Quan niệm về chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 39 - 44)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2Quan niệm về chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán

cán bộ chủ chốt do cấp tỉnh quản lý

Từ sự nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị đối với sự nghiệp của đất nước, chúng ta phải có sự nhìn thẳng vào thực chất kết quả về chất lượng của công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chôt, nhất là từ cấp tỉnh trở xuống chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới. Đặc biệt là trong cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trở xuống, vừa chưa nhận thức thật đúng và rõ một số vấn đề lý luận chính trị và một số quan điểm, chủ trương của Đảng ta, pháp luật, chính sách của nhà

34

nước chưa biết chủ động vận dụng phần lý luận và quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước vào địa phương, cơ sở. Đặc biệt là cụ thể hoá nội dung vấn đề đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội... phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương mình một cách có kết quả thiết thực.

- Quan niệm về giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh quản lý

Giáo dục lý luận chính trị đối với cán bộ là quá trình trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đạt trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị theo quy định của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có nhận thức đúng đắn và có niềm tin vững chắc vào Chủ nghĩa Xã hội – Chủ nghĩa Cộng sản, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về đạo đức cách mạng, về chính trị, tư tưởng, tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, cán bộ quản lý của Nhà nước, xây dựng con người mới trong địa phương, cơ sở ...

- Quan niệm về nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt do cấp tỉnh quản lý

Trước hết, nước ta thông qua giáo dục lý luận chính trị để nâng cao trình độ nhận thức lý luận chính trị Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng ta ... trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt của toàn bộ hệ thống chính trị. Qua đó làm cho toàn bộ đội ngũ cán bộ đó thống nhất mục tiêu lý tưởng, cương lĩnh, đường lối, khắc phục mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, đồng thời, giáo dục lý luận chính trị cũng góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủ chốt từ Trung ương đến cơ sở. Từ một số nội dung chung nhất nêu trên, ta có thể

35

cụ thể hoá vấn đề: Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là :

Đổi mới phương thức và nâng cao yêu cầu của quá trình giáo dục lý luận chính trị , không ngừng đảm bảo tính khoa học, gắn với thực tiễn một cách phù hợp, hiệu quả.

Đó là quá trình chuyển từ “phương thức truyền thống cũ” (trong cơ chế cũ “xin - cho” đã ảnh hưởng đến cả lĩnh vực giảng dạy học tập theo phương thức mang tính một chiều, đơn điệu, áp đặt là giảng viên giảng chay, lý luận suông , học viên thụ động ghi chép, nhưng nhiều vấn đề chưa hiểu, học chủ yếu là để phó với thi cử...), sang phương thức và yêu cầu mới ngày càng cao là: phát huy dân chủ, công khai, bình đẳng, tính chủ động của cả giảng viên lẫn học viên. Theo đó, giảng viên gợi mở, hướng dẫn cho học viên chủ động, mạnh dạn suy nghĩ, tạo cho học viên có niềm tin khoa học, thực tiễn và hứng thú học tập nghiên cứu lý luận chính trị.

Không ngừng coi trọng, nâng cao tính thuyết phục khoa học và thực tiễn của nội dung chương trình, giáo trình, các tài liệu học tập... phù hợp với các đối tượng học viên cụ thể, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước, địa phương, ngành...

Bên cạnh đó, quá trình giáo dục lý luận chính trị luôn luôn cần đổi mới, đáp ứng những vấn đề, những yêu cầu mới. Mặt khác, ngay các đối tượng người học, (ở đây là đề cập đến cán bộ chủ chốt cấp tỉnh) cũng luôn có những biến chuyển, những trình độ và những nhu cầu, yêu cầu mới. Vậy thì các chương trình, giáo trình, các tài liệu giảng dạy, học tập mà không hoặc chậm đổi mới thì chắc chắn chất lượng giáo dục lý luận chính trị cũng giảm sút hoặc không đạt yêu cầu so với mỗi bước phát triển của đất nước và thế giới.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết và năng lực soạn, giảng, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tiễn của đội ngũ giảng viên, biểu hiện

36

cụ thể ngay trong quá trình lồng ghép vào giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ học viên...đạt kết quả giáo dục lý luận chính trị ngày càng cao hơn, luôn xác định là người học nhân vật trung tâm để mọi người, mọi tổ chức trong trường đều tập trung hướng vào đó mà phục vụ, song, các giáo viên, giảng viên cũng phải là nhân vật trung tâm, dưới góc độ trực tiếp truyền đạt, gợi mở, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh, học viên. Cho dù theo quan điểm đổi mới của nước ta và thế giới về phương pháp giảng dạy, học tập đã xác định yếu tố độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự học...của học sinh, học viên, nhưng gắn với việc xác định mới đó cũng chính là gắn với vai trò trực tiếp rất quan trọng của giáo viên, giảng viên trong quá trình thể hiện hết tâm huyết, trách nhiệm, luôn cải tiến, đổi mới không ngừng nâng cao...

Kết quả cuối cùng của quá trình nâng cao chất lượng giáo dục chính trị biểu hiện cụ thể ở đa số học viên có mục đích, thái độ học tập, rèn luyện tốt, trình độ nhận thức được kiểm nghiệm đúng thực chất và do đó đã nâng cao niềm tin khoa học đối với lý luận chính trị đã được trang bị, có khả năng liên hệ thực tiễn ngay trong khi học cũng như trong hoạt động thực tiễn sau khi tốt nghiệp.

Thực tiễn cho thấy, chỉ những học viên thể hiện rõ mục đích, thái độ học tập lý luận chính trị là giúp mình nâng cao nhận thức lý luận để làm tốt công tác mà mình được giao...sau khi ra trường. Mục đích, thái độ đó không hề chung chung, trừu tượng mà thường thể hiện ngay trong việc nghiêm túc chuẩn bị đọc tài liệu, nghiên cứ một cách tự giác, chủ động thắc mắc, học hỏi thày, bạn, tham gia thảo luận, tranh luận một cách xây dựng, nghiêm chỉnh, không ỷ lại thày.

Chất lượng thật sự của mỗi học viên về trình độ lý luận chính trị...cũng thể hiện rõ và cụ thể ở mỗi học viên chẳng những khi còn đang học mà quan trọng hơn ở việc theo dõi kết quả những học viên đó sau khi ra trường đã chủ động vận dụng lý luận chính trị vào thực tiễn công tác của mình trên một việc cụ thể, địa bàn và hoàn cảnh cụ thể...Vấn đề này cũng không hề trừu tượng,

37

nếu các trường, các cấp ở địa phương, cơ quan...biết kêt hợp giám sát cả quá trình sử dụng, phân công công tác, đánh giá kết quả và uy tín của mỗi cán bộ sau khi ra trường một cách thường xuyên, dân chủ công khai và đúng thực chất...

38

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT DO CẤP TỈNH QUẢN LÝ

Ở HẢI DƢƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 39 - 44)