Thực trạng chất lượng giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ

Một phần của tài liệu Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 57 - 66)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2Thực trạng chất lượng giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ

chủ chốt do cấp tỉnh quản lý ở Hải Dương

Những thành tựu đã đạt được.

Thứ nhất, kết quả về số lượng cán bộ được đào tạo:

Theo số liệu thống kê của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương cho thấy, tính đến hết quý II/2012, các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện tỉnh Hải Dương đã mở được 5.213 lớp với 519.034 lượt học viên. Kết quả mở

52

lớp hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. So với thời kỳ bồi dưỡng cán bộ của hệ thống trường Đảng cấp huyện, số lớp và số học viên tăng xấp xỉ 13 lần (thời kỳ bồi dưỡng cán bộ của hệ thống trường Đảng cấp huyện, tỉnh Hải Dương mở được 392 lớp bồi dưỡng cho 37.268 lượt học viên).

Chỉ tính riêng 5 năm gần đây (2006 - 2011), 12 Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, tỉnh Hải Dương mở được tổng số 2.455 lớp, bồi dưỡng cho 237.269 học viên. Trong đó, chương trình quán triệt Nghị quyết của Đảng mở được 79 lớp với số lượng tham gia học tập là 8.207 học viên, chương trình Bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên: 458 lớp, 43.436 học viên, chương trình Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ khối Đảng: 272 lớp, 23.774 học viên, chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Chính quyền: 150 lớp, 16.192 học viên, chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ khối đoàn thể chính trị - xã hội là 519 lớp, 52.040 học viên; chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ các Hội quần chúng và nhân dân: 248 lớp, 22.985 học viên; chương trình theo yêu cầu cấp ủy: 297 lớp, 26.992 học viên; chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, Đảng viên theo các chuyên đề: 432 lớp, 43.643 học viên.

Theo báo cáo tại Hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch năm 2014 ngày 19/2/2014 về kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2013, phương hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 2014, riêng năm 2013 Trường Chính trị tỉnh tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban giám hiệu đã chủ động chỉ đạo tích cực cùng với sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, thường trực các huyện, thị xã, thành phố, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đã đạt được kết quả tích cực và hiệu quả. Tổng số đào tạo và bồi dưỡng của năm 2013 là 61 lớp với 5931 học viên đạt 114% kế hoạch, trong đó các lớp trong kế hoạch tỉnh giao 48 lớp với 4878 học viên đạt 110% kế hoạch. Các lớp đào tạo bồi dưỡng ngoài kế hoạch tỉnh giao 13

53

lớp với 1053 học viên. Kết quả đào tạo trên đã góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và dự nguồn của các đơn vị, đồng thời đáp ứng được nhu cầu cơ bản về công tác tổ chức can bộ đối với đội ngũ cán bộ đương chức và quy hoạch dự nguồn của các đơn vị trong tỉnh cho những năm tiếp theo.

Thực hiện chỉ tiêu bồi dưỡng những cán bộ chủ chốt của tỉnh đã có trình độ lý luận trước đây, nhưng đến nay chưa nhận thức rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mới ở trong và ngoài nước.

Thứ hai, kết quả về chất lượng cán bộ được đào tạo

Thực hiện đổi mới phương thức dạy và học. Thời gian qua, các Trung tâm đã tích cực chủ động đổi mới phương thức dạy và học với phương châm làm sao đạt được hiệu quả thiết thực nhất, phương pháp lấy người học làm trung tâm, tất cả các bài giảng của giảng viên đều được soạn, giảng theo giáo án quy định, thống nhất theo hướng dẫn của học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong đó giảm phần lý luận, tăng cường nội dung kỹ năng thực hành trong từng bài giải được học viên đánh giá hiệu quả và thiết thực. Trên cơ sở nghiên cứu giáo trình, tài liệu, nhiều Trung tâm tiến hành khảo sát, điều tra, tập trung nghiên cứu những nội dung bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên đang cần. Mục đích là hướng về cơ sở, giúp cơ sở giải quyết những khó khăn vướng mắc. Đặc biệt giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, cách thức tiến hành giải quyết từng loại công việc cụ thể.

Trong quá trình giảng bài, các Trung tâm đã và đang áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy như phương pháp phát vấn đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp cùng tham gia…, bước đầu có hiệu quả tốt.

