M ở đầu
1. Vai trò công cụ của vectơ trong tri thức soạn giảng và thực dạy
1.1. Liên quan đến công nghệ lý thuyết
Trong việc chứng minh định lý về điều kiện đủ để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, tác giả đã không chứng minh mà chỉ phát biểu và xem như là một hoạt động. Ngoài ra, tác giả ít quan tâm đến bài tập 5 nhưng bài tập 5 được ứng dụng rất nhiều và hiệu quả trong một số kiểu nhiệm vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thực tế dạy học của giáo viên như thế nào?
Chúng tôi đã tham khảo và xin ý kiến của 25 giáo viên để biết giáo viên có quan tâm và cho học sinh giải bài tập 5 đồng thời hướng dẫn học sinh áp dụng bài tập 5 để giải một số bài tập với câu hỏi sau:
Câu hỏi 2. Sách Hình học 11 nâng cao lớp 11, trang 91 có bài tập 5 liên quan đến điều kiện cần và đủ để một điểm thuộc một mặt phẳng. Quý thầy, cô có cho học sinh của mình làm bài tập này không? (Vui lòng đánh dấu vào ô tương ứng và chỉ đánh dấu một ô duy nhất)
Có và còn cho thêm một số bài tập vận dụng Có nhưng không cho thêm bài tập vận dụng Có, nếu có thời gian cho phép
Không
Trường hợp khác (vui lòng ghi rõ): ………... Xin quý thầy, cô vui lòng giải thích lý do lựa chọn của mình: ………
Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Sự lựa chọn Số lượng
Có và còn cho thêm một số bài tập vận dụng (A) 0 Có nhưng không cho thêm bài tập vận dụng (B) 5 Có, nếu có thời gian cho phép (C) 12 Không (D) 7
Trường hợp khác: Học sinh giỏi có và cho thêm
bài tập; học sinh bình thường thì không (E) 1
Không có giáo viên nào chọn “Có và còn cho thêm một số bài tập vận dụng”. Điều này thể hiện giáo viên không tạo điều kiện và hướng dẫn cho học sinh biết khả năng vận dụng của bài tập 5 đối với một số bài toán hình học không gian lớp 11.
Có 19 giáo viên không cho học sinh làm bài tập 5 và 5 giáo viên cho học sinh làm nhưng chỉ với mục đích hoàn thành các bài tập trong phần bài tập của sách giáo khoa. Vậy 24 giáo viên không chú ý đến vai trò công nghệ - lý thuyết của bài tập 5.
Qua những gì đã phân tích trong sách giáo khoa, chúng tôi đã phần nào có thể lý giải cho việc không để ý đến bài tập 5 của 19 giáo viên. Một phần là do cách trình bày bài tập 5 trong sách giáo khoa, sau đó chỉ cho một bài tập nhỏ vận dụng trong sách giáo khoa và có ít bài tập áp dụng bài tập 5 trong sách bài tập. Sự bố trí này của tác giả sách giáo khoa trong tri thức cần dạy đã làm cho bài tập 5 trở thành kém quan trọng. Dẫn đến, trong tri thức soạn giảng của giáo viên cũng cho rằng bài tập này ít vận dụng. Đồng thời, đề thi đại học không có những dạng bài tập này nên giáo viên không quan tâm và không hướng dẫn học sinh.
Ngoài ra chúng tôi tổng hợp sự giải thích của giáo viên cho sự lựa chọn này như sau:
Sự lựa chọn
Lý do A B C D E
Tồng
cộng
Không đủ thời gian 3 1 4
Giảm tải của Bộ 1 1
Khó hoặc khó nên để học sinh tự tìm hiểu thêm 2 3 2 1 8
Không đưa ra lý do 1 2 2 5
Ít phổ biến hoặc ít vận dụng hoặc ít hưng thú 1 1 2
Tùy đối tượng học sinh 1 2 3
Mang tính chất tham khảo 1 1
Không cần thiết ở chương trình phổ thông 1 1
Học sinh ít nắm vững phương pháp vectơ 1 1
Là phần nội dung bài học nhưng không quan trọng 1 1
Không chấp nhận áp dụng kết quả một bài tập trong sách giáo khoa để giải các bài tập khác, muốn sử dụng phải chứng minh.
1 1
Lý do nhiều nhất là bài tập 5 khó nhưng rõ ràng bài tập 5 hoàn toàn không khó vì chỉ áp dụng sự đồng phẳng vừa mới học trong phần bài học.
Có 4 giáo viên trả lời không đủ thời gian, 1 giáo viên cho rằng do giảm tải của Bộ và 10 giáo viên chọn “Có, nếu có thời gian cho phép”. Điều này cho ta thấy quỹ thời gian hoặc ràng buộc của chương trình là một tác động đến sự lựa chọn của giáo viên trong việc soạn giảng. Nhưng có còn lý do nào khác?
Theo phân phối chương trình, §1 được dạy trong 2 tiết lý thuyết và có 1 tiết luyện tập; nghĩa là vẫn có thời gian để giáo viên giải bài tập tại lớp hoặc hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. Trong trường hợp thứ hai, giáo viên sẽ ưu tiên chọn những bài tập mà họ cho là quan trọng để giải tại lớp. Như vậy, cách trả lời “không có thời gian” chứng tỏ giáo viên xem bài tập 5 là kém quan trọng so với những bài tập khác.
Vì các kiểu nhiệm vụ T1, T2 xuất hiện nhiều trong hình học không gian lớp 11, sự vắng bóng của bài tập 5 trong tri thức soạn giảng và tri thức thực dạy chứng tỏ kỹ thuật giải các kiểu nhiệm vụ này sẽ không dựa trên yếu tố công nghệ - lý thuyết của bài tập 5.
Đặc biệt, có 5 giáo viên chọn phương án thứ ba hoặc phương án thứ tư nhưng không đưa ra lý do. Điều này cũng có thể chứng tỏ giáo viên cho rằng bài tập 5 không quan trọng, không vận dụng.
Như vậy, đa số giáo viên không muốn quan tâm và hướng dẫn cho học sinh biết sự ứng dụng kết quả bài tập 5 trong lời giải của một số bài tập trong sách bài tập nên dẫn đến học sinh cũng không để ý đến vai trò công nghệ - lý thuyết của vectơ. Vậy, giáo viên và học sinh ít quan tâm đến vai trò công nghệ - lý thuyết của công cụ vectơ khi giải các bài toán hình học không gian lớp 11.
Dù tác giả quan niệm rằng kiến thức vectơ quan trọng trong hình học không gian, chúng tôi nhận thấy sự sống của vectơ trong chương 3 rất hạn hẹp. Cụ thể, trong cấu trúc sách giáo khoa, tác giả chỉ dùng vectơ để chứng minh một định lý. Về mặt công cụ, vectơ có nhiều tiềm năng công nghệ - lí thuyết nhưng chưa được huy động triệt để trong chứng minh tính chất và lời giải bài tập. Điều này tiếp tục cho thấy độ lệch giữa tri thức cần dạy và tri thức thực dạy liên quan đến vai trò công nghệ - lý thuyết của vectơ.