Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH 8 TP.HCM (Trang 38)

Ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm có mức tăng trưởng khá và ổn định. Tuy nhiên, nguồn tăng trưởng chủ yếu là Nội tệ, nguồn huy động Ngoại tệ tăng trưởng khá chậm, do đặc điểm địa bàn Chi nhánh đa phần là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất gia công, hoạt động xuất nhập khẩu còn hạn chế.

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

VND 1388 75.50% 2299 82.77% 2756 80.36% Ngoại tệ 450 24.50% 434 15.63% 643 18.74%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Tuy nhiên, Chi nhánh đã có nhiều giải pháp tích cực như: tiếp cận các doanh nghiệp, các ngành chức năng để nhận các nguồn vốn từ nước ngoài (chủ yếu là nguồn ODA), xem xét nhận một số tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn dài của các Tổ chức tài chính khác, tiếp thị các nguồn ngoại tệ của khách hàng nước ngoài mua chứng khoán tại Việt Nam …

Cũng giống như cơ cấu vốn huy động theo thời gian,cơ cấu vốn huy động theo loại tiền gửi của VietinBank không có biến động mạnh, mà duy trì tương đối ổn định qua các năm. Và chiếm tỷ trọng lớn là nguồn tiền gửi VNĐ từ 75%-82%.

Giai đoạn 2009 – 2011, cơ cấu nguồn vốn huy động theo lọai tiền gửi của VietinBank có một sự thay đổi nhỏ, với xu hướng dịch chuyển từ nguồn vốn tiền gửi VNĐ sang nguồn vốn ngoại tệ, tuy nhiên sự dịch chuyển này không đáng kể.

Tỷ trọng nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 24.5% trong năm 2009 và giảm xuống còn 15.6% và 18.7% trong năm 2010 và 2011. Số tiền huy động bằng ngoại tệ qua các năm lần lượt là 450, 434, 643 tỷ trong 3 năm 2009, 2010, 2011. Số tiền huy động bằng ngoại tệ chủ yếu đến từ tiền gửi của các doanh nghiệp, các cá nhân có người thân ở nước ngoài và tiền gửi, vay của các tổ chức tín dụng khác.

2.3.4. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn NHTMCP VietinBank chi nhánh 8 TP.HCM

2.3.4.1. Đánh giá kết quả huy động vốn

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011

Vốn huy động 1838.0 2778.0 3430.0

Tổng tài sản 1939.7 2924.1 3658.0

Dư nợ cho vay 1286.6 1861.3 2298.1

Vốn huy động / Tổng tài sản 0.95 0.95 0.94

Dư nợ/ Vốn huy động 70% 67% 67%

Chênh lệch thu chi lãi / Chi phí phải trả lãi 0.72 0.61 0.56

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Trên cơ sở lý luận về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, ta có thể đánh giá hiệu quả huy động vốn tại VietinBank theo các chỉ tiêu đó như sau:

Tỷ lệ này đều xấp xỉ bằng 1 trong 3 năm từ 2009-2011, điều này cho thấy hầu hết tài sản của ngân hàng đều được tài trợ bằng vốn huy động.

Năm 2009, trung bình cứ 1 đồng tài sản của ngân hàng thì chỉ được tài trợ bởi 0.95 đồng vốn huy động, bước sang năm 2010 và năm 2011 thì con số này lần lượt 0.95 và 0.94. Điều này thể hiện ngân hàng hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực huy động vốn, trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đây là minh chứng cho tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng thương mại.

Dư nợ cho vay / Vốn huy động

Chỉ tiêu Dư nợ cho vay / Vốn huy động lại giảm đều qua các năm. Điều này cho ta thấy rằng mặc dù ngân hàng hoạt động khá là tốt trong lĩnh vực huy động vốn nhưng việc sử dụng nguồn vốn thì chưa thực sự hiệu quả lắm. Cụ thể trong năm 2009 thì ngân hàng dùng tới 70% số vốn huy động được để cho vay, nhưng bước sang năm 2010, 2011 thì con số này giảm sút còn 67%.

Chênh lệch thu chi lãi / Chi phí phải trả lãi

Bảng 2.7: Bảng kết quả thu, chi lãi

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Thay đổi 2010 so với 2009 Thay đổi 2011 so với 2010 Thu lãi 150.4 253.8 442.9 68.7% 74.5% Chi phí lãi 87.3 157.7 283.6 80.6% 79.9% Thu nhập - Chi phí 63.1 96.1 159.2 52.3% 65.6%

Chênh lệch thu chi lãi / (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí phải trả lãi 0.72 0.61 0.56 -15.6% -7.9%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nội bộ của NHTMCP CT – CN8 TP.HCM )

