ, đổ vào bình hạt đó 40ml axit sunphuric đậm đặc, quấy trộn đều).

Sau 15 phút đổ ra rá, dội nước rửa sạch axit mới đem gieo (cách ủ sẽ nói ở phần xử lý nước nóng). Chú ý đeo găng tay, kính mắt khi xử lý axit.

+ Xử lý bằng nước nóng: Ngâm hạt trong nước nóng 80-850C trong 15 phút (đổ nước sôi từ phích vào hạt). Sau đó đổ ra rá rửa sạch bằng nước lã, chà/xát hạt bằng lá tre trong vài phút, sau đó ủ hạt vào túi vải hoặc rổ rá. Trong thời gian ủ hàng ngày cần rửa hạt lại 1-2 lần. Sau 5-7 ngày khi hạt nảy mầm 30% thì mới đem gieo. Sau khi gieo hạt, nếu đất khô thì tưới nước trong 3 ngày đầu.

Ươm hạt: Nếu đất gieo trồng trong điều kiện khô hạn kéo dài thì nên gieo hạt đã xử lý ở trong vườn ươm để tưới

64

hàng ngày. Khi cây mọc cao 15-20cm, gặp thời tiết thuận lợi (trời mưa, đất ẩm, mát) thì mới đánh đi trồng.

Những nơi có điều kiện nên ươm trong bầu để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao hơn. Có thể ươm hạt từ cuối vụđông để khi đến thời vụ trồng đã có cây giống kịp thời.

Gieo hạt: Hạt được xử lý xong đem gieo trực tiếp vào hốđã bón phân và làm đất nhỏ, dùng tay hoặc cuốc phủ một lớp đất nhỏ và mỏng, giống như gieo đậu. Mật độ hạt gieo đối với trồng xen canh cải tạo đất là 5-6 kg/ha (4-5 hạt/hố); trồng làm hàng cây chống xói mòn thì mỗi hố gieo 6-8 hạt.

Trồng cây con: cây con từ luống ươm được đánh đi trồng với khoảng cách giữa các hố là 15-20 cm, mỗi hố trồng hai cây. Sau khi gieo trồng xong nếu đất khô quá, có điều kiện nên tưới cho đảm bảo.

Trồng cành giâm: Hàng năm cây cần được đốn vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân (khi có mưa xuân là tốt nhất). Khi đốn cây, chọn những cành cây mập bánh tẻ chứa nhiều mầm ngủ, chặt thành những đoạn hom dài 20-25cm, mang trồng thẳng vào các hốc đất hoặc các rạch đất đã chuẩn bị sẵn. Nếu thời tiết không thích hợp thì nên ngâm cành vào các luống đất gần nguồn nước tưới cho cành dâm ra rễ, chồi và chờ khi có mưa thì đánh ra trồng xuống vùng đất ẩm, mát. Mật độ trồng giống như trồng cây ươm.

65

Bón phân: Để giúp cây có sức sinh trưởng tốt nên bón lót phân chuồng với mức 6-10 tấn/ha, phân lân 200 kg/ha và phân kali 100 kg/ha.

Chăm sóc: Giai đoạn đầu khi cây con còn nhỏ bé, yếu, cỏ dại dễ lấn át làm cây không lên được, cho nên cần phải phân biệt, nhổ cỏ dại quanh gốc kịp thời. Khi cây cao 10-15cm thì nên vun gốc và xới xáo xung quanh gốc cây.

Thu hoạch: Có thể thu cắt chất xanh khi thân cao 0,8-1m thì cắt ngọn lá làm thức ăn cho bò, cắt chừa lại gốc cây cách mặt đất 30-35cm để cây tạo tán. Khi tán cành mọc cao lên 50cm (sau lần cắt trước 12-14 tuần), nếu có nhu cầu sử dụng thì lại cắt tiếp nhưng điểm cắt cao hơn điểm cắt trước 3-5cm. Thân lá cắt được sử dụng làm thức ăn cho dê, làm phân xanh hoặc phủ gốc cây lâu năm để tạo mùn.

Nếu muốn lấy hạt để nhân giống thì chỉ cắt lứa đầu, rồi để cây ra hoa kết quả. Qủa thường chín vào tháng 10-12. Khi chùm quả chín vỏ chuyển thành màu nâu nhạt thì hái về phơi kỹ, rồi đập vỏ và cho hạt tung ra khỏi vỏ quả. Hạt giống cần sảy sạch và phơi cho thật khô, bảo quản trong túi nilông, thùng có nắp đậy kỹ.