Trường Chính trị của tỉnh và các Trung tâm giáo dục lý luận chính trị đã quán triệt tinh thần học tập lý luận chính trị là gắn lý luận với thực tiễn, tổ

54

chức cho học viên tham quan mô hình hoặc nghe báo cáo thực tế trên nhiều lĩnh vực, như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mô hình chuyển đổi đất trũng sang đào ao thả cá, cánh đồng rau quả cho giá trị kinh tế cáo; tăng cường nâng cao dân trí và hiểu biết về lịch sử hào hùng bằng cách xem băng hình về: Cách mạng Nhung; Cách mạng da cam, diễn tập quốc phòng an ninh, nâng cao tinh thần tự vệ, hiểu biết về an ninh quốc phòng, thời sự chính trị.

Bên cạnh đó, Trường Chính trị Tỉnh và các Trung tâm thực hiện đổi mới việc phân công giảng viên hướng dẫn ôn tập. Hình thức tổ chức thảo luận trên lớp, giải đáp thắc mắc, hệ thống kiến thức và xác định kiến thức trọng tâm cũng được các Trung tâm thực hiện có hiệu quả, nề nếp trong nhiều năm qua. Thực tế cho thấy, qua trao đổi thảo luận đã kịp thời bổ sung được kiến thức chưa đầy đủ, làm phong phú thêm về lý luận và kinh nghiệm cho hoạt động của cán bộ ở cơ sở.

Thứ ba, công tác quản lý đào tạo

Tăng cường công tác quản lý học viên, phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố duy trì nghiêm ngặt công tác mở lớp, thời lượng giảng dạy và học tập lý luận chính trị.

Trường Chính trị Tỉnh và các Trung tâm đều thực hiện khá bài bản quy trình mở lớp theo các nội dung: khảo sát, lập kế hoạch, đăng kí và giao chỉ tiêu, thực hiện tiến độ chiêu sinh mở lớp, phân công bố trí bài giảng, giảng viên, tổ chức quản lý học viên, tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả, khai giảng bế giảng, cấp giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp cho học viên, gửi kết quả cho cấp ủy, cấp trên và về cơ sở...

Trong quá trình thực hiện các nội dung trong quy trình mở lớp, các Trung tâm đều nhận thức rõ tầm quan trọng việc bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, cấp trên, sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể cùng cấp, đặc biệt là sự phối hợp vào cuộc của cấp ủy cơ sở.

55

Ngoài ra còn chú ý tìm biện pháp tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch mở lớp như: Phối hợp để thường trực Đảng ủy các cơ sở đưa học viên lên khai giảng, đón học viên về sau bế giảng, mở các chương trình được cho là khó chiêu sinh trước, dễ chiêu sinh sau; lựa chọn một số chương trình (Sơ cấp lý luận chính trị phổ cập; chương trình bồi dưỡng chuyên đề, chương trình bồi dưỡng hội viên, Đoàn viên các Đoàn thể và nhân dân ...) đưa về mở lớp tại xã, hoặc cụm xã...

Thứ tư, khả năng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của học viên sau đào tạo.

Do quan tâm nâng cao chất lượng, có giải pháp đồng bộ trong giảng dạy, học tập nên chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được nâng cao. Sau mỗi chương trình kết quả đạt yêu cầu 100%, trong đó tỷ lệ học viên có kết quả khá giỏi thường đạt từ 70-80%.

Qua đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên và nhân dân đã thấm nhuần quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng một cách cơ bản, sâu sắc, đầy đủ và có hệ thống hơn. Nhiều học viên đã nâng cao trình độ tư duy lý luận, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao được năng lực, kỹ năng lãnh đạo, vận dụng kiến thức đã học vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Cụ thể là chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế đơn vị, địa phương phát triển.

Đồng thời, qua học tập, học viên nắm vững hơn nghiệp vụ, kỹ năng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có hiệu quả hơn.

Những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt do cấp cấp tỉnh quản lý ở Hải Dương

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Hải Dương vẫn còn những hạn chế, yếu kém, đó là:

56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, chất lượng đội ngũ giảng viên của các Trung tâm còn hạn

chế, chưa đảm bảo tỷ lệ giảng viên trực tiếp đứng lớp; đội ngũ giảng viên kiêm chức luôn có sự biến động, ít đầu tư thời gian cho nghiên cứu tài liệu và nâng cao chất lượng bài giảng. Khả năng truyền đạt của đội ngũ giảng viên chưa đồng đều, còn hạn chế về kiến thức và phương pháp sư phạm.