Qua các chỉ tiêu trên cho ta thấy, trong năm 2010 thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi đều tăng mạnh so với năm 2009, nhưng chi phí trả lãi tăng nhiều hơn cho nên làm chỉ tiêu Chênh lệch thu chi lãi / Chi phí phải trả lãi giảm mạnh từ 0.72 xuống còn 0.6. Điều

này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn giúp ngân hàng thu được 0.72 đồng lợi nhuận thu được trong năm 2009 và chỉ còn 0,6 đồng trong năm 2010 và 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm hiệu quả huy động vốn này là do trong năm 2010 hoạt động tín dụng của ngân hàng không tăng trưởng mạnh như huy động vốn khiến cho thu nhập từ lãi tăng ít hơn so với chi phí trả lãi và một lý do khác đó là có thể do chính sách của ngân hàng trong năm này là chú trọng vào công tác huy động vốn hơn là tín dụng. Bước sang năm 2011, tỷ chênh lệch thu-chi lãi/ Chi phí trả lãi giảm sút, chỉ còn 0.56, nguyên nhân là do mặc dù thu nhập lãi tăng mạnh nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của chi phí lãi.

Theo các chỉ tiêu trên ta có thể thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng rất lớn mặc dù trong những năm qua nền kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Ngân hàng đã chú ý tới công tác tiếp thị, quảng cáo thu hút khách hàng nhưng hoạt động huy động vốn không đạt hiệu quả bởi các chỉ tiêu cho thấy khả năng sử dụng và khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn huy động giảm theo thời gian. Nguyên nhân là do nguồn vốn khan hiếm nên các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động để tăng được lượng vốn lớn nhưng chi phí huy động cao đồng thời lãi suất cho vay cao, hoạt động kinh tế đình trệ nên rất ít các doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận tín dụng để mua sắm, mở rộng sản xuất.

2.3.4.2. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn

Thời gian qua, tình hình huy động vốn của ngân hàng có gặp khó khăn do ảnh hưởng của tốc độ tăng giá. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã phán đoán tương đối chính xác tình hình, từ đó có những giải pháp trong công tác huy động vốn nhằm thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn, thông qua các biện pháp tăng cường thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức, cá nhân như điều chỉnh lãi suất một cách linh hoạt. Chi nhánh luôn bám sát theo dõi thị trường, liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi VNĐ và lãi suất huy động ngoại tệ nhằm ổn định nguồn vốn huy động cho phù hợp với tình hình lãi suất diễn biến trên thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm huy động và nâng cao các tiện ích của sản phẩm huy động. Với sự hỗ trợ của NHCT VN, Chi nhánh đã cải thiện và nâng cao dần chất lượng thanh toán.

Trước tình hình huy động vốn từ dân cư gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh đã tập trung khai thác nguồn tiền gửi thanh toán của các Tổ chức kinh tế và cá nhân. Đối với nguồn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế, Chi nhánh thu hút khách hàng bằng dịch vụ thu tiền lưu động, tăng cường nhân viên thu tiền trực tiếp tại các địa điểm khách hàng yêu cầu. Biện pháp này buộc khách hàng phải gắn chặt vào ngân hàng, từ đó tạo sự bền vững và phát triển ổn định, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua mạng, …Chính vì vậy, Chi nhánh đã giữ vững ổn định được nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của khách hàng và luôn có nguồn vốn thừa để đưa về Trụ sở chính.

2.3.4.3. Những khó khăn tồn tại trong công tác huy động vốn

Nằm trên địa bàn TP.HCM, một trong những trung tâm thương mại lớn vào bậc nhất của nước ta, là nơi có hoạt động kinh tế sôi động và mật độ các chi nhánh dày đặc nhất trên toàn quốc, NH TMCP CTVN – CN8 TP.HCM cũng như các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác đều phải chịu đựng một áp lực cạnh tranh rất gay gắt. Không chỉ là cạnh tranh giữa các TCTD khác nhau mà còn phải cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác ngoài ngân hàng như: tiết kiệm bưu điện, các loại hình bảo hiểm trong và ngoài nước, các Tổ chức tài chính (TCTC) khác,… Với tốc độ cổ phần hóa diễn ra khá mạnh, nhu cầu mua cổ phần tăng lên đáng kể,đây là một trong những kênh thu hút lượng vốn khá lớn trong dân cư tham gia loại hình này làm cho nguồn vốn huy động của các ngân hàng bị vơi đi.

Ngoài ra, việc mở cửa thị trường tài chính đã làm tăng số lượng ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý. Do đó áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các quy định đối với các TCTC nước ngoài, nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, pham vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các TCTC Việt Nam còn yếu kém. Đây là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm không chỉ riêng trong hoạt động huy động vốn.