3.4. Năng suất và sử dụng

Tỷ lệ vật chất khô của phần ăn được (ngọn lá non) từ 25- 28% và protein thô từ 16-17,9% trong vật chất khô, cho nên cây này có tác dụng dùng làm thức ăn cho dê rất giá trị. Đặc biệt là cung cấp thức ăn xanh trong vụđông-xuân.

66

Cây tái sinh nhanh, cho năng suất chất xanh cao (4-5 lần cắt, cho 45-60 tấn tươi/ha/năm), mùa khô chiếm 30-40% tổng sản lượng cả năm. Năng suất chất khô tương ứng 11-12 tấn với 2-2,5 tấn protein thô/năm. Ngoài ra, lượng lá rụng ước tính 2-2,5 tấn tươi là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho đất trồng. Trong mùa mưa lựơng chất xanh lớn nên cắt ngọn lá đểủ phân xanh hay ủ ngay lên gốc cây ăn quả để giữẩm và tăng chất mùn.

Ngoài ra thân cây còn là nguồn chất đốt cho nông dân. Thân mọc cao tới 2,5m, có năng suất từ 16- 28 tấn thân cây khô/ha/năm.

Thành phần hóa học của thân lá: 25-28% vật chất khô; 15-18% protein thô; 35-38% xơ thô; 5-6% khoáng tổng số; tanin 2% (lá cao hơn cành). Tỷ lệ tiêu hóa chất khô và chất hữu cơ trên dê 50% và 62%.

Cây Flemingia có khả năng sử dụng cho bò thịt, bò sữa, trâu, dê... Gia súc thích ăn ở dạng phơi khô hơn. Bò có thể ăn 1 kg khô (4 kg tươi)/ngày; dê: 300-500 g chất khô; trâu 1,5-2,0 kg chất khô.. Tuy nhiên, nên phối hợp cây này với cỏ hoặc các loại thức ăn khác để tăng lượng ăn vào. Nên coi cây Flemingia như là nguồn bổ sung protein.

4. CÂY TRICHANTHERA

Tên khác: cây chè khổng lồ

Tên khoa học: Trichanthera gigantea

67 Nhập vào Việt Nam năm 1991 4.1. Đặc điểm Cây Trichanthera gigantea thuộc họ Acanthaceae và phụ họ Acanthoideae, có nguồn gốc từ chân đồi Andean, Colombia và cũng có thể tìm thấy nhiều nơi trên thế giới ở dọc suối hoặc vùng đầm lầy từ Costa Rica đến Nam Mỹ. Là cây thức ăn

có nhiều triển vọng vì nó thích hợp với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau từ độ cao 0 đến 2000 m so với mặt nước biển. Nó có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với lượng mưa hàng năm từ 1000 đến 2800 mm. Cây có khả năng phát triển tốt ở vùng đất axít (pH 4,5) và lượng phân bón thấp nhưng phải có khả năng thoát nước cao. Không phải là cây họ đậu nhưng cây Trichanthera gigantea

có khả năng sinh trưởng cao và chịu cắt toàn bộ nhiều lần. Cây có khả năng phát triển trong điều kiện trồng không được bón phân, có khả năng cố định ni tơ ở bộ rễ (Preston, 1991).

Cây gỗ, thân cao 4-5m, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, có nhiều mấu lồi nhỏ, phân bố thẳng hàng dọc theo

Hình 14: Cây chè khổng lồ (Trichanthera gigantea)

68

thân tạo nên 2-4 đường bên ở 2 phía của thân. Khi còn non thân mềm mọng nước. Sau 6 tháng sinh trưởng thân hóa gỗ cứng phía ngoài, màu nâu, phía trong mềm, nhưng không hóa bấc. Lá Trichanthera màu xanh sẫm mọc đối chéo chữ thập, lá đơn nguyên, giòn và hơi ráp. Khi khô lá ngã màu đen.

Trichanthera gigantea có khả năng ra rễ từ gốc đến ngọn, ngay cả một mẫu lá nhỏ. Tuy nhiên không có khả năng tạo thành cây mới. Khả năng nhân giống vô tính của

Trichanthera gigantea rất nhanh. Trong 6 tháng, từ một cây non ít nhất có thể cho ta 100 cây mới (không tính theo cấp số nhân). Trichanthera gigantea chỉ ra hoa ở miền Trung và Nam, nhưng không tạo thành quả và hạt, ở miền Bắc chưa thấy Trichanthera gigantea ra hoa. Cây thường ra hoa vào tháng 12 hàng năm.

