Khái quát một số đặc thù của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 44 - 46)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1 Khái quát một số đặc thù của tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 45 km về phía Đông, phía Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng. Là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Với địa hình phong phú, đa dạng và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, Hải Dương với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa, lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.Trải qua nhiều lần hợp nhất và điều chỉnh lại địa bàn hành chính, đến nay Hải Dương có một thị xã ,10 huyện và 1 thành phố: Thị xã Chí Linh; Huyện Kinh Môn, huyện Kim Thành, huyện Thanh Hà, huyện Nam Sách, huyện Tứ Kỳ, huyện Gia Lộc, huyện Ninh Giang, huyện Thanh Miện, huyện Bình Giang, huyện Cẩm Giàng và thành phố Hải Dương. Trải qua những biến động của lịch sử, đơn vị hành chính của Hải Dương cũng có sự thay đổi.

Trong những năm vừa qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội

39

Đảng bộ tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2005 – 2010 với nhiều thời cơ và thách thức, thuận lợi về tình hình thế giới, trong nước, khó khăn trong tỉnh như hạn hán, thiên tai lũ lụt diễn ra liên tục ở một số địa phương, rét đậm rét hại nhiều ngày, bệnh dịch cây trồng lan rộng… với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và nhất là đội ngũ cán bộ Đảng viên chủ chốt cấp cơ sở và nhân dân trong tỉnh Hải Dương trong những năm qua đã đạt được một số thành quả to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục.

Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, cho nên nhân dân và cán bộ, Đảng viên của Hải Dương cũng giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh lãnh đạo, cho nên cũng qua đó mà sớm được tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó có vấn đề cơ bản nhất là đã gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Những truyền thống lịch sử vẻ vang của quê hương là di sản vô cùng quý giá được nhân dân Hải Dương trân trọng giữ gìn và phát huy từ đời này sang đời khác.

Có thể nêu một những dẫn chứng tiêu biểu và khái quát về lịch sử lâu đời cho đến nay của Hải Dương. Đó là những nơi còn ghi danh muôn thuở của thời các anh hùng dân tộc, danh nhân nổi tiếng như ở các vùng Kiếp Bạc, Côn Sơn Chí Linh…với Trần Hưng Đạo, Nguyến Trãi. Có Văn miếu Mao Điền ghi công danh bậc thày mẫu mực Chu Văn An và nhiều Tiến sỹ hiền tài của dân tộc ta. Có lịch sử ngàn đời của vùng đồng bằng rộng lớn - một phần “vựa lúa” thuộc đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình và hàng triệu nông dân hiền lành, chất phác, cần cù, bền bỉ, thông minh, yêu quê hương, đất nước … Biết bao giá trị truyền thống dân tộc vừa dựng nước vừa chống ngoại xâm giữ nước….gắn với truyền thống “văn minh lúa nước” vừa sâu sắc, phong phú đẹp đẽ và bền vững, vừa hào hùng khí phách…đã được bảo tồn, chọn lọc, phát huy ngay trên đồng ruộng Tỉnh Đông cho đến thời đại ngày nay, với các phong trào tiêu biểu như “Tiếng sấm đường 5”, “Chiếc gậy Trường Sơn”,

40

“Nghiêng đồng đổ nước ra sông”-khi lũ bão; tưới mát ruộng đồng khi nắng hạn…nhờ đại thuỷ nông “Bắc-Hưng-Hải” v.v…

Cho đến nay Hải Dương sau gần 30 năm đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết tập trung cho nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các đô thị, các khu công nghiệp, vừa phát huy nội lực trong tỉnh, trong nước, vừa thu hút đầu tư nước ngoài, từng bước cơ cấu lại kinh tế và đã có những thành tựu đáng khích lệ về mọi mặt. Tuy vậy, Hải Dương cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, yếu kém, trước hết và chủ yếu từ nguồn lực con người, trong đó, trước hết từ đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị của tỉnh…

Trước những thực trạng về cả hai mặt nêu trên và nhiều yêu cầu mới đang đặt ra ngày càng mới, phức tạp, đa dạng hơn, Hải Dương chỉ có thể tiếp tục phát huy tốt hơn những thành quả, khắc phục những hạn chế, khó khăn, yếu kém để phát triển nhanh, bền vừng và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa hơn thì trước hết phải có đội ngũ cán bộ chủ chốt có chất lượng cao hơn về mọi mặt, trong đó vấn đề nhận thức lý luận chính trị phải đặt lên hàng đầu ( như Nghị quyết Trung ương 4 ( khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ), cùng theo đó là năng lực về khoa học và công nghệ mới, năng lực lãnh đạo - quản lý, tổ chức thực tiễn …

Một phần của tài liệu Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)