CÂY MÍA (Saccharum officinarum)

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 43)

L ỜI GIỚI THIỆ U

8.CÂY MÍA (Saccharum officinarum)

8.1. Ngọn mía

Đặc điểm. Ngọn mía là sản phẩm phụ chủ yếu của công nghiệp mía đường, phần này thường để lại trên ruộng sau khi thu hoạch. Người ta thường sử dụng để làm giống, một phần sử dụng làm thức ăn cho gia súc.

Người nông dân cắt ngọn mía đốt sinh trưởng cuối của cây nhưng rất không đồng nhất, nên khá biến động về thành phần, đặc biệt là hàm lượng xơ. Ngọn mía gồm 3 phần chính: lá xanh, ngọn chồi, thân non, chiếm khoảng 18% phần trên mặt đất của cây mía. Hiện nay, năng suất mía là 70 tấn/ha thì ngọn mía khoảng 10-14 tấn tươi.

Sử dụng. Nếu sử dụng cho bò ăn thì có hai cách: ăn tươi bằng cách cắt ngắn; ủ chua cũng rất dễ. Mía thu hoạch theo mùa vụ nên việc ủ chua ngọn là rất cần vì dự trữ được lượng lớn. Tỷ lệ tiêu hoá lá mía thấp.

Cách ủ chua đơn giản nhất là ủ vào túi plastic nhỏ, hoặc hố ủ trên mặt đất 1-4 tấn, hố bê tông nhỏ 2-6 tấn hoặc hố lớn 100-4000 tấn. Mất mát vật chất trong quá trình ủ rất thấp (dưới 5%) và chất lượng khối ủ rất tốt. Ủ chua ngọn mía với 1-5% (khối lượng) rỉ mật và 1% sulfat ammon có chất lượng cao không thua kém cỏ ôn đới.

Ngọn mía ăn rất ngon miệng và lượng ăn vào lớn, tuy nhiên, hàm lượng protein thấp cần phải được bổ sung. Nếu

44

chỉ nuôi bằng ngọn mía thì gia súc giảm khối lượng hoặc chỉ đủ duy trì, hay có thể tăng trọng rất thấp. Nguyên nhân, gia súc chỉ chọn phần ngon đểăn, chừa lại phần lá hoặc ăn rất ít.

Người ta đã thử kiềm hoá hay xử lý với urê nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của ngọn mía như rơm. Chặt nhỏ ngọn mía làm giảm lượng ăn vào. Ủ chua với urê làm tăng nitơ và cải thiện cân bằng nitơ dạ cỏ ở bò. Nên ủ chua với lượng nhỏ thì có lợi về kinh tế hơn, khoảng 5 tấn có thể nuôi 3-4 con bò trong 1 tháng.

Nên bổ sung vào khẩu phần có ngọn mía một lượng N dễ tiêu và khoáng, và cung cấp các nguồn protein, hydratcarbon hoà tan và axit béo mạch dài có thể thoát qua (by-pass) sự lên men ở dạ cỏ để cân đối với nhu cầu sản xuất.

Bảng 1.11. Giá trị dinh dưỡng của ngọn mía (% theo VCK) Chất

khô

Protein thô Xơ thô Khoáng Mỡ DXKĐ

29,0 5,9 33,5 8,5 1,7 50,3

Một số thí nghiệm nuôi bò bằng ngọn mía và 1 kg bột khô dầu bông cho tăng trọng 0,52 kg/ngày , nếu không bổ sung khô dầu bông thì bò không tăng trọng. Nuôi bò đực thiến bằng khẩu phần có 1 kg gạo với ngọn mía cho tăng trọng 0,84kg/ngày (Ferreiro và Preston, 1982). Tuy nhiên, các kết quả trên vẫn ở dưới mức tiềm năng di truyền của gia

45

súc. Nhiều thí nghiệm kết hợp ngọn mía, bã bia, u rê và khô dầu bông cho tăng trọng tốt (1,4 kg/ngày).