4.2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của lá cây Trichanthera gigantea

cho gia súc khá cao. Hàm lượng protein thô trong khoảng 15 - 22 % và hầu hết là protein thực, hàm lượng can xi cao hơn so với các loại cây thức ăn khác. Hàm lượng và thành phần chất kháng dinh dưỡng alkaloids và tannin kết tụ không tìm thấy ở cây Trichanthera gigantea và hàm lượng saponin, steroid thấp. Hàm lượng phenol tổng số và steroid là 450 và 6,2 ppm.

69

Bằng phương pháp tiêu hóa dạ cỏ để xác định tỷ lệ tiêu hoá đối với cây Trichanthera gigantea thấy rằng tỷ lệ phân giải chất khô là 77%.

4.3. Kỹ thuật canh tác

Không cần thiết phải chuẩn bị kỹ đất trồng. Tuy nhiên, nên chọn những nơi có độẩm và dễ thoát nước và nơi có bóng râm. Cây Trichanthera gigantea rất nhạy cảm với phân đạm. Khi thiếu đạm là ngã màu vàng, nhưng chỉ một lượng nhỏ phân đạm cũng có thể làm lá xanh trở lại.

Trồng vào những tháng cuối mùa mưa (tháng 12 đến tháng 3 ở miền Trung).

Nhân giống bằng hom. Nên chọn hom bánh tẻ (không quá non hay quá già) với khoảng 2-3 mắt (dài khoảng 30-40 cm). Nên để qua đêm trước khi trồng.

Mật độ: trồng dày làm thức ăn thu cắt 50 x 40 cm (20-22.000 cây/ha).

Cách trồng: đặt hom nghiêng 450 so mặt đất, lấp đất đến mắt trên. Tưới nước sau khi đặt hom đểđất có độẩm và chặt hơn.

4.4. Thu hoạch và chế biến

Cây Trichanthera gigantea chịu được cắt liên tục nhiều lần trong năm vì hình thành nhánh non rất tốt. Tuy nhiên, tốc độ tái sinh chậm nên một năm chỉ có thể cắt 3-4 lần với năng suất chất xanh 70-80 tấn/năm. Thu hoạch lứa

70

đầu: 5-6 tháng sau khi trồng; lứa tiếp theo sau 2-3 tháng. Trong năm đầu có thể thu 4 lứa cắt, các năm sau 5-6 lứa. Cắt ngang phần thân lá mà gia súc có thểăn được.

Sau khi thu cắt nên để héo rồi mới cho gia súc ăn hoặc có thể ủ chua với cám hoặc bột sắn/bã sắn... theo tỷ lệ 3-5% cám (tính theo khối lượng lá tươi). Có thể phơi khô lá để làm bột cỏ cho gia cầm.

4.5. Sử dụng trong chăn nuôi

Nhiều đối tượng vật nuôi có thể sử dụng thân lá cây thức ăn này, như bò, dê, lợn, gà, cá... Ngoài cho ăn tươi còn làm bột lá, nhất là với gia cầm. Mặc dù năng suất

Trichanthera gigantea không cao nhưng phân bố sinh khối đều trong năm, đặc biệt có tỷ lệ lá cao vào lúc giáp vụ nên

Trichanthera gigantea là cây thức ăn xanh tốt trong vụ đông-xuân. Có thể sử dụng lá Trichanthera gigantea như là thuốc chữa bệnh táo bón cho gia súc mà không gây độc hại.

5. CÂY DÂU (Morus alba) 5.1. Đặc điểm chung

71

Cây dâu tằm (Morus sp.) là nguồn thức ăn truyền thống cho tằm, đã được con người chọn lọc và lai tạo nhằm tăng năng suất lá và phân bố khắp nơi trên thế giới. Hàm lượng protein ở lá và thân còn non biến động từ 15 đến 28% phụ thuộc giống. Hàm lượng chất khoáng cao và không có yếu tố kháng dinh dưỡng hoặc độc tố. Cây dâu có thể trồng bằng thân hoặc hạt và thu hoạch lá bằng cách ngắt lá hoặc cắt toàn cành. Năng suất phụ thuộc vào giống, nơi trồng (nhiệt độ, mưa và bức xạ mặt trời), mật độ, phân bón và kỹ thuật thu hoạch, nhưng xét trên danh nghĩa chất dinh dưỡng tiêu hóa thì dâu

Cây dâu t

Hình 15: Dâu cỏ

72

cho năng suất cao hơn các cây cỏ truyền thống.