Thứ hai, phương pháp giảng dạy của các Trung tâm còn chậm cải tiến,

đổi mới, chưa gắn kết, vận dụng tốt giữa lý luận và thực tiễn, chưa phát huy được tính sáng tạo, tích cực chủ động của học viên vì vậy hiệu quả tiếp thu và vận dụng lý luận chính trị, nghiệp vụ chưa cao. Chưa đa dạng hoá hình thức giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học.

Thứ ba, về chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ tại

các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị chậm đổi mới, chưa cập nhật kịp thời những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn nên một số nội dung còn khô cứng, thiếu tính thuyết phục.

Thứ tư, Thực hiện công bằng xã hội còn nhiều bất cấp, tác động đến tư

tưởng, gây sự phân tâm trong cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan. ý thức tu dưỡng và rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên chưa cao, còn ngại đi học, tham gia học tập chưa nghiêm túc, chưa tích cực vận dụng lý luận và nghiệp vụ vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác.

Thứ năm, cơ sở vật chất, diện tích xây dựng các hạng mục công trình,

trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, sinh hoạt đầu tư cho các Trung tâm chưa đồng bộ, thiếu phòng học, phòng ăn, thư viện, phòng nghỉ cho giáo viên và học viên. Trang thiết bị dạy và còn học thiếu; một số Trung tâm có diện tích quá hẹp không đủ điều kiện cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng trong tình hình mới.

Kết quả và những tiến bộ đã đạt được; tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng

57

toàn quốc lần thứ IX đề ra cũng còn bộc lộ một số mặt hạn chế, yếu kém, thiếu sót, khuyết điểm chủ yếu sau:

Trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn một số hạn chế, thiếu sót. Tình hình tội phạm và các tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm, cờ bạc… gây nhức nhối trong xã hội.

Nền kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua có bước phát triển nhưng tốc độ chưa cao, chưa ổn định.

Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân còn thấp, hiệu quả quản lý điều hành chính quyền chưa cao. Cải cách hành chính còn chậm, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu còn kém hiệu quả.

Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vẫn là khâu yếu của nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong Tỉnh. Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng kết quả còn hạn chế.

Như vậy, bên cạnh những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, sự yếu kém về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là hậu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị. Bằng cách xem xét một cách thận trọng, khách quan, với phương pháp phân tích biện chứng, Đảng ta có những nhận định, đánh giá đúng đắn về thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh quản lý ở Hải Dương qua các văn kiện như: Văn kiện Đại hội VIII, Hội nghị Trung ương lần thứ 3, lần thứ 5, lần thứ 6 khóa VIII; Văn kiện Đại hội IX. Khái quát lại có thể thấy những yếu kém về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay được biểu hiện trên một số mặt sau:

Giảm sút ý chí, niềm tin, phai nhạt lý tưởng, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa xã hội, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; ý thức kỷ luật

58

kém, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí thoái hóa về tư tưởng chính trị gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tình trạng xa dân, không tôn trọng dân, không lấy kết quả chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân làm thước đo cho sự lãnh đạo và phẩm chất chính trị của mình. Tệ quan liêu, tham nhũng, bè cánh, cục bộ địa phương diễn ra ngày càng tinh vi và phổ biến. Lối sống sa hoa, hưởng lạc, lãng phí của công. Lợi dụng chức quyền, địa vị công tác và những kẽ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bòn rút của công, vun vén cá nhân, tham nhũng, nhũng nhiễu dân, coi trọng lợi ích thực dụng trước mắt, xem nhẹ lợi ích lâu dài.

Một số cán bộ, Đảng viên, cán bộ chủ chốt ở cơ sở lười học, lười nghiên cứu để nâng cao trình độ và năng lực công tác, tự thỏa mãn với năng lực của mình cho dù năng lực đó còn rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc dẫn đến tình trạng mơ hồ mất cảnh giác, mất đoàn kết khá nghiêm trọng chủ yếu vì chức quyền, bổng lộc. Tệ nạn mê tín có chiều hướng gia tăng trong không ít cán bộ, Đảng viên, cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

Từ những hạn chế trên thì chúng ta có thể nhận thấy rằng nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Hải Dương quản lý nhìn chung là do chưa nắm chắc lý luận Chính trị, lập trường chính trị chưa vững vàng nên chưa có sự vận dụng đúng đắn những quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước cũng như chưa thấy được những chức năng và nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh.

Một số bài học kinh nghiệm về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chôt do cấp tỉnh quản lý ở Hải Dương

Từ thực tiễn hoạt động của Trường Chính trị Tỉnh và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Hải Dương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

59

Thứ nhất, Luôn nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp, vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 57 - 66)