Bảng 1.12. Thành phần axit amin thiết yếu của ngọn mía (% theo protein thô)

Arg Cys His Ils Leu Lys Met Phe Thr Try

4,0 0,2 4,3 2,4 5,2 4,6 0,3 4,9 2,9 1,3

8.2. Rỉ mật

Đặc điểm. Rỉ mật mía là sản phẩm phụ của quá trình tách chiết và làm tinh khiết đường kính trong sản xuất công nghiệp mía đường. Rỉ mật gồm 3 loại: A, B và C, chúng khác nhau cơ bản ở hàm lượng đường. Loại A có hàm lượng đường cao nhất và thấp nhất là rỉ mật C. Rỉ mật C là loại phổ biến trong thị trường.

Rỉ mật chủ yếu cung cấp nguồn năng lượng cho gia súc, trong khi đó hàm lượng N, xơ và mỡ rất thấp. Hàm lượng các axit amin không đáng kể (dưới 0,5% vật chất khô).

Sử dụng

Rỉ mật thường được sử dụng với tỷ lệ thấp 5-15% (vật chất khô) để cải thiện sự ngon miệng của thức ăn khô. Khi sản xuất thức ăn viên thì phối hợp khoảng 5-8% như chất kết dính. Phun dung dịch rỉ mật (3 phần nước và 1 phần rỉ mật) lên cỏ tươi hay cỏ khô làm tăng tính ngon miệng.

46

Do rỉ mật lên men nhanh chóng nên thường trộn 5% vào thức ăn ủ chua để kích thích quá trình lên men cũng như tăng tính ngon miệng.

Rỉ mật được sử dụng trong khẩu phần vỗ béo bò thịt như là “chất mang” cho các hợp chất N phi protein (NPN) và các phụ gia khác. Công thức này là: rỉ mật: 80-85%, urê: 10-15%, muối ăn: 2.5% và dicalcium phosphate: 5,5%.

Rỉ mật cũng có thể được sử dụng làm bánh đa dinh dưỡng có thành phần như sau: rỉ mật: 50%, urê: 10%, muối ăn: 5%, dicalcium phosphate: 5%, calcium hydroxide: 10% và xơ (rơm, cỏ khô băm nhỏ hay bả mía vụn: 20%). Có thể thay xi-măng cho calcium hydroxite nhưng cần trộn với nước trước khi phối trộn các thành phần khác; có thể dùng 8% urê và 2% ammonium sulphate để có thêm nguồn S cho vi sinh vật dạ cỏ.

Chú ý: sử dụng lượng lớn rỉ mật có thể gây độc cho gia súc. Nguyên nhân gây độc thường là do tốc độ lên men trong dạ cỏ quá nhanh và dẫn đến hội chứng toan huyết.

Bảng 1.13. Thành phần hoá học của rỉ mật (%) Loại rỉ mật VCK Protein Xơ Tro Mỡ DXKĐ Ca P A 77 1.9 0.0 4.6 0.0 93.6 0.62 0.03 B 78 2.5 0.0 7.2 0.0 90.4 0.80 0.04 C 83 2.9 0.0 9.8 0.0 87.4 1.21 0.06

47

8.3. Bã mía

Trong quá trình chế biến đường, sản phẩm phụ lớn nhất về khối lượng đó là bã và vụn bã mía. Quá trình chế biến thủ công lượng đường còn lại trong bã mía khá lớn và có giá trịđối với gia súc nhai lại.