Hiện nay giá vàng vẫn đang diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng gián tiếp đến công tác huy động vốn, do tâm lý mua vàng dự trữ, đồng thời tác động trực tiếp đến thị trường

bất động sản làm cho nhu cầu vay vốn giảm, điều đó đồng nghĩa với việc công tác huy động vốn và công tác tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn có bước phát triển tốt. Một số Ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ, bán cổ phiếu cho các Ngân hàng nước ngoài, nhằm mở rộng quy mô họat động, ứng dụng công nghệ hiện đại và các dịch vụ mới. Đáng quan tâm nhất là việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước đã và đang tạo áp lực rất lớn về nhu cầu tự đổi mới của NH TMCP CTVN. Trong khi đó, sự cạnh tranh khách hàng giữa các chi nhánh trong hệ thống NH TMCP CTVN cũng ngày càng gay gắt. Nếu như cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại với nhau chủ yếu vì lợi ích kinh tế thì cạnh tranh trong nội bộ NHCT VN ngoài lợi ích về kinh tế còn có những yếu tố khác như: thành tích, thi đua,…

NH TMCP CTVN – CN8 TP.HCM trong những năm qua đã tổ chức tốt hoạt động kinh doanh, nhất là công tác huy động tiền gửi, nguồn tiền gửi tại chi nhánh luôn giữ nhịp độ tăng trưởng, đây là những thuận lợi cơ bản trong kinh doanh của chi nhánh. Do sự nỗ lực không ngừng nâng cao và cải tiến sản phẩm, nên chi nhánh đã đưa ra được nhiều sản phẩm và tiện ích mới đáp ứng được nhu cầu luôn đổi mới và yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

2.3.5. Kết luận

Nhìn chung tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong ba năm qua chịu ảnh hưởng khá lớn từ tình hình kinh tế cũng như những chính sách, chủ trương của NHNN và của VietinBank nói chung. Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh rất ổn định, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng với hình thức gửi tiết kiệm là chính thì kỳ hạn ổn định, lãi suất hợp lý… giúp Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.

Cơ cấu vốn huy động của ViettinBank khá ổn định, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là nguồn huy động từ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế với hình thức gửi tiết kiệm là chính thì kỳ hạn ổn định, lãi suất hợp lý… giúp Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIETINBANK CHI NHÁNH 8 TP.HCM

Năm 2011, Chi nhánh cần nỗ lực tập trung thực hiên mục tiêu tăng trưởng và ổn định các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn trong dân cư để đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế với mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; đầu tư hiện đại hóa, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng đủ năng lực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chi nhánh cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt những mục tiêu, giải pháp trọng tâm sau:

3.1. Nâng cao vị thế cạnh tranh của chi nhánh:

Niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng là rất quan trọng, đây là mối quan tâm hàng đầu trong vấn đề sống còn và phát triển của ngân hàng. Ngân hàng có huy động nguồn vốn được nhiều hay không là do ở lòng tin của khách hàng. Hơn nữa trong xã hội ngày càng phát triển và hội nhập Thế giới như ngày nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, thì việc tạo ra một thương hiệu, một hình ảnh riêng trong lòng dân chúng là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu.

Ngân hàng trước hết phải là nơi có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, rộng rãi,dễ tìm thấy, phải tạo được ấn tượng đối với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bởi khách hàng sẽ nghĩ rằng một nơi đồ sộ, hiện đại sẽ có thể bảo đảm an toàn tài sản của mình, và họ sẽ an tâm gửi tài sản của mình vào đó. Chính vì vậy, NH TMCP CTVN – CN8 TP.HCM cần tạo dựng cho mình một hình tượng đẹp trong lòng khách hàng, không chỉ có trụ sở đẹp và khang trang, tiện nghi không thôi, mà các phòng giao dịch cũng phải làm hài lòng khách hàng, phải có bề ngoài thật sang trọng để thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Công việc kinh doanh của ngân hàng luôn gắn với tiền bạc nên phải luôn luôn an toàn chính xác. Mọi thắc mắc của khách hàng phải được giải quyết một cách hợp tình hợp lý sao cho “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

Ngày nay, cuộc sống của người dân đang dần được cải thiện từng bước, thu nhập bình quân theo đầu người vì thế cũng tăng lên đáng kể, do đó nhu cầu về tiền gửi của người dân rất đa dạng và phong phú. Vì thế, muốn khai thác, huy động các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng, đòi hỏi Chi nhánh phải đáp ứng một cách thỏa đáng nhu cầu của khách hàng là họ có thể tìm kiếm ở chi nhánh một loại hình huy động nào đó phù hợp với mong muốn của họ.

Chính vì vậy, ngoài việc tiếp tục sử dụng và hoàn thiện dần các hình thức huy động truyền thống, ngân hàng cần tiến hành chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo hướng thỏa mãn tối đa nhu cầu tiền gửi của khách hàng bằng cách mở rộng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm với nhiều thời hạn, nhiều loại lãi suất, với nhiều phương thức gửi và thanh toán khác nhau,… nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho ngân hàng.

3.3. Đối với khách hàng cá nhân

Nhu cầu chủ yếu của đối tượng khách hàng này là an toàn, sinh lợi, tiết kiệm để sử dụng cho tương lai hoặc khi cần thiết, ngoài ra họ còn muốn được sử dụng những tiện ích thanh toán qua ngân hàng. NHCT – CN8 TP.HCM có thể mở rộng hình thức đa dạng tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, các kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi sử dụng thẻ, kỳ

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH 8 TP.HCM (Trang 38)