Lá dâu có tính ngon miệng rất cao đối với dê, cừu, trâu, bò. Lượng ăn vào và sản lượng sữa của bò tăng lên khi có bổ sung lá dâu trong khẩu phần. Những đặc tính chung của cây dâu là: Cây lâu năm, sớm rụng lá, cây bụi hoặc cây to, lá mọc cách, mép lá có răng cưa, lá hình ngọn mác, nở hoa cụm đuôi sóc, hoa đơn tính, ít có hoa lưỡng tính trên cùng một cây hoặc khác cây. Thịt quả dày mọng nước.

Ở Việt Nam, dâu gồm nhiều giống:

• Nhóm dâu bầu • Nhóm dâu đa • Nhóm dâu cỏ • Nhóm dâu tam bội (đa bội) Ngoài ra còn có một số giống mới nhập nội đã được thuần hóa. 5.2. Kỹ thuật trồng

Có nhiều cách để nhân giống dâu: nhân giống dâu bằng hạt, nhân giống bằng hom ... Ở Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng, nhân giống bằng hom là phổ biến. Việc nhân giống bằng hom có nhiều ưu việt, đơn giản, dễ làm, người nông dân rất dễ dàng kiếm được hom để trồng.

Đất trồng dâu sau khi đã được làm tơi nhỏ, làm sạch cỏ dại. Độ sâu của đường cày từ 25-40cm, nếu có điều kiện thì cày sâu hơn, khi bừa thì chú ý điều chỉnh mặt bằng, vì cây dâu ở các vị trí trũng thường còi cọc.

73

Tùy theo chất đất, mật độ trồng mà ta có thể rạch hàng hoặc đào hố. Nói chung vùng đất đồi, đất cao nguyên thì nên đào hố còn đất bãi bồi ven sông thì rạch hàng.

Thời vụ trồng: Vùng duyên hải miền Trung nên trồng vào tháng 11-12, ở các vùng khác có thể sai lệch thời vụ 1-2 tháng.

Tiến hành chuẩn bị hom, dâu được chọn lấy hom phải là những cây dâu đã thành thục, dâu không mắc sâu bệnh. Sau khi đốn 3-4 ngày tiến hành chặt hom, hom chặt xong được bảo quản ở nơi râm mát, kích thước hom được chặt dài 30-35 cm, đường kính hom từ 0,8 - 1,2 cm, không lấy các hom ở phần gốc và phần ngọn, hom không được dập, sau khi chặt thì xếp thứ tự gốc ngọn để khi trồng khỏi bị lộn. Lượng hom trồng ước tính khoảng 5 - 6 vạn hom/ha.

Cách trồng: Ở một số địa phương miền Trung có truyền thống trồng dâu nuôi tằm là trồng theo hố, sau khi làm đất xong tiến hành đào hố và bón phân lót (phân bón lót chủ yếu là phân chuồng), kích thước hố được đào chừng 40 x 40 cm, khoảng cách giữa các hố và khoảng cách giữa các hàng là 0,5 x 2-2,2 m. Bón phân xong thường người ta lấp một lớp đất mỏng xuống hố, sau đó tiến hành trồng, hom được trồng nghiêng 450. Trồng nghiêng hom về hai phía dọc theo hàng, mỗi hố trồng từ 4-6 hom, đặt hom xong lấp đất kín chừa lại trên mặt đất khoảng 3 - 4 cm để cây dâu nãy mầm.

74

Phân bón: Phân hữu cơ: 20 tấn; phân lân: 400-500kg cho mỗi ha đất trồng dâu, nếu đất chua thì bón thêm vôi.

Hệ thống trồng dâu cũng tùy thuộc vào mục tiêu trồng dâu và hệ thống nông nghiệp. Đối với trồng dâu vào mục tiêu làm thức ăn gia súc thì có thể trồng xen với các cây họ đậu (cây cố định đạm) để tăng dinh dưỡng cho đất. Cây dâu cũng được bà con nông dân các vùng trồng xen với các cây hoa màu khác (ớt, lạc, ngô...), một số vùng trồng xen với cây bông. Bảng 2.3. Năng suất dâu ở một sốđịa phương

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 61)