Bã mía công nghiệp. Bã mía công nghiệp chứa khoảng 50% độ ẩm và 1,5-4% đường, hàm lượng N thấp, lignin cao (>20%) và tỷ lệ tiêu hóa rất thấp. Để tăng giá trị của bã mía, người ta sử dụng các phương pháp sau:

§ Xử lý bằng các phương pháp hoá học và vật lý § Trộn với các hydrat cacbon dễ tiêu như rỉ mật, hay

trộn với N hoặc protein

Xử lý hoá học với kiềm (sodium hydroxide) và khí ammonia hoặc urê. Để chuyển hoá urê thành khí amonia có thể phải sử dụng enzym urease. Một phương pháp xử lý để tăng tỷ lệ tiêu hoá là dùng hơi nước áp suất cao trong chế biến công nghiệp. Xử lý với áp suất hơi 14 kg/cm trong 5 phút làm tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô tăng từ 28% lên 60%. Thí nghiệm ở Colombia cho thấy, với khẩu phần bã mía xử lý nhiệt, bổ sung đậu Anh Đào (Gliricidia sepium) 2-3 kg/100 kg khối lượng và 1-2 kg cỏ khô cho ăn tự do hỗn hợp rỉ mật và urê (10% urê), bò tăng trọng 0,55-0,75 kg/ngày.

Các nhà máy đường ở Cuba đã có quy trình xử lý bã mía làm thức ăn cho gia súc. Công thức phối trộn: 60% bã mía vụn, 34,6% rỉ mật C, 2% urê, 0,2% muối ăn và 3,2%

48

nước. Khối thức ăn này phải được sử dụng ngay trong vòng 36 giờ. Hiện nay nhiều nhà máy sử dụng NaOH để xử lý bã mía vụn nhằm giảm rỉ mật. Sử dụng dung dịch NaOH 12% trong 5 phút sau đó thêm hỗn hợp rỉ mật/urê (10%). Xử lý bằng phương pháp này làm tăng tỷ lệ tiêu hoá từ 20 lên 50%.

Bã mía ép thủ công. Loại này khác với bã mía công nghiệp là chứa nhiều đường vì vậy, có giá trị cao đối với gia súc nhai lại. Thường cho bò ăn trực tiếp, đặc biệt bò cày kéo, bò sữa thấp sản hay bò vỗ béo. Đối với dê, cừu thì đây là nguồn thức ăn tốt. Nên bổ sung N và hydrat cacbon bằng hỗn hợp rỉ mật/urê, tấm, khô dầu bông, thức ăn xanh.

Bảng 1.14. Thành phần hoá học của bã mía (%) Thành phần VCK Pro Xơ Tro Mỡ DSKĐ Ca P Bã mía 99,2 1,0 50,1 2,5 0,3 46,1 Bã mía vụn 87,8 1,7 45,1 2,5 1,5 49,2 0,39 0,04 9. Cỏ tự nhiên Cỏ tự nhiên chủ yếu là các giống hòa thảo bản địa, có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên tại chỗ. Các loại cỏ họ đậu tuy vẫn có mặt nhưng thưa thớt và thường không cạnh tranh nổi với các cây cỏ hòa thảo. Tuy năng suất cỏ không cao, nhiều lúc, nhiều nơi rất thấp và biến động lớn theo mùa, song cỏ ở bãi chăn vẫn là một nguồn thức ăn quan trọng cho chăn nuôi gia súc nhai lại ở

49

nhiều khu vực trong nước ta và cần được quan tâm để tận thu tốt. Cỏ tự nhiên chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật... mọc ở gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, và trong công viên. Cỏ tự nhiên có thểđược sử dụng cho trâu bò ăn ngay trên đồng bãi hoặc thu cắt về nhà. Thành phần dinh dưỡng tùy thuộc rất lớn vào giai đoạn sinh trưởng, cơ cấu các loại cỏ, chất đất và mùa thu hoạch. Khi sử dụng nguồn thức ăn này cần lưu ý tránh cỏở những nơi có phun thuốc sâu, thuốc cỏ hoặc là nhiễm các chất độc khác.

Cỏ tự nhiên có tính ngon miệng cao đối với gia súc ăn cỏ. Giá trị dinh dưỡng có sự biến động lớn, hàm lượng protein thô trung bình 12% (diễn biến từ 6,8-21,6%), năng lượng trao đổi trung bình 9,1 MJ/kgVCK (diễn biến từ 8,7-9,8 MJ/kgVCK), hàm lượng xơ trung tính (NDF) trung bình 63,2% (diễn biến từ 49,4- 73,5%).

50

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ LOÀI HỌĐẬU VÀ CÂY GIÀU ĐẠM 1. CỎ STYLO (Stylosanthes sp.)

Phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ, từ Brasil nhập vào Australia những năm 1930, nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ II mới được

chú ý đến. Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát triển đáng kể ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã nhập vào nhiều nước như: Malaysia, Công-gô, Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây stylo nhập vào lần đầu vào năm 1967 từ Singapore, Australia. Các giống stylo đang gieo trồng:

Stylosanthes guianensis (common stylo): cây lâu năm

Stylosanthes hamata (Caribbcan stylo): cây hàng năm

Stylosanthes scabra (Shrubby stylo): cây lâu năm

Stylosanthes humilis (Townsville stylo): cây hàng năm

Cỏ Stylô (Stylosanthes guianensis

51 1.1. Đặc điểm sinh vật học Stylo là cỏ lâu năm, có loại hàng năm, thân đứng hoặc bò, cao tới 1m, ở khí hậu ẩm có thể tới 1,5m. Có khả năng ra rễ ở thân, khi già thường chuyển màu xanh sẫm hoặc tím. Lá chẻ ba, đầu tày, có

nhiều hoặc ít lông mềm. Lá dài 2-3cm rộng 5-10mm, tỷ lệ lá/thân = 5/7.

Loài nhập nội không có vòi cuốn. Những chồi thẳng có đốt ngắn, lá nhiều hơn cành ngang, hoa hình bông cuốn không sát nhau, thường có 70-1200 chùm, trên mỗi chùm có 5-9 hoa. Qủa đậu không có cuống, gồm 7-8 hạt có vỏ cứng, màu xám đen trọng lượng 1000 hạt khoảng 5-6 gam. Rễ phát triển sâu. Cây non mới mọc từ hạt phát triển chậm, dễ rụng lá và bị sâu hại trong 3-4 tháng đầu sau khi gieo. Nếu gieo vào cuối mùa khô thì sau khi gieo cây non phát triển nhanh, 5-6 tháng cây cao 1m hay hơn.

52

Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Cũng như các loại cây bộ đậu khác, cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giầu đạm để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại. Cỏ Stylo có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân giống, có thể vừa trồng bằng hạt, vừa trồng bằng cành giâm. Cỏ Stylo phát triển tốt khi nhiệt độ không khí trong khoảng 20-350C. Khi nhiệt độ dưới 50C và trên 400C cây phát triển kém. Cỏ Stylo phù hợp với chân ruộng cao và là loại cây chịu được khô hạn, không chịu được đất bị úng ngập. Độ ẩm không khí thích hợp là 70-80%.

Cỏ Stylo rất ít bị sâu bệnh và có thể phát triển trên nhiều loại đất, ngay cả ở vùng đất đồi cao. Chính vì vậy, ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn chất lượng cao cho gia súc nó còn được trồng để cải tạo đất và che phủ đất, chống xói mòn.

Năng suất xanh đạt 40-50 tấn/ha/năm.

1.2. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

- Thời vụ

Thời gian gieo trồng từ tháng 2 đến tháng 4 (nếu gieo bằng hạt) và vào tháng 8-9 (nếu giâm cành).

- Chuẩn bịđất

Làm đất kỹ như trồng cỏ voi (cày, bừa hai lần), cày sâu 15-20cm, bảo đảm đất tơi nhỏ, hạt đất có đường kính dưới

53

1cm chiếm 70-80%, hạt đất có đường kính 2-5cm chỉ chiếm 20-30%. Làm sạch cỏ dại.

- Phân bón

Mỗi ha cần bón:

+ 10-15 tấn phân chuồng hoai mục, bón lót toàn bộ theo hàng rạch.

+ 300-350kg super lân, bón lót toàn bộ theo hàng rạch. + 100-150kg clorua kali, bón lót toàn bộ theo hàng rạch.

+ 50kg urê, bón thúc khi cây đạt độ cao 5-10cm.

Nếu đất chua thì bón thêm vôi (0,5-1 tấn/ha) bằng cách rải đều khi cầy bừa. - Cách trồng và chăm sóc Có thể trồng cỏ theo hai cách: + Trồng bằng cành giâm: cắt cành dài 30-40cm, có 4-5 mắt, chôn xuống đất 20cm. Trồng hàng cách hàng 50-60cm, cây cách cây 3-5cm.

+ Gieo bằng hạt: sử dụng 4-5kg hạt giống cho một ha. Gieo hạt theo hàng rạch sau khi đã bón phân. Để cho cây chóng mọc, có thể ủ hạt trong nước nóng 60-700C, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

54

Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm và khi cây mọc cao 20-25cm thì nhổ ra trồng theo rạch với khoảng cách cây cách cây 15-20cm.

Trong trường hợp gieo hạt hoặc giâm cành, khi cây mọc cao khoảng 5-10cm thì tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại, đồng thời bón thúc bằng urê.

1.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

Gía trị dinh dưỡng của Stylo theo tháng tuổi, kỹ thuật canh tác. Bảng 2.1. Thành phần hoá học của cỏ stylô (%) Tính theo vật chất khô Thành phần Mẫu Chất

khô Pro Xơ Tro DXKĐ Mỡ Ca P

Tươi - 18,1 26,8 8,3 44,7 2,2 - -

Khô,2 tháng

24,0 16,7 31,7 10,0 39,9 1,7 1,6 0,6

1.4. Sử dụng

Thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, tức là lúc cỏ cao khoảng 60cm và thảm cỏ che phủ kín đất. Thu hoạch thường từ tháng 6 đến tháng 12. Khi thu hoạch cắt cách mặt đất 15-20cm. Thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2-2,5 tháng, lúc cây cao 35-40cm. Chu kỳ kinh tế 4-5 năm.

55

Cỏ Stylo có thể sử dụng cho gia súc ăn tươi trộn với cỏ họ hoà thảo hoặc phụ phẩm nông nghiệp và có thể dự trữ ở dạng khô, bột (cho gia cầm, lợn) hoặc ủ chua làm nguồn thức ăn bổ sung đạm cho gia súc nhai lại có ý nghĩa.

2. CÂY KEO DẬU (Leucaeana leucocephala) 2.1. Nguồn gốc 2.1. Nguồn gốc

Cây keo dậu còn có các tên khác Bình Linh, Táo Nhơn, Me.., có nguồn gốc ở Trung, Nam Mỹ và quần đảo Thái Bình Dương. Ở nước ta, keo dậu mọc tự nhiên ở những vùng ven biển dọc duyên hải miền Trung. Một số giống keo dậu được nhập vào nước ta từ năm 1980 bằng nhiều con đường khác nhau và nhập chính thức từ Australia năm 1990. Đây là một trong

những cây đậu, thân gỗ đa dụng, trong đó dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại rất có giá trị. Một số giống keo dậu thường thấy:

- Leucaeana leucocephala CV . Peru

- Leucaeana leucocephala CV . Peru. Cunningham - Leucaeana leucocephala CV . Peru Hawaii

56

- Leucaeana leucocephala CV . Peru Hawaiian Giant

2.2. Đặc điểm chung

Keo dậu là cây họđậu lâu năm, thân bụi hoặc thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 10m, lá rộng kép lông chim dài từ 15- 20cm. Lá chét của lá kép lông chim dài 10cm. Lá chét nhỏ, hơi thuôn xếp thành 11- 17 cặp dọc theo lá chét của lá chét lông chim. Hoa màu trắng – vàng và phát triển thành những quả phẳng dài 20cm chứa những hạt màu nâu đen, hình ovan, dài 6mm, 1 kg có khoảng 24.000 hạt. Rễ có thể đâm sâu từ 2,5-4m.

Keo dậu là cây chịu hạn rất tốt, có thể duy trì bộ lá

Một phần của tài liệu thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung (Trang